Xác định việc làm - công cụ hữu hiệu quản lý nhân sự

08:02, 17/01/2014

(Xuân Giáp Ngọ)- Xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là một nội dung lớn trong chủ trương của Chính phủ về cải cách công vụ công chức. Đây cũng là tiền đề để tiến tới xác định vị trí việc làm của công chức trong các cơ quan hành chính.



Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh cùng đoàn công tác và lãnh đạo huyện Xín Mần kiểm tra công tác cải cách thủ tục hành chính tại xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần. Ảnh: PHI ANH


Tất cả sẽ là bước khởi đầu để chuyển đổi phương pháp quản lý nguồn nhân lực trong bộ máy Nhà nước từ mô hình chức nghiệp hiện tại sang mô hình vị trí việc làm với nhiều tính ưu việt. Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, xác định vị trí việc làm gồm 8 bước: Thống kê công việc phải làm, phân nhóm công việc, xác định các yếu tố ảnh hưởng, thống kê chất lượng đội ngũ, xác định và phân loại vị trí việc làm, xây dựng bảng mô tả công việc, xây dựng khung năng lực, xác định ngạch công chức và xây dựng đề án vị trí việc làm. Sau khi thực hiện các bước này mỗi cơ quan, đơn vị đưa ra dự kiến số lượng biên chế cho từng vị trí việc làm.


Việc xác định vị trí việc làm là một bước chuyển trong công tác quản lý công chức, viên chức từ hệ thống quản lý theo chức nghiệp sang quản lý trên cơ sở kết hợp tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm. Qua đó, giúp cho việc tuyển dụng tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Việc xây dựng hệ thống vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là một vấn đề mới, đòi hỏi phải có quyết tâm cao. Cùng với đó, thực trạng bố trí, sử dụng công chức, viên chức dựa trên thâm niên, kinh nghiệm công tác, tình trạng công chức, viên chức làm trái ngành, trái nghề so với chuyên môn đào tạo là phổ biến. Vì vậy, khi xác định vị trí việc làm sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp đội ngũ. Chính vì vậy, để thực hiện được mục tiêu đổi mới phương pháp quản lý, sử dụng, đánh giá công chức, viên chức của tỉnh đề ra, đòi hỏi quyết tâm chính trị của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và ý thức của mỗi công chức, viên chức trong toàn tỉnh. Từ đó, xác định thực trạng về tổ chức, mạng lưới và vị trí việc làm trong các cơ quan, đơn vị để có kế hoạch phân bổ, điều chỉnh, bổ sung nguồn nhân lực, bố trí biên chế phù hợp với từng đối tượng; gắn vị trí việc làm với ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của từng cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của từng cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh. Trên cơ sở đó, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch sử dụng, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị, phát huy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Ngoài ra, việc đổi mới phương pháp quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên từng lĩnh vực cụ thể; sắp xếp bố trí nhân lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo khoa học, hiệu quả, công khai, minh bạch, phát huy năng lực, khả năng công tác của cán bộ công chức, viên chức ở từng cơ quan, đơn vị. Do đó, việc xây dựng đề án vị trí việc làm là cơ hội giúp đơn vị sự nghiệp công lập rà soát lại tổ chức bộ máy, đội ngũ viên chức và xác định từng vị trí trong tổ chức gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Công việc này còn giúp đơn vị tránh tình trạng định sẵn nhân sự rồi mới tạo ra công việc và tránh sự chồng chéo khi phân công, giao việc. Nhờ đó, khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực. Mặt khác, xác định vị trí việc làm giúp cho viên chức thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức, không thể đùn đẩy, thoái thác công việc. Theo đó, các sở, ngành và tương đương đã phối hợp, thực hiện tốt công tác nội vụ theo phân cấp. Thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn và các tổ chức trực thuộc sở, ngành theo đúng quy định. Chủ động triển khai, thực hiện việc bố trí, sắp xếp, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức và việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng tích cực, phù hợp. Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo quy định, tạo sự chủ động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; sử dụng ngân sách được giao có hiệu quả...


Trâm Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Đích đến” vượt kế hoạch thu ngân sách
(Xuân Giáp Ngọ)- Ngành Thuế triển khai thực hiện dự toán thu NSNN năm 2013 trong tình hình kinh tế - xã hội cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng chưa thực sự ổn định, còn gặp nhiều khó khăn, việc cắt giảm đầu tư công của Nhà nước tiếp tục thực hiện, vốn thanh toán đối với xây dựng cơ bản thấp hơn nhiều so với những năm trước đây, do đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp
17/01/2014
Trường CĐSP tỉnh tặng quà cho các hộ nghèo xã Thèn Chu Phìn
(HGĐT)- Chiều ngày 16.1, Đoàn cán bộ, giảng viên Trường CĐSP tỉnh đã đến thăm và tặng quà tết cho các hộ nghèo của xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì.
17/01/2014
Hoàn thiện nền hành chính phục vụ nhân dân
(Xuân Giáp Ngọ)- Cải cách hành chính (CCHC) được coi là khâu đột phá, chìa khóa thành công để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI), hướng đến xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại hóa, thực sự là nền hành chính phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
17/01/2014
“Cuộc chiến” chống tảo hôn ở Mèo Vạc
HGĐT- Tình trạng tảo hôn (TH) và hôn nhân cận huyết đang là “vấn nạn” diễn ra ở Mèo Vạc bấy lâu nay, trở thành một rào cản và ảnh hưởng lớn đến công tác XĐGN ở địa phương. Để tìm ra lời giải cho vấn đề này, mới đây huyện Mèo Vạc đã tổ chức cho cha mẹ và học sinh từ lớp 7 trở lên ký cam kết tại trường học và các xã trên địa bàn, quyết tâm đưa việc phòng, chốngTH thành một...
15/01/2014
Cách tìm tìm việc chất lượng tại VietnamWorksTổng hợp cv cho nhiều ngành nghề ngân hàng tuyển dụng mới nhất