Gian nan giữ rừng Đường Thượng

08:09, 31/10/2013

HGĐT- Sau một ngày gồng mình với chiếc xe máy cùng những khúc cua tay áo đá hộc lởm chởm, dốc dựng đứng, chúng tôi cũng vào đến rừng của xã Đường Thượng (Yên Minh). Trước mắt là những cây nghiến sống trên đá hàng trăm năm tuổi bị chặt phá ngổn ngang. Một số gốc cây vẫn còn thơm mùi gỗ. Cảnh chặt, phá rừng ở đây vẫn... diễn ra thường xuyên, rất cần ngành chức năng vào cuộc.


Chủ tịch xã mua điện thoại cho dân:


Câu chuyện Chủ tịch xã Đường Thượng - Hạng Mí De - bỏ tiền mua 3 chiếc điện thoại cho 3 Trưởng thôn và thường xuyên nạp tiền cho họ, mới nghe thấy vô lý, nhưng đó lại là việc làm vô cùng ý nghĩa! Giải thích về vấn đề này, Chủ tịch xã cho biết: Do diện tích rừng của xã rộng, phân bố không tập trung, địa hình núi đá khó khăn trong tuần tra; lực lượng bảo vệ mỏng nên muốn giữ được rừng, quan trọng nhất là ý thức người dân không tiếp tay cho lâm tặc. Khi manh nha có lâm tặc đang phá rừng, những người được cấp điện thoại sẽ báo cho mình xử lý kịp thời. Từ khi được cấp điện thoại, các Trưởng thôn báo cáo thường xuyên tình trạng rừng cũng như các vụ việc liên quan đến rừng, chẳng hạn như vụ cuối năm 2011, sau khi nhận được điện thoại của Trưởng thôn Lủng Pủng có lâm tặc đang dùng cưa công xuất lớn khai thác nghiến, lãnh đạo xã nhanh chóng tập hợp lực lượng đến hiện trường. Phải mất một ngày vừa đi xe máy, vừa đi bộ mới tới nơi, lâm tặc đã bỏ chạy chỉ kịp thu giữ 3 máy cưa, lần theo dấu vết để bắt đối tượng nhưng khi phát hiện, chúng đã dùng súng kíp đe dọa nên chỉ tạm thu 3 máy cưa.



      Rừng Đường Thượng đang bị chặt phá bởi con người

Nhờ việc “cài” người của xã vào các thôn có rừng, cuối năm 2012, lâm tặc đào một gốc tùng La hán tại thôn Lùng Cán, sau đó thuê người dân trong thôn 30 triệu để di chuyển ra trung tâm thôn, biết được thông tin chúng tôi có mặt ngay tại hiện trường cùng lực lượng chức năng lập biên bản, đưa cây tùng ra huyện giao cho ngành chức năng. Tuy nhiên, ở thôn Lùng Cán người dân đang khai thác cây tùng La hán để bán cho Trung Quốc, mặc dù chính quyền xã đã vào cuộc mạnh nhưng thực trạng đó vẫn diễn ra, vì họ chỉ thấy... lợi trước mắt.

 

Cần giải pháp cụ thể:


Hiện xã Đường Thượng có tổng diện tích rừng hơn 3 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở các thôn Lủng Pủng, Lùng Cáng, Sáng Pả 2, Xín Chải 2, Xín Chải 3. Do địa hình phức tạp, chủ yếu rừng nằm trên các núi đá cao, vực sâu, nên việc tuần tra và bảo vệ rất khó khăn. Để quản lý, bảo vệ rừng, Nhà nước đã có giải pháp cấp gạo và tiền hỗ trợ những thôn có rừng. Song, còn nhiều bất cập, như người dân chỉ biết nhận hỗ trợ chứ chưa biết mình phải bảo vệ rừng ở khu vực nào. Và, khi chưa giao trách nhiệm rõ ràng cho người dân, gạo vẫn nhận mà rừng vẫn... bị chặt phá(!).

