Cuộc sống người dân làng mới Tân Sơn - bao giờ tốt hơn nơi ở cũ?

16:22, 11/09/2013

HGĐT - Quy tụ các hộ dân ở rải rác, hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt, lở về sống tập trung tại các khu tái định cư là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Những năm qua, tỉnh ta đã quy hoạch, xây dựng nhiều khu định canh, định cư, ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho hàng nghìn hộ dân. Bên cạnh những khu định cư trở thành hình mẫu, môi trường sống lý tưởng, vẫn có nơi việc đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ nên người dân chưa thực sự yên tâm, gắn bó với nơi ở mới.


Gia đình ông Thèn Văn Nghiệp mới chuyển từ thôn Lùng Mở về điểm định canh, đinh cư tập trung Tân Sơn, xã Tả Nhìu (Xín Mần) được mấy tháng. Hôm chúng tôi đến Tân Sơn, cũng vừa lúc kết thúc đợt chăm sóc diện tích lúa gieo trồng ở Lùng Mở nên ông Nghiệp về dọn dẹp ngôi nhà được dựng gần đường bê-tông nội thôn. Ông Nghiệp cho biết, ngày sống ở Lùng Mở, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, sản xuất, chăn nuôi chủ yếu dùng trong gia đình, chưa trở thành hàng hóa. Chuyển về Tân Sơn sinh sống, gia đình ông được Nhà nước cấp 400 m2 đất, trong đó có 200 m2 làm nhà ở, 200 m2 đất vườn và chuồng trại chăn nuôi; được hỗ trợ di chuyển cùng các chính sách hỗ trợ trực tiếp khác đã giúp gia đình ông và các hộ về nơi ở mới sớm ổn định cuộc sống.



Nhiều ngôi nhà ở Tân Sơn luôn khóa cửa nhiều ngày do chủ nhân trở về nơi ở cũ sản xuất.
 

Thế nhưng, theo ông Nghiệp về nơi ở mới, cái được lớn nhất là tiện đường giao thông, gần trung tâm huyện, nuôi con lợn, con gà có người vào tận nhà hỏi mua, còn lại cuộc sống vẫn chưa hơn gì chốn cũ. Nơi định cư mới, đang thiếu nhiều yếu tố cần thiết để phát triển sản xuất, đảm bảo cuộc sống, người dân làm nương phải đi xa, việc học hành của con em không thuận lợi, hàng ngày gia đình phải cắt cử người đưa cháu nhỏ tới trường cách nhà vài cây số, hôm nào bận mùa màng thì các cháu phải nghỉ học.

 

Cũng mới chuyển từ thôn Lùng Mở về định cư tại Tân Sơn, gia đình ông Thèn Văn Thức cũng gặp nhiều khó khăn. Do hệ thống đường nhánh dẫn vào các hộ gia đình chưa được quy hoạch, quanh nhà là ruộng, nương canh tác của người dân; vào ngày mùa họ gieo trồng kín không có lối vào nhà. Mặt khác, khu tái định cư Tân Sơn chưa có điện thắp sáng, hệ thống cung cấp nước sạch bị hỏng nên cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân chưa thuận lợi... Vì thiếu các điều kiện cần thiết để duy trì cuộc sống nên sau một thời gian về định cư tại Tân Sơn, nhiều hộ dân trở về nơi ở cũ.

 

Nằm ở vị trí cửa ngõ dẫn vào trung tâm huyện Xín Mần, điểm quy tụ dân cư Tân Sơn đẹp như một bức tranh. Nhìn từ bên ngoài, Tân Sơn rất hào nhoáng, luôn toát lên sự sung túc, nhưng nó chưa thực sự hấp dẫn người dân. Nguyên nhân của tình trạng này là do làng mới Tân Sơn chưa có điện, thiếu nước sinh hoạt, không trụ sở thôn, không điểm trường và đường giao thông chưa hoàn thiện. Quy tụ dân cư sống rải rác, vùng có nguy cơ sạt, lở về sống tập trung là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được người dân đồng tình ủng hộ. Nhưng, nếu hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư đồng bộ, thì nơi ở mới chưa thể tốt hơn nơi ở cũ và khó giữ chân người dân.


Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Dự án ổn định dân cư, định canh, định cư tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số điểm Tân Sơn được đầu tư, xây dựng từ năm 2010-2012 nhằm di chuyển, sắp xếp đảm bảo an toàn, ổn định cho 50 hộ với 145 khẩu thuộc các thôn đặc biệt khó khăn của xã Tả Nhìu. Với nguồn vốn đầu tư trên 24 tỷ đồng, ngoài việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân, dự án còn đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ gồm điện lưới Quốc gia, nước sinh hoạt, đường giao thông, lớp học, nhà sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ khai hoang... Thế nhưng, sau nhiều năm triển khai, cái được nhất của dự án là đã hình thành khu dân cư tập trung, với những ngôi nhà lợp prô - xi măng bám theo sườn đồi thấp rất đẹp. Còn lại, các hệ thống hạ tầng thiết yếu, đến giờ vẫn chưa được đầu tư.


Dự án đưa dân xuống tập trung tại Tân Sơn, ngoài mục tiêu ổn định dân cư, còn góp phần làm thay đổi tư duy, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Theo mục tiêu dự án, các hộ dân chuyển về nơi ở mới, vẫn duy trì sản xuất trên diện tích hiện có tại nơi cũ, đồng thời được hỗ trợ khai hoang từ 0,2-0,5 ha đất sản xuất; đẩy mạnh sản xuất theo hướng thâm canh cao gắn với chế biến, phát triển đàn gia súc hàng hóa... Để thực hiện mục tiêu này, dự án bố trí số tiền trên 67 triệu đồng, hỗ trợ khuyến nông thôn bản. Nhưng đến nay, nhiều hộ dân về Tân Sơn lập làng mới vẫn thiếu đất sản xuất, chăn nuôi chưa phát triển, cuộc sống chưa khấm khá chút nào.


Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần Bùi Minh Hiệu cho biết: Trên địa bàn huyện có 9 điểm quy tụ dân cư với 366 hộ thuộc diện được di dời đến nơi ở mới. Nhiều dự án được triển khai đã phát huy hiệu quả thực sự, trở thành môi trường sống lý tưởng của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số dự án như Tân Sơn, nguồn vốn ngân sách cấp không đáp ứng được yêu cầu, lại đầu tư dàn trải nên hạ tầng cơ sở chưa được xây dựng đồng bộ, dẫn đến tình trạng khi đưa dân về sinh sống nhưng chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản.


Trước thực trạng đó, trong đợt đến thăm điểm định canh, định cư tập trung Tân Sơn mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh đề nghị huyện Xín Mần khắc phục ngay hệ thống đường dẫn nước sinh hoạt đã bị hỏng do thiên tai, kéo điện lưới về cho từng hộ dân để bà con ổn định cuộc sống. Đồng thời hướng dẫn các hộ dân trồng cỏ, nuôi bò và cây hoa màu để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Với sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu Đảng bộ tỉnh, hy vọng những bất cập về hệ thống hạ tầng cơ sở, về phát triển sản xuất ở Tân Sơn sớm được khắc phục để người dân thực sự được hưởng cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.

 


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Tỉnh đoàn làm việc tại huyện Bắc Mê
HGĐT - Chiều 6.9, đồng chí Vương Ngọc Hà, Uy viên BCH T.Ư Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn đã có buổi làm việc tại Huyện Bắc Mê về công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trên địa bàn. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Chung, Bí thư Huyện ủy; lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng, Ban Thường vụ Huyện đoàn và Bí thư đoàn các xã.
11/09/2013
Nà Vàn đi đầu trong phong trào kế hoạch hóa gia đình
HGĐT - Thôn Nà Vàn được biết đến với những kết quả đáng ghi nhận trong công tác kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) gắn với phát triển kinh tế. Đây là thôn duy nhất của xã Tùng Bá (Vị Xuyên) trong 5 năm liền không có trường hợp sinh con thứ 3.
11/09/2013
Kỳ vĩ Bát Đại Sơn!
HGĐT - Vượt qua con sông Miện chảy lưng trời trên Công viên Địa chất Toàn cầu -Cao nguyên đá Đồng Văn, vòng vo leo lên... giời khoảng 8 km tôi đứng chân trên nơi 8 núi to, choáng ngợp trước cảnh núi sông hùng vĩ nơi biên thùy Tổ quốc. Bát Đại Sơn (Quản Bạ) đón khách bằng một cơn mưa Thu nặng hạt...
11/09/2013
Trung ương Đoàn tặng Bằng khen cho 38 tập thể, 135 cá nhân trong Chiến dịch mùa Hè tình nguyện 2013
Sau 3 tháng triển khai với quyết tâm hành động cao, tối ngày 8/9 tại cổng Công viên thống nhất Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chỉ đạo, Thành Đoàn Hà Nội là đơn vị thực hiện tổ chức Lễ Tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2013.
10/09/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.