Ký ức Tiểu khu Trọng Con

17:02, 19/08/2013

HGĐT- Chúng tôi về Tiểu khu Trọng Con trong những ngày tháng 8 này, sau những niềm vui trước sự phát triển đang diễn ra mạnh mẽ ở nơi đây là một cảm giác buồn man mác khi được lãnh đạo các xã: Vô Điếm, Kim Ngọc, Bằng Hành cho biết; các cụ lão thành cách mạng và các nhân chứng lịch sử ngày càng ít dần bởi quy luật vần xoay của cuộc sống. Lần tìm, lựa chọn mãi, lãnh đạo các xã trên mới chỉ giúp chúng tôi được một vài địa chỉ trong số ít ỏi những nhân chứng lịch sử ở Tiểu khu Trọng Con thời kỳ 1945 hiện còn sống.


     

Cụ Mai Xuân - cán bộ tiền khởi nghĩa - với những ký ức một thời hoạt động cách mạng.


Qua giới thiệu của anh Đàm Trung Thu, Chủ tịch UBND xã Vô Điếm, chúng tôi tìm đến nhà cụ Mai Xuân, ở Thôn Dung. Cụ Mai Xuân là một trong số những nhân chứng lịch sử và là 2 trong số hơn 10 cụ ở xã Vô Điếm được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa hiện còn sống. Mới trải qua một trận ốm liệt giường, ởtuổi gần 90 nhưng cụ Mai Xuân vẫn gượng dậy trò chuyện với chúng tôi. Cụ kể, gia đình cụ và nhiều gia đình ở Tiểu khu Trọng Con trước đây nghèo lắm, nhưng khi được giác ngộ cách mạng, thấy được trách nhiệm phải đứng lên để đánh đuổi bè lũ thực dân, phong kiến, cụ cũng như mọi người sẵn sàng góp gạo, rau, củ để nuôi các chiến sỹ cách mạng. Hồi ấy, là tháng 6.1945, thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Hồ Chí Minh, một đội vũ trang tuyên truyền gồm 54 đồng chí từ Cao Bằng đã sang Hà Giang để gây dựng cơ sở Việt Minh, đẩy mạnh phong trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Để đảm bảo bí mật, đội vũ trang tuyên truyền được chia thành nhiều nhóm đi tuyên truyền, vận động ở Tổng Bằng Hành. Một trong số đó đến ở nhà cụ Mai Xuân. Kể từ đó, cụ tham gia làm tự vệ xã.

 


Kinh tế đồi rừng ở Tiểu khu Trọng Con ngày càng phát triển.


Cụ Mai Xuân kể lại, lúc đó bà con chỉ biết đồng chí Hồng Quang, Nam Long là Trung đội trưởng, còn các đồng chí như Quảng Ba, Bế Triều thì chỉ biết là cán bộ Việt Minh. Các chiến sỹ cách mạng đến Tiểu khu Trọng Con, thâm nhập, tuyên truyền, giác ngộ cách mạng trước khi đưa quân vượt Sông Lô để tiếp cận với các vùng lân cận trong huyện Bắc Quang. Cuộc sống lúc đó rất khó khăn, chuyện lên rừng lấy măng, đào củ mài để ăn là bình thường, nhưng bà con trong xã vẫn một lòng nuôi dấu cán bộ cách mạng. Ngày 14.6.1945, trong không khí cách mạng, bà con các dân tộc các xã Bằng Hành, Vô Điếm, Kim Ngọc, Hữu Sản, Liên Hiệp đã bầu ra ủy ban hành chính các xã và thành lập đội tự vệ, các xã này hợp thành một tiểu khu và lấy tên là Trọng Con. Cũng từ đó, phong trào cách mạng nơi đây ngày càng phát triển, trở thành “địa chỉ đỏ” thúc đẩy sự vùng lên giành chính quyền ở các địa phương trong tỉnh ta.

