“Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo trong các doanh nghiệp và các cấp Công đoàn”
HGĐT- Xác định vai trò, vị trí của doanh nghiệp (DN) trong sự nghiệp xây dựng và phát triển KT-XH của tỉnh; trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã rất quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Đặc biệt là việc quán triệt thực hiện Chỉ thị số 22 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp”, gắn với sự phát triển của giai cấp công nhân và đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVC-LĐ).
Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, với những cơ chế khuyến khích đầu tư, thu hút nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. Số lượng các DN trên địa bàn tỉnh tăng 803 DN, nâng tổng số DN toàn tỉnh lên 1.321 DN, với tổng số vốn đăng ký kinh doanh trên 10 nghìn tỷ đồng; nhưng chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Về ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng có sự chuyển dịch dần từ thi công xây dựng cơ bản sang khai thác khoáng sản, thuỷ điện, chế biến lâm sản và dịch vụ... Công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho công nhân lao động (CNLĐ) được Công đoàn cơ sở phối hợp với Giám đốc DN được chú trọng quan tâm. Đến nay đã cử trên 800 CNLĐ đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, tay nghề và lý luận chính trị; tập huấn ATVSLĐ cho 345 đối tượng là NSDLĐ và cán bộ Công đoàn cơ sở; tổ chức 106 lớp huấn luyện về ATVSLĐ cho 4.274 CNLĐ; 32 lớp tập huấn về kiến thức pháp luật ATGT; phòng, chống tội phạm và phòng, chống ma túy cho 3.837 người. Biên soạn, in và cấp phát trên 20.000 cuốn tài liệu, sổ tay, tờ gấp, tờ rơi tuyên truyền, PBGDPL phù hợp với từng loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
Tuy nhiên, do đa số là DN vừa và nhỏ, với những tác động của tình hình suy thoái kinh tế trong và ngoài nước; nhiều DN gặp khó khăn do thiếu vốn sản xuất, và đã có 506 doanh nghiệp tự nguyện giải thể hoặc ngừng hoạt động. Mặt khác đa số các DN ngoài Quốc doanh chưa có tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể, hoặc có nhưng hoạt động chưa cao, không ổn định. Do vậy, việc chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiện ATVSLĐ, kỷ luật lao động của một số DN chưa nghiêm túc; hoạt động bảo vệ quyền lợi cho NLĐ của tổ chức Công đoàn còn nhiều hạn chế...
Trước những hạn chế trên, LĐLĐ tỉnh đã đưa ra những giải pháp cụ thể cho thời gian tới như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị 22 và Quyết định 1129/QĐ-TTg trong các DN và các cấp Công đoàn. Triển khai học tập Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012 trong DN và CNLĐ; đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện các chương tình hành động nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật cho NLĐ, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ; đơn giản hoá các thủ tục hành chính, chi trả kịp thời các chế độ, chính sách cho NLĐ. Thành lập và duy trì hoạt động tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể và tổ chức chính trị-xã hội trong cácDN; nắm bắt tình hình quan hệ lao động trong các DN. Thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong các DN, từ đó tăng cường sự hợp tác giữa các bên, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về cơ chế, chính sách, nhằm thúc đẩy thực hiện quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN góp phần vào phát triển KT-XH và xây dựng đội ngũ CNVC-LĐ ngày càng lớn mạnh.
Ý kiến bạn đọc