Sẻ chia nỗi đau da cam

08:01, 07/08/2013

Nỗi đau mang tên “chất độc da cam” có lẽ còn rất lâu nữa mới có thể lành lặn. Ở đâu đó, còn rất nhiều, trong con ngõ nhỏ, trong xóm bình yên, đêm đêm vẫn vang lên những tiếng gào thét hoang dại xé lòng. Những người mẹ, người cha cạn khô nước mắt vì con, đâu đó những gương mặt không giống một con người... Sắp đến ngày kỷ niệm 10 năm Da cam Việt Nam (10.8), chúng tôi đã tìm đến những “chứng nhân” bất hạnh tột cùng của chiến tranh để thêm một lần “đánh động” vào nỗi đau, cần sự cảm thông và sẻ chia của mọi người.



Mọi sinh hoạt của anh Nguyễn Tiến Thanh đều phải có sự giúp đỡ của mẹ.


Con cái là tài sản quý giá và là niềm hạnh phúc vô biên của những người làm cha, làm mẹ. Vậy nhưng, khi chiến tranh vừa đi qua, hạnh phúc của họ nào được vẹn tròn khi những đứa con của mình đang ngày ngày phải gánh chịu di chứng của chất độc da cam - “bóng ma” man rợ ấy đã cướp đi biết bao sinh linh bé bỏng, hủy hoại cuộc sống bình yên của biết bao gia đình Việt Nam. Có mặt tại nhà bà Nguyễn Thị Chiều, tổ 2 phường Trần Phú (TPHG) là vợ của ông Nguyễn Hùng Sơn (đã mất) - ông là bội đội ở chiến trường B. Không khỏi cam thương khi chứng kiến cảnh người mẹ già năm nay đã 72 tuổi đang khom mình chăm sóc cho con trai Nguyễn Tiến Thanh. Năm nay đã 40 tuổi, nhưng từ khi sinh ra đã phải sống cuộc đời thực vật, mọi ăn uống, tắm rửa, vệ sinh đều phụ thuộc vào người khác. Bà Chiều cho biết, sở dĩ chỉ nằm trên chiếu rải trên nền như thế vì Thanh đại, tiểu tiện không kiểm soát được, hơn nữa nếu nằm giường mỗi lần lên cơn co giật là anh Thanh lại đạp phá rồi lăn xuống đất. Bà Chiều chỉ tay về phía góc nhà: “Cực lắm cô ạ, tôi không dám đi đâu, vì một lần có việc phải ra ngoài khi về thấy con đang ngậm một cục đất trong mồm mắt trợn ngược. Nhìn con mà lòng đau như xát muối. Suốt ngày nó chỉ nằm một chỗ, miệng ê a những câu vô nghĩa, rồi đại, tiểu tiện ra đó”. Trong sâu thẳm tấm lòng của người mẹ, bà ước nguyện một phép nhiệm màu cho con trai của bà lành lặn như bao người khác, biết rằng, ước mơ ấy chẳng bao giờ trở thành hiện thực!!!

 

Gia đình thứ 2 chúng tôi tìm đến là gia đình cháu Nguyễn Đức Rương 16 tuổi, ở thôn Tha, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang), là cháu nội của ông Nguyễn Quốc Doanh. Ông nội cháu là bộ đội tham gia kháng chiến ở chiến trường miền Nam, phục viên trở về quê hương, ông kết hôn và sinh được 3 người con, trớ trêu cho ông, người con cả của ông là Nguyễn Văn Rảnh (bố của cháu Rương) bị thiểu năng trí tuệ, lập gia đình và sinh ra Rương. Từ khi lọt lòng đến nay chưa 1 lần biết gọi bố, mẹ ngoài những tiếng kêu ú ớ và bò lê lết khắp nhà, người quắt queo. Ở vào cái tuổi 75, ông Doanh chỉ quanh quẩn xóm làng không giúp được con cháu. Gia đình 5 miệng ăn chỉ chông chờ vào người con dâu cùng mấy mảnh ruộng và đồng tiền làm thuê, nhưng cũng chẳng được là bao vì luôn phải thay nhau ở nhà chông chừng cháu Rương. Ông bày tỏ: “Hiện giờ, ngoài mức trợ cấp hộ nghèo, theo quy định của Nhà nước, cháu của tôi thuộc thế hệ thứ 3 nên không được hỗ trợ. Tôi chỉ mong muốn Nhà nước xem xét những trường hợp như cháu được hưởng ưu đãi phần nào để vơi bớt khó khăn, thiệt thòi”. Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều những người bị di chứng, ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin.

