Giảm nghèo ở xã Pả Vi

16:59, 10/01/2014

HGĐT - Cuối năm 2012, toàn xã Pả Vi (Mèo Vạc) có 303 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 52,79% tổng số hộ dân. Đến tháng 11 năm 2013, có 21 hộ nghèo của xã đã thoát nghèo. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng CSXH, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu tự vươn lên của các hộ nghèo trên địa bàn xã.


Là xã thuần nông của huyện Mèo Vạc, với diện tích đất gieo trồng là 974,2 ha, gồm 579 hộ với trên 2.700 nhân khẩu được phân bố ở 6 thôn. Từ nhiều năm trước, người dân nơi đây quen trồng lúa, ngô và canh tác theo chu kỳ một năm hai vụ, phần diện tích trồng rau màu chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết bất lợi. Không có nghề truyền thống, thiếu vốn và ít kinh nghiệm trong kinh doanh dịch vụ nên tỷ lệ hộ nghèo của xã khá cao. Đến năm 2013, số hộ nghèo của xã là 282 hộ, chiếm tỷ lệ 48% số hộ trong xã.

 

Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc XĐGN bền vững, Đảng ủy, UBND xã đã quyết tâm thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ; những bước đi, cách làm cụ thể như: Giao nhiệm vụ cho các tổ chức đoàn thể, từng đảng viên trong xã tìm hiểu, khảo sát từng hộ nghèo, cận nghèo...; để tìm ra nguyên nhân chính việc những hộ này khó khăn trong việc thoát nghèo. Qua khảo sát, trong tổng số hộ nghèo, phần lớn là do thiếu vốn, tỷ lệ hộ được tiếp cận vay vốn còn thấp, thiếu phương tiện, công cụ sản xuất, kiến thức KHKT, thiếu sự tư vấn...; một số hộ nghèo do có người nhà bị bệnh hiểm nghèo, người già không lao động được. Xã không có trường hợp nào nghèo do không chí thú làm ăn, cờ bạc, rượu chè bê tha...

 

Từ việc tìm ra nguyên nhân, Ban chỉ đạo giảm nghèo xã đã thực hiện theo từng giải pháp: Với các hộ thiếu vốn thì tạo điều kiện cho họ tiếp cận nguồn vốn vay ở các Ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng CSXH huyện để họ có vốn phục vụ sản xuất, chăn nuôi; những hộ không có tư liệu sản xuất và vốn, thì ngoài việc tranh thủ từ các nguồn vốn vay, giải quyết việc làm, còn vận động các tổ chức đoàn thể trong thôn, dòng họ giúp đỡ thông qua việc hỗ trợ vốn cho vay với lãi suất thấp, cho mượn đất sản xuất, giúp đỡ ngày công...; đối với những hộ nghèo không có nhà ở thì xã hỗ trợ tiền xây nhà; vận đông các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện giúp đỡ mở các lớp chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt, hướng dẫn kế hoạch sản xuất, cách làm ăn hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho hộ nghèo có ý thức vươn lên thoát nghèo bền vững. Qua kiểm tra, rà soát định kỳ cuối năm, các hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn đều phát huy được hiệu quả đồng vốn vay và không xảy ra hiện tượng nợ quá hạn.

 

Ông Sùng Mí Tủa, thôn Pả Vi Thượng tâm sự: Trước đây, gia đình ông có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, có mảnh đất bố mẹ cho nhưng không đủ khả năng xây nhà nên phải ở căn nhà tạm bợ để che nắng che mưa qua ngày. Hàng ngày vợ chồng chỉ mong chờ vào vườn rau để mang ra chợ bán để có cái ăn. Ðược sự giúp đỡ của chính quyền xã, đầu năm 2013, gia đình ông được hỗ trợ hơn 20 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH, từ đó gia đình ông có vốn để đầu tư hiện nay ông đã có 2 con bò sinh sản, 1 con lợn nái và 1 mảnh vườn 200 m2 để trồng các loại rau... Giờ thu nhập của gia đình ông bình quân mỗi năm khoảng 20 triệu đồng/năm. Tuy chưa phải là thu nhập cao nhưng với số tiền này, vợ chồng ông tiết kiệm trong chi tiêu, có thể để ra được một chút gom dần trả nợ Ngân hàng.

 

Anh Dương Văn Phong, chủ tịch UBND xã Pả Vi cho biết “Tỷ lệ hộ nghèo của xã những năm gần đây giảm đáng kể. Năm 2013, xã có 282 hộ thoát nghèo trên tổng số 303 hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo còn 48%). Đến tháng 11.2013 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 48%, đạt tiêu chí thứ 11 trong bộ tiêu chí Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

 

Cũng theo anh Phong, kinh nghiệm để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững và giúp họ vươn lên tự làm giàu trong điều kiện hiện nay là: Đảng ủy, chính quyền cùng toàn thể các tổ chức, đoàn thể, từng đảng viên trong xã phải cùng vào cuộc; tìm nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ, trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thể giúp đỡ, hỗ trợ; tuyên truyền, giáo dục đến toàn dân ý nghĩa của việc giảm nghèo bền vững; đưa những mô hình, cách làm hay về sản xuất nông nghiệp đến người dân. Đây cũng là cách làm hay để giúp những hộ nghèo và nhân dân trong xã nhận thấy được hiệu quả, qua đó tránh sự ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước.


Bài, ảnh: Tuấn Việt

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Bắc Mê hối hợp với huyện Bảo Lâm giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác vàng trái phép ở Nà Nôm
HGĐT- Như Báo Hà Giang số ra ngày 8.1 đã đưa tin về việc người dân khắp nơi ồ ạt kéo về khai thác vàng trái phép ở thôn Nà Nôm, xã Đường Âm (Bắc Mê).
10/01/2014
Những sự kiện nổi bật của giới trẻ năm 2013
Năm 2013 khép lại, điều gì đọng lại trong bạn? Bình chọn của Ban Thanh niên báo Tiền Phong sẽ giúp bạn đọc trẻ nhìn lại những điều khó quên trong năm qua và chính các bạn là những người làm nên những sự kiện ấy.
10/01/2014
Giảm nghèo từ những chính sách hợp lòng dân
HGĐT- Trong 7 năm (2005-2012), các chính sách về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 51,05% (đầu năm 2006) xuống còn 15,12% (cuối năm 2010 -theo tiêu chí cũ), đến hết năm 2012 giảm còn 30,13%, tương đương với 48.011 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015). Kết quả có được là nhờ sự linh động, sáng tạo của
08/01/2014
Người dân Lũng Hồ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước
HGĐT- Giống như nhiều xã vùng cao trên Cao nguyên đá Đồng Văn, nguồn nước sinh hoạt và sản xuất ở Lũng Hồ (Yên Minh) rất khan hiếm, nhất là vào các tháng mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch). Trong những năm qua, được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, xã đã được xây dựng 4 hồ treo chứa nước và một đường dẫn nước sạch từ khe núi xuống khu dân cư. Điều đó đáp ứng phần
08/01/2014