Chương trình “Thanh niên nói không với tảo hôn, kết hôn cận huyết thống” ở Hoàng Su Phì

09:03, 08/01/2014

HGĐT - Hoàng Su Phì là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, với hơn 10 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống, dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí thấp, một số phong tục, thói quen sinh hoạt không phù hợp chưa được xóa bỏ một cách triệt để, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống diễn ra khá phổ biến.


Đứng trước thực trạng này, Huyện đoàn Hoàng Su Phì xây dựng và triển khai thực hiện chương trình thanh niên nói không với tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

 

Nhằm triển khai có hiệu quả chương trình thanh niên nói không với tảo hôn và kết hôn cận huyết thống giai đoạn 2012 – 2017, Huyện đoàn Hoàng Su Phì đã xây dựng kế hoạch lựa chọn xã Bản Phùng làm điểm để tuyên truyền, bước đầu đã tổ chức họp nhân dân của 8/8 thôn trong xã để thảo luận bổ sung nội dung gắn với Quy ước làng văn hóa và tuyên truyền các quy định về chấp hành Luật Hôn nhân gia đình thu hút 380 lượt người nghe, trong đó có 350 người là chủ hộ đến tham dự. Theo số liệu của BCH Đoàn xã Bản Phùng, từ năm 2012 đến tháng 3.2013, toàn xã có 24 cặp tảo hôn và 1 cặp kết hôn cận huyết thống, sở dĩ tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại là do công tác chỉ đạo, quản lý hôn nhân và gia đình chưa được các ủy Đảng, chính quyền chú trọng; nhận thức của người dân còn hạn chế, địa hình phức tạp do vậy giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ y tế trình độ chưa đồng đều và còn hạn chế về chuyên môn... Để chương trình thực sự mang lại hiệu quả, bằng những việc làm, hành động cụ thể, Huyện đoàn đã chủ động xây dựng Bản cam kết không vi phạm tảo hôn và kết hôn cận huyết thống với cam kết không cưới tảo hôn hoặc kết hôn cận huyết; tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) không vi phạm; không dự cơm, không giúp những gia đình có đám cưới vi phạm quy định của pháp luật; Trưởng thôn kịp thời báo cáo cho cấp ủy, chính quyền xã khi phát hiện các trường hợp có nguy cơ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; lực lượng ĐVTN của xã là những người gương mẫu đi đầu trong phong trào. Qua đó, đã góp phần nâng cao trình độ, nhận thức cho người dân, ĐVTN về tác hại của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

 


Cán bộ Đoàn xã đến tuyên truyền tại nhà anh Ly Hữu Tinh, thôn Cum Pu, xã Bản Phùng.

Đồng chí Long Đức Dương, Bí thư Đoàn xã cho biết: Ngay từ khi có văn bản chỉ đạo, BCH Đoàn xã đã chủ động xây dựng lịch tuyên truyền tại các buổi họp của thôn, của xã bằng việc phát tờ rơi, nói chuyện với bà con về hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với sức khoẻ của thế hệ tương lai cũng như chất lượng nòi giống dân tộc mình. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ngành, đoàn thể cùng triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn ngừa tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn xã. Đồng thời, lập danh sách thanh niên chuẩn bị đến tuổi kết hôn để đưa vào sinh hoạt Câu lạc bộ “Sức khỏe sinh sản vị thành niên”; xây dựng những giải pháp cụ thể để ngăn chặn kịp thời đối với những trường hợp vi phạm. Qua triển khai đến các thôn, người dân đã hiểu được tác hại của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; đông đảo ĐVTN chưa kết hôn đã tham gia ký cam kết không tảo hôn và kết hôn cân huyết thống. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, công tác tuyên truyền ở một số địa phương vẫn còn hạn chế; kinh phí để ngành Y tế thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân cho các cặp tảo hôn và kết hôn cận huyết thống chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, nhận thức và phong tục tập quán của người dân còn lạc hậu; các cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác DS - KHGĐ đang là những khó khăn trong việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

 

Việc tuyên truyền sâu rộng về tác hại của hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn xã Bản Phùng nói riêng và toàn huyện Hoàng Su Phì nói chung là một việc làm cần thiết. Việc làm này sẽ hướng người dân tới một lối sống lành mạnh, đúng đắn, tiến tới hôn nhân khi cơ thể đã trưởng thành có đủ điều kiện sức khoẻ, vật chất... Đây cũng là một công việc phức tạp và tế nhị đòi hỏi có sự vào cuộc của toàn xã hội nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số cho đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ của Đảng và Nhà nước.


Bài, ảnh: Tiến Lâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Đồng Văn: Tổ chức Ngày hội hạnh phúc
HGĐT - HGĐT - Sáng ngày 26.12, Hội đồng Tuyên truyền phổ biến Giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) huyện Đồng Văn phối hợp với Chi đoàn Công thương, nhóm 8X Hà Giang và UBND xã Tả Phìn, tổ chức ngày hội hạnh phúc đăng ký kết hôn tập thể cho các cặp vợ chồng để xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp cho các cặp nam - nữ đang chung sống nhưng chưa đăng ký kết hôn và đăng ký khai sinh cho
31/12/2013
Chuyện kể từ “điểm nóng” Nà Nôm
HGĐT- Tin đồn người dân thôn Nà Nôm, xã Đường Âm (Bắc Mê) nhặt được cục vàng to trong lúc đang cày nương bay nhanh hơn cả cơn gió rừng; chẳng biết đâu là thực, là hư nhưng hàng trăm người từ Thái Nguyên, Cao Bằng và các địa phương khác trong tỉnh, huyện đã lũ lượt kéo về để hy vọng đổi đời từ vàng làm cho Nà Nôm trở thành “điểm nóng” vàng tặc trong thời gian vừa qua, gây mất
07/01/2014
20 học sinh được nhận học bổng Nguyễn Thái Bình
HGĐT- Sáng 7.1, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Báo Thanh niên đã tổ chức trao trao 20 suất học bổng Nguyễn Thái Bình cho 20 học sinh là con em cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang.
07/01/2014
Đồng chí Chúng Thị Chiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trao tiền hỗ trợ xóa nhà tạm tại huyện Quản Bạ
HGĐT- Ngày 6.1, đồng chíChúng Thị Chiên, Ủy viênBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đãđithăm, trao tiền hỗ trợ xóa nhà tạm cho 2 hộ nghèo tại xã Quản Bạ (Quản Bạ).Cùng đi có đại diện cấp ủy, chính quyền và một số ban ngành của huyện.
07/01/2014