 

Chiến tranh đã lùi xa, dù đã được sự giúp đỡ rất lớn của cộng đồng, song nhiều nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) và con cháu họ vẫn phải chịu đựng những hoàn cảnh hết sức khó khăn và nghiệt ngã. Theo thống kê của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh, trên địa bàn, chỉ có trên 878 đối tượng trực tiếp tham gia chiến đấu và 257 đối tượng gián tiếp đang được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước, vẫn còn trên 1.000 người chưa được hưởng, nhiều hoàn cảnh rất đáng thương, họ là những người nghèo nhất trong những người nghèo! Nỗi đau hậu thế vẫn cứa vào tâm can, thớ thịt của những người một thời khoác áo lính có con em bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Biết bao nước mắt của những người mẹ, người cha, anh em, đồng loại đã rơi, nhưng vẫn không thể xoa dịu đi nỗi đau ấy. Nỗi đau mang tên “da cam” cho hậu thế vẫn dai dẳng, theo suốt họ trong quãng đời còn lại!

 

Ông Triệu Đức Thanh, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh cho biết: Hiện nay, số lượng đối tượng chưa được hưởng chế độ và bị dừng trợ cấp ở các địa phương còn lớn do vướng mắc từ các quy định. Từ khi thực hiện Quyết định 120/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều trường hợp NNCĐDC bị cắt trợ cấp do không đủ giấy tờ gốc chứng minh. Một số đối tượng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng lại không mắc một số bệnh nằm trong danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin tại Quyết định 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ Y tế. Còn theo Pháp lệnh ưu đãi người có công thì đến nay chưa có chính sách bảo trợ xã hội đối với các thế hệ thứ ba, thứ tư của người bị phơi nhiễm CĐDC/dioxin bị di chứng. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ còn nhiều bất cập, cũng như việc vận động chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân còn hạn chế.

 

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng chỉ có một số rất ít những nạn nhân là con em những người tham gia kháng chiến được hưởng chế độ của Nhà nước, còn rất nhiều đối tượng là thế hệ thứ 3, thứ 4, kể cả những người trước kia ở bên kia chiến tuyến vẫn đang phải sống trong vô vọng. Hình ảnh tiều tụy của bà Chiều còng lưng chăm sóc người con dị tật do ảnh hưởng của chất độc màu da cam; hình ảnh của cháu Nguyễn Đức Rương chỉ ú ớ, cánh tay phải còn cử động được đánh liên tục vào lưng mẹ rồi cười ngờ nghệch cứ ám ảnh tôi suốt hành trình đi lấy tư liệu để viết bài này. Nỗi đau ấy, hình ảnh ấy như một dấu hỏi chấm thật đậm, thật to vẫn đang bị bỏ ngỏ giữa dòng đời vội vã hôm nay của thời bình mà câu trả lời vẫn phải chờ sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và các cơ quan hữu quan có thẩm quyền.


TRẦN HIỀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công điện khẩn chuẩn bị và đối phó với đợt mưa lớn
Điện: - Chủ tịch UBND các huyện, thành phố- Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh
31/07/2013
Trẻ vào lớp 1, phụ huynh nên chuẩn bị các kỹ năng cần thiết
Để các bé đến trường không bỡ ngỡ, lo sợ, phụ huynh cần chuẩn bị kỹ về tâm lý, những kỹ năng cần thiết cho con.
31/07/2013
Đoàn công tác Tỉnh đoàn Hải Dương thăm và làm việc tại Mèo Vạc
HGĐT- Ngày 29.7, đồng chí Hoàng Quốc Thưởng, Bí thư Tỉnh đoàn Hải Dương dẫn đầu Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại huyện Mèo Vạc. Về phía tỉnh ta, cùng đi có đồng chí Vương Ngọc Hà, Bí thư Tỉnh đoàn Hà Giang; Bí thư Đoàn BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh. Tiếp Đoàn có lãnh đạo huyện Mèo Vạc, xã Xín Cái...
31/07/2013
Trường Sa trong ký ức người lính Hà Giang
HGĐT- Trong số những người bạn và độc giả đến với Báo Hà Giang nhân ngày Báo chí Cách mạng 21.6 vừa qua, có một người lính đặc biệt. Anh có lẽ là người Hà Giang đầu tiên được đặt chân đến quần đảo Trường Sa và cũng là người Hà Giang có thời gian làm việc ở Trường Sa nhiều nhất – anh là trung tá Đặng Quốc Thái, nguyên cán bộ Quân Y, Bệnh xá D40. Qua lời kể của anh, những ký
31/07/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.