 

Đến thôn Linh, xã Bằng Hành, nơi trước năm 1945, thầy giáo Văn từng về đây dạy chữ và giác ngộ cách mạng cho đồng bào trong xã. Chúng tôi được gặp một trong những cậu bé được tham gia lớp học chữ của thầy giáo Văn là Ma Văn Tâm. Cậu bé Tâm năm nào, nay đã trở thành một cụ già 84 tuổi nhưng vẫn nhớ như in hình ảnh thầy giáo Văn hay còn gọi là Phạm Trung Ngũ. Cụ Tâm kể, sau thầy giáo Văn còn có các đồng chí Lĩnh Thành, Lê Quảng Ba... về đây tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho bà con. Cũng nhờ những người như thầy giáo Văn và các chiến sỹ cách mạng, nhiều người ở xã đã biết chữ, biết được việc phải vùng lên chống lại ách áp bức của thực dân phong kiến. Cụ Tâm kể, cũng chính sự nhận thức giác ngộ cách mạng, nên trong ngày mít tinh của đồng bào các xã thuộc tiểu khu Trọng Con ở Thác Vệ, Bằng Hành, ông Tâm lúc đó mới 14 tuổi đã được tham gia vác lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh ở cuộc mít tinh. Hình ảnh chiếc lá cờ mà lần đầu tiên ông nhìn thấy và được cầm với những chiếc lá cỏ ranh còn mắc vào cờ luôn trong tâm trí ông cho đến ngày hôm nay.

 

Gần 70 năm kể từ khi ánh sáng cách mạng về với Tiểu khu Trọng Con, biết bao sự đổi thay đã đến, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt. Các cụ Mai Xuân ở Vô Điếm, cụ Ma Văn Chấn, cụ Ma Văn Tâm ở Bằng Hành... là 3 trong số ít những cụ già được trải qua những ngày tháng cách mạng ở Tiểu khu Trọng Con năm 1945 hiện đang còn sống đều khẳng định một sự phát triển vượt bậc đến với vùng quê cách mạng. Từ đói nghèo, cách trở đến nay cơ sở vật chất điện, đường, trường trạm của các xã trong vùng đã được đầu tư khá cơ bản. Tiểu khu Trọng Con trở thành vùng lúa, vùng rừng nguyên liệu có tiếng của không chỉ riêng huyện Bắc Quang. Tiếp nối cha anh, nhiều thế hệ con em từ đây đã học tâp, vươn ra bên ngoài và thành đạt, làm rạng danh quê hương.

 

Cụ Mai Xuân, từ một anh tự vệ xã rồi trở thành người lính Tây tiến qua miền thượng Lào. Dù cho bây giờ cụ cũng như một số bậc lão thành khác đã nhàn nhã nơi điền viên với những ký ức một thời, nhưng cụ cho biết, vẫn luôn quan tâm, nhắc nhở thế hệ con cháu, lãnh đạo đương thời ở địa phương cần phải tiếp tục đột phá, tránh tư duy bảo thủ, dập khuân, chỉ biết thực hiện theo ý chỉ đạo của cấp trên bảo mà không biết sáng tạo. Từ đó, tiếp tục đưa địa phương đổi mới, xứng đáng với tầm vóc của một vùng quê có bề dày truyền thống cách mạng.


HUY TOÁN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xe khách mất lái lao xuống cống nước
HGĐT- Vào khoảng 18h, ngày 18.8, tại km 29 thuộc địa phận xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên đã xảy ra một vụ tai nạn làm nhiều người bị thương.
19/08/2013
Trao bò cho 2 hộ nghèo
HGĐT- Sáng 17.8, tại trụ sở UBND xã Bản Nhùng (Hoàng Su Phì), Ban Dân vận Tỉnh ủy và Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổ chức trao bò giống cho các hộ nghèo của xã Bản Nhùng. Tham dự có đồng chí Ly Mí Lử, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, huyện Hoàng Su Phì.
19/08/2013
Nhóm Từ Tâm tặng quà tại xã Bản Nhùng
HGĐT- Trong các ngày 17-18.8, nhóm Từ Tâm (Hà Giang) đã đến tặng quà và làm tình nguyện tại xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì.
19/08/2013
Cầu treo Vô Điếm càng yếu, người dân càng... nhiều vất vả (!)
HGĐT- “Xe máy qua cầu phí 4.000đ/lượt, xe đạp 2.000đ/lượt, đi bộ 1.000đ/lượt; cấm các loại ô tô, máy cày, xe lô, trâu, bò, xe chở hàng trên 200kg không được qua cầu”... Quy định phí này được niêm yết trên một tấm bảng (không ghi cơ quan ban hành quy định) đặt ở đầu cầu Vô Điếm, xã Vô Điếm, (Bắc Quang). Không biết toàn tỉnh hiện có cây cầu nào thu phí hay không. Nhưng có lẽ
19/08/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.