Thanh niên Hà Giang với phong trào “Lập thân, lập nghiệp”

07:26, 29/08/2013

HGĐT- Xác định lập thân, lập nghiệp và ổn định cuộc sống là việc làm thiết thực với đoàn viên, thanh niên (ĐVTN); trong những năm qua, Thành đoàn Hà Giang luôn đẩy mạnh việc triển khai thực hiện phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp và đã được đông đảo ĐVTN trên địa bàn hưởng ứng tích cực trong thi đua phát triển kinh tế; mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.



Nghề làm bún mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh Nguyễn Văn Long, tổ 8, phường Ngọc Hà (TPHG).


Là một trong những thanh niên tiêu biểu trong phong trào “Thanh niên lập nghiệp” của Thành đoàn Hà Giang, anh Lê Văn Công (tổ 9, phường Nguyễn Trãi) mới ngoài 30 tuổi nhưng đã là chủ của cửa hàng áo cưới cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh Công cho biết: “Năm 2009, anh mạnh dạn vay vốn đầu tư mở của hàng áo cưới, lúc đầu gặp rất nhiều khăn, vì đây là lĩnh vực chuyên làm đẹp cho các cô dâu trong ngày cưới nên không thể ngày một ngày hai đã khẳng định được thương hiệu của cửa hàng... Khi đã có kinh nghiệm và tạo được niềm tin với khách, tôi mở thêm dịch vụ chụp ảnh, quay phim; mua thêm áo, váy cưới phục vụ nhu cầu của khách hàng”. Cuộc sống gia đình anh Công ngày càng ổn định, xây được nhà cửa khang trang, sắm sửa đầy đủ mọi tiện nghi sinh hoạt trong gia đình. Cửa hàng áo cưới này đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương 4-5 triệu/tháng/người.


Đến tổ 8, phường Ngọc Hà; chúng tôi được nghe kể nhiều về chàng trai trẻ Nguyễn Văn Long (SN 1988) và không khỏi ngạc nhiên trước nghị lực cũng như ý chí quyết tâm làm giàu của anh Bí thư Chi đoàn tổ 8. Trò chuyện cùng chúng tôi, anh chia sẻ: “Để các đoàn viên, thanh niên trong chi đoàn tin và nghe theo những điều mình nói thì trước hết mình phải gương mẫu, làm tốt mọi việc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế... Tuy nhiên, lúc đầu để tìm ra hướng đi trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả kinh tế cao là một thách thức đối với tôi, nhất là trong điều kiện đất đai hạn hẹp, vốn liếng thiếu thốn. Gia đình vốn có nghề làm bún, sau khi tìm tòi, học hỏi ở nhiều nơi, tôi đã quyết định tiếp quản công việc làm bún của gia đình; đầu tư mua sắm hệ thống máy làm bún, nuôi lợn, nuôi dê. Hiện nay, mỗi năm gia đình tôi thu nhập được trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, tôi cũng luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức mà mình biết với những anh em trong chi đoàn còn khó khăn nhưng có ý chí vươn lên làm giàu”...


Anh Công và Long chỉ là 2 trong rất nhiều thanh niên trên địa bàn thành phố với ý chí lập thân lập, lập nghiệp, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ các thanh niên khác cùng vươn lên phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh ý thức tự vươn lên của các ĐVTN phải kể đến sự đồng hành của các cấp bộ Đoàn thành phố trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; chuyển giao khoa học kỹ thuật... Bí thư Thành đoàn Hà Giang Trịnh Thị Hoài Linh, cho biết: “Để phong trào “5 xung kích, 4 đồng hành” thực sự thấm nhuần trong mỗi ĐVTN,  Ban Thường vụ Thành đoàn đã cụ thể hoá bằng những nội dung sát, hợp với tình hình thực tiễn và đặc điểm của từng lĩnh vực, đặc biệt đẩy mạnh việc tuyên truyền cho các ĐVTN vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).


Được biết, Thành đoàn đã phối hợp cùng với Trung tâm Dạy nghề thành phố đào tạo nghề ngắn hạn như: Nấu ăn, kỹ thuật chăn nuôi lợn, trồng lúa năng suất; thường xuyên tổ chức các chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho ĐVTN... Từ đó, phong trào tuổi trẻ thành phố thi đua phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp ngày càng sôi nổi, nhiều mô hình kinh tế trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm do ĐVTN làm chủ đã xuất hiện ở khắp nơi. Đặc biệt, những năm gần đây, phong trào này đã phát triển mạnh mẽ ở các vùng đồng bào DTTS; nhiều thanh niên DTTS đã mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây, con mới cùng với việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất mang lại thu nhập cao, mở ra hướng làm giàu cho nhiều thanh niên. Ngoài ra, Thành đoàn còn tổ chức cho các ĐVTN đi tìm hiểu, nghiên cứu các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao ở các địa phương trong và ngoài tỉnh để học tập kinh nghiệm, nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất.


Phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp đã thực sự tạo khí thế thi đua, động lực, niềm tin để tuổi trẻ thành phố phấn đấu vươn lên xây dựng cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển KT-XH của địa phương.


TRẦN HIỀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Viễn thông Hà Giang quan tâm thực hiện chế độ bảo hiểm
HGĐT- Viễn thông Hà Giang (VNPT Hà Giang) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có bề dày kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
28/08/2013
Quỹ bảo trợ trẻ em tiếp sức cho học sinh nghèo vào năm học mới
HGĐT- Sáng 28.8, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ trao, tặng xe đạp cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn năm 2013. Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Sèn Chỉn Ly, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở LĐTB&XH, lãnh đạo Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh; đại diện Phòng LĐTBXH các huyện, Trung tâm Bảo trợ
28/08/2013
“Gặp” lại Ma Lỳ Sán
HGĐT- Trong chuyến công tác tại huyện Xín Mần, tôi lại có dịp được đặt chân đến và tận mắt chứng kiến sự đổi thay ở thôn Ma Lỳ Sán (xã Pà Vầy Sủ) sau 5 năm. Sự đổi thay kỳ diệu nhất đó là chương trình xây dựng nông thôn mới, quy tụ khu dân cư biên giới được triển khai đồng bộ giúp đồng bào các dân tộc trong thôn có cuộc sống ổn định, vươn lên phát triển kinh tế, giữ vững an
27/08/2013
Theo chân nhóm tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
HGĐT - Trong những năm qua, phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng "nở rộ" ở khắp nơi. Hà Giang là điểm đến của nhiều tổ chức từ thiện và những tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng của các bạn trẻ ở 3 nhóm 8X Hà Giang, Từ Tâm, Hà Giang o­nline (HGO) là những nhóm hoạt động hiệu quả.
26/08/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.