Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh về: Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Điện:
- Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành của tỉnh;
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.
Thực hiện công điện số 106/CĐ-BYT, ngày 10/01/2014 của Bộ Y tế về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9).
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình dịch bệnh cúm A(H7N9) tại Trung Quốc đang có diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao trở lại, riêng trong tháng 11 và 12 năm 2013 đã ghi nhận 10 trường hợp mắc mới. Tích lũy từ tháng 3 năm 2013 đến 06/01/2014 ghi nhận 152 trường hợp mắc cúm A(H7N9), trong đó có 48 trường hợp tử vong tại 14 tỉnh, thành phố. Số lượng các trường hợp mắc cúm A(H7N9) tăng lên liên tiếp trong những tuần gần đây khi bắt đầu vào mùa Đông – Xuân. Tại Hồng Kông và Đài Loan cũng đã báo cáo có trường hợp bệnh nhân mắc cúm A(H7N9) sau khi trở về từ Trung Quốc lục địa. Đặc biệt tại Quảng Đông Trung Quốc, tỉnh gần với Việt
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nêu trên, để ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm không lan truyền vào nước ta và thực hiện tốt Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 và Chỉ thị số 03/CT-UBND, ngày 10/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Sở Y tế.
- Tăng cường giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh, chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng đặc biệt là kiểm dịch y tế tại cửa khẩu, giám sát chặt chẽ các trường hợp người nhập cảnh đi từ vùng dịch vào địa bàn tỉnh; sử dụng máy theo dõithân nhiệt từ xa để kịp thời phát hiện hành khách có biểu hiện sốt, nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, tổ chức khám, cách ly và xử lý y tế theo quy định.
- Giám sát chặt chẽ các trường hợp bệnh nhân có hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng, bệnh nhân viêm phổi tại các cơ sở y tế và cộng đồng, đặc biệt lưu ý các trường hợp mới trở về Việt Nam và đến Hà Giang từ vùng dịch bệnh để có theo dõi, chẩn đoán và xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong. Khi có nghi ngờ, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm chẩn đoán xác định.
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh và điều trị cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán; chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, thuốc, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; củng cố đội thường trực cơ động chống dịch để sẵn sàng đi điều tra, xử lý khi có yêu cầu; tổ chức tốt công tác trực dịch, trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế theo đúng quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm; tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và sự lưu hành vi rút cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm; khi phát hiện vi rút cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, tổ chức xử lý triệt để ổ dịch và thông báo kịp thời cho ngành Y tế để triển khai các hoạt động phòng chống dịch lây lan sang người.
3. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Hải quan, Công an, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tăng cường công tác quản lý thị trường, thực hiện điều trangăn chặn và thực hiện bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Giang, Đài phát thanh và Truyền hình, các Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch nhằm truyền tải thông tin đến với người dân, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao; tập trung vào các nội dung: “không nhập lậu, buôn bán, vận chuyển gia cầm, vật nuôi không rõ nguồn gốc”; “không giết, mổ gia cầm, vật nuôi bị ốm hoặc chết không rõ nguyên nhân”; “không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm, vật nuôi chưa được chế biến kỹ”.
5. Sở Tài chính có kế hoạch bổ sung kinh phí phòng, chống dịch cho các đơn vị Y tế ngay từ đầu năm để chủ động tăng cường các hoạt động giám sát, phòng, chống dịch; bố trí kinh phí dự phòng chống dịch để sử dụng trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
-Chỉ đạo nghiêm cấm tất cả các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm (bao gồm cả hình thức cho, tặng) qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và dân cư khu vực biên giới; tăng cường quản lý, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và chính quyền cấp xã bố trí lực lượng phối hợp với ngành Thú y tăng cường công tác giám sát đến tận hộ chăn nuôi gia cầm, tổ chức quản lý các cơ sở kinh doanh, chợ buôn bán, giết mổ gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện các trường hợp gia cầm mắc bệnh, chết nghi do cúm gia cầm để xử lý kịp thời.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch cho cán bộ; người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm về nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm gia cầm. Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm, vùng có nguy cơ cao; tuyên truyền cho người dân chỉ mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã được lực lượng thú y kiểm tra để làm thực phẩm.
- Chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịchcúm gia cầm và phòng chống dịchbệnh ởngười các cấp; xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A(H7N9) nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn lây lan.
- Chủ động phân công lực lượng thường trực phòng chống dịch trong các ngày nghỉ, bố trí sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Sèn Chỉn Ly
Ý kiến bạn đọc