Về nơi chuẩn bị đón đồng bào hạ sơn

10:46, 10/10/2013

HGĐT - Thôn Dìn, xã Ngọc Minh (Vị Xuyên) có 44 hộ nhưng có tới 41 hộ nghèo. Cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn khi điều kiện phát triển bất thuận: Không điện, không đường bê tông, không trường học kiên cố... Cuối năm 2012, Chi cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT) triển khai Dự án di chuyển dân cư từ 2 huyện Đồng Văn, Quản Bạ về thôn, người dân nơi đây có thêm hy vọng về một tương lai no ấm.


Đến thôn Dìn, những mái nhà lợp fibro xi-măng nhưng nhiều bức vách bằng phên nứa vẫn là chứng tích minh chứng cuộc sống nghèo khó của đồng bào. Do địa hình nằm giữa những dãy núi cao, thôn Dìn trở thành nơi duy nhất của xã có khí hậu đặc thù. Mỗi sớm, người dân phải chờ đến 8-9 giờ trời mới tan sương mù. Dù giữa hè nhưng cứ đến 4 giờ chiều, mặt trời đã tắt nắng. Những diện tích lúa ở đây không đủ ánh sáng quang hợp, cùng với việc đầu tư, chăm sóc không đảm bảo nên năng suất lúa rất thấp, chưa đạt con số 30 tạ/ha. Việc phát triển trồng trọt, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp. Mặt khác, cuộc sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn khi không có điện lưới Quốc gia. Khó khăn ấy kết hợp với việc không có điều kiện nên nhiều hộ trong thôn khó có thể tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài. Hơn nữa, con đường liên thôn hiểm trở qua những dãy núi cao khiến việc đi lại của bà con thêm phần gian nan, vất vả. Tất cả những khó khăn ấy như bức “rào cản” chắn lối sự phát triển kinh tế cũng như nâng cao dân trí của người dân địa phương.



                                       Phá đá, mở đường.
 

Song hiện nay, khi Dự án di chuyển dân cư nơi có nguy cơ sạt lở cao, đời sống đặc biệt khó khăn thuộc huyện Đồng Văn, Quản Bạ của Chi cục Kinh tế hợp tác và PTNT về với thôn Dìn, đang từng ngày làm cho diện mạo thôn quê có những bước chuyển khởi sắc. Con đường mòn xưa dần được thay thế bằng con đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi (bề rộng nền đường 6m + 0,8m rãnh dọc, bề mặt đường 3,5m) đang được Công ty TNHH Đức Tiến (Hà Giang) - đơn vị thi công - đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, mặt bằng khu tái định cư rộng 6,3 ha cũng được Công ty tăng cường máy múc, máy ủi và nhiều phương tiện để thực hiện giải phóng mặt bằng. Theo đó, sẽ có 30 hộ từ vùng Cao nguyên đá chuyển về, kết hợp với những hộ sở tại hình thành khu tái định cư mới. Những hộ dân thuộc Dự án di chuyển khi đến nơi ở mới sẽ được Sở Nông nghiệp – PTNT hỗ trợ kinh phí sản xuất, được cấp từ 0,5-1ha đất/hộ để lao động, sản xuất. Đồng thời, họ cũng sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ khác như: Chi phí di chuyển, tiền đầu tư cây, con giống theo nhu cầu, hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế và được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để ổn định cuộc sống ban đầu... Bên cạnh đó, khi Dự án hoàn thành, nhiều công trình phúc lợi công cộng đi vào sử dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, như: Trường Mầm non, trường Tiểu học cấp IV (Phòng công vụ, nhà bếp, nhà ăn, bể nước, khu vệ sinh); nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình cấp nước sinh hoạt; nhà vệ sinh cộng đồng; công trình điện có đường dây 35kV với chiều dài 3.059m cùng 1 trạm biến áp 50kVA-35/0,4kV và đường dây hạ thế 0,4kV dài 2.674m...