 

Trước thực trạng trên, xã Đường Thượng cũng đã có nhiều giải pháp hạn chế, chẳng hạn như rừng Ba Tiên là rừng núi đất, ngày trước bị dân chặt phá nghiêm trọng để lấy cây phong lan; cấp ủy, chính xã đã có giải pháp hỗ chợ các hộ trồng thảo quả dưới tán rừng, đến nay thảo quả chuẩn bị cho thu hoạch, rừng cũng được người dân bảo vệ hiệu quả.

 

Đường Thượng còn rất nhiều diện tích rừng trên núi đá, nhưng không phải chỗ nào cũng trồng xen thảo quả để bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, rừng ở đây lại giáp với các xã lân cận có diện tích rừng khá ít, địa bàn rộng nhưng lực lượng bảo vệ rừng lại mỏng, nên người dân các xã lân cận sang đây khai thác là chuyện... thường xuyên, nhiều nơi người dân còn tiếp tay cho lâm tặc...


Bí thư Đảng ủy xã Đường Thượng - Sùng Mí Vư - cho biết: “Năm 2013, lãnh đạo xã đề xuất với huyện triển khai, rà soát tính hiệu quả của việc cấp phát gạo, tiền hỗ trợ người dân. Trong đó, cho phép cùng các ngành chức năng phân lô, đánh dấu từng cây trong rừng, rồi giao trách nhiệm cho dân có thể đưa việc bảo vệ rừng vào Hương ước, Quy ước của thôn”. Nhưng đề xuất đó vẫn còn... nằm trên giấy tờ (!).

 

Không nói đâu xa, tại xã Bản Nhùng (Hoàng Su Phì), người dân đưa việc bảo vệ rừng vào Hương ước, Quy ước của thôn, muốn chặt cây phải xin phép thôn, khi được đồng ý mới được phép chặt và sau đó phải trồng một cây khác, chăm sóc cho cây lớn lên. Chính vì có Hương ước, Quy ước đó mà rừng ở Bản Nhùng vẫn còn nguyên, nhiều cây to, gỗ quý được người dân bảo vệ.

 

Có thể nói, tình trạng thiếu nước ở các huyện vùng cáo phía Bắc của tỉnh diễn ra thường xuyên, điều này do điều kiện tự nhiên khắc nhiệt, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi, cây cối khó tồn tại và phát triển nên không thể giữ nước lâu dài. Để có những cây nghiến đường kính khoảng 30-70cm như ở rừng Đường Thượng phải mất vài trăm năm. Vậy mà tình trạng chặt phá vẫn hàng ngày diễn ra, rất cần những giải pháp cụ thể để ngăn chặn, bảo vệ.


Lê Lâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tuyên dương 45 công trình, đề tài, sáng kiến, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu 2013
Tặng Bằng khen cho 10 Tỉnh, Thành đoàn, Đoàn trực thuộc có thành tích xuất sắc trong triển khai Phong trào “Sáng tạo trẻ” năm 2013. Tuyên dương 45 công trình, đề tài, sáng kiến, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu tại Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ VI – 2013.
30/10/2013
Văn phòng UBND tỉnh quyên góp ủng hộ các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai
HGĐT- Sáng 28.10, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị khắc phục thiệt hại do cơn bão số 10 và số 11 gây ra. Dự buổi quyên góp có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và hơn 80 cán bộ, CCVC thuộc Văn phòng.
30/10/2013
Tổng kết điều tra, rà soát xác định thôn ĐBKK, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi (giai đoạn 2012 – 2015)
HGĐT- Sáng ngày 28.10, tại Hội trường nhà khách Hà An, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn (HĐTV) về thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã thuộc vùng dân tộc và miền núi tỉnh đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác điều tra, rà soát xác định các thôn ĐBKK, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015. Tham dự hội
29/10/2013
Hành trình vì khát vọng Việt chính thức khởi động
Ngày 26/10, Hành trình vì khát vọng Việt đến các trường Đại học chính thức khởi động tại Cần Thơ với sự tham gia của 6 trường đại học – cao đẳng trong khu vực.
29/10/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.