 

Trong công tác giải phóng mặt bằng, 16 hộ của thôn có diện tích đất thuộc Dự án bị thu hồi đã nhận được tiền đền bù... Nhằm tránh những vấn đề tiêu cực phát sinh khi có khoản tiền lớn, anh Vàng Văn Minh, trưởng thôn Dìn cho biết: “Chúng tôi đã đến từng nhà hoặc thông qua các buổi họp thôn cùng nhau phân tích, chia sẻ để bà con biết cách quản lý số tiền hợp lý. Chăm chỉ lao động, chi tiêu hợp lý đồng tiền mới sinh lợi và bền vững “. Trong ngôi nhà gỗ vừa được dựng hồi tháng 9, nền nhà còn lởm chởm đá, ông Phùng Văn Sỉnh chia sẻ: “Trước đây, nhà mình kiên cố rồi. Giờ nói chuyển đi chỗ khác, làm lại nhà, dựng lại cơ nghiệp nghĩ cũng cực lắm. Nhưng đó là ý của Đảng, của Nhà nước để thôn Dìn có thêm nhiều hộ đời sống khá hơn nên chúng tôi đồng thuận”. Với số tiền 560 triệu đồng được đền bù, gia đình ông Sỉnh dành một phần mua đất làm nhà, gây dựng cơ nghiệp, phần còn lại gửi tiết kiệm Ngân hàng. Với số tiền được tính toán hợp lý cùng tư tưởng “bám” đất sản xuất, đến nay, ngôi nhà của ông Sỉnh đã được bao bọc bởi chiếc ao nhỏ, vài mảnh ruộng vừa được hình thành và vườn ngô đang lên xanh tốt. Ông cười hiền: “Miệng ăn núi lở” nên phải tiết kiệm, chịu khó thôi. Tôi đang tính mua thêm đất của gia đình bên cạnh để có thêm diện tích chăn nuôi”... Chia sẻ về những vấn đề này, Phó Phòng Nông nghiệp huyện Vị Xuyên, Nguyễn Công Cử cho biết: “Khi Dự án hoàn thành, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa hình cũng như điều kiện thời tiết để đem lại năng suất cao hơn. Chẳng hạn, giúp bà con chuyển từ trồng lúa sang trồng ngô, lạc, đậu tương nơi chân núi đá sẽ thích hợp hơn. Đồng thời, hướng dẫn người dân phát triển đàn gia cầm, thủy cầm để đảm bảo cuộc sống”.

 

Bóng ngả về chiều nhưng âm thanh của máy xúc, tiếng động cơ ô-tô xen lẫn âm thanh phá đá, mở đường của những công nhân vẫn đều đều dội lại thôn.Âm thanh ấy là những tín hiệu vui, hứa hẹn tương lai khởi sắc cho người dân thôn Dìn.


Thu Phương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trao tặng quà của Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) cho trường Tiểu học xã Tùng Vài (Quản Bạ)
HGĐT- Sáng 30,9, tại xã Tùng Vài (Quản Bạ), Đoàn cán bộ Trung tâm Y tế Quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) do đồng chí Trần Thị Kim Oanh, Giám đốc Trung tâm dẫn đầu có chuyến thăm, tặng quà cho các em học sinh trường Tiểu học xã Tùng Vài. Cùng dự buổi tặng quà có đồng chí Sèn Chỉn Ly, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh.
30/09/2013
Tiêu chí môi trường trong xây dựng Nông thôn mới ở Pố Lồ
HGĐT - Pố Lồ (Hoàng Su Phì) - một xã biên giới, nghèo, bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (XDNTM) với xuất phát điểm thấp, nguồn nội lực yếu. Nhưng sau 3 năm, Pố Lồ đạt 5/19 tiêu chí. Điều mọi người cảm nhận rõ nét khi đến xã vùng biên Pố Lồ là đường làng khang trang, sạch sẽ, môi trường sống trong lành, văn minh, khuôn viên gia đình được sắp xếp ngăn nắp.
30/09/2013
Đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm hưởng bảo hiểm
LTS: Gần đây Báo Hà Giang nhận được một số thông tin từ Bạn đọc hỏi về chế độ chính sách khi đối tượng đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng chưa đủ năm công tác hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội. Để bạn đọc nắm được thông tin, Phòng Bạn đọc- Báo Hà Giang đã trực tiếp trao đổi với Phòng Chế độ BHXH tỉnh. Dưới đây là nội dung câu hỏi và trả lời bạn đọc:
27/09/2013
Huyện Thạch Thất (TP Hà Nội) trao máy tính cho Trường THCS Phương Độ
HGĐT - Sáng 27.9,huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (đơn vị kết nghĩa với thành phố Hà Giang) do đồng chí Nguyễn Minh Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện đã trao 19 bộ máy tính cho Trường THCS xã Phương Độ (TPHG). Cùng dự có lãnh đạo thành phố Hà Giang, Phòng GD-ĐT.
27/09/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.