Hạn chế trong thực hiện Nghị quyết 47

07:58, 21/08/2013

HGĐT- Có hiệu lực thi hành từ ngày 1.8.2012, Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND tỉnh Hà Giang được ví như “chiếc đòn bẩy” để hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản, xúc tiến thương mại... ở các vùng đặc biệt khó khăn. Sau gần một năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 47 đã đi vào cuộc sống ra sao? Vướng mắc, hạn chế nào cần được tháo gỡ?!


Cuối tháng 7, UBND tỉnh đã thành lập 4 Đoàn công tác gồm các sở, ngành liên quan như: Tài chính, Kế hoạch, Giao thông, Xây dựng, Công thương, Ban NTM... đi kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu Pháp lệnh Nhà nước năm 2013. Đoàn công tác số 1 do đồng chí Đàm Văn Bông, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn; sau khi kết thúc đợt kiểm tra tại cơ sở, đồng chí Đàm Văn Bông đã có cuộc trao đổi với chúng tôi: Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND tại các cơ sở thời gian qua còn nhiều hạn chế, nhất là việc cụ thể hoá kế hoạch thực hiện các mô hình sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún; việc xác định nguyên nhân đói nghèo, phương thức hỗ trợ sản xuất để XĐGN chưa cụ thể, rõ ràng; dẫn đến việc chỉ đạo cho vay vốn hỗ trợ còn thấp, hiệu quả chưa cao. Không ít cơ sở, thậm chí có huyện còn chưa thật sự quan tâm chỉ đạo. Nhìn tổng thể, có huyện thực hiện khá tốt Nghị quyết 47 như ở Xín Mần, Yên Minh, Bắc Quang... Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết không nhiều, chưa đạt hiệu quả như mong muốn. “Chúng ta hãy bỏ cách làm bấy lâu nay theo kiểu “đánh trống, ghi tên” đối với công tác XĐGN này đi và đừng vội giao chỉ tiêu theo hình thức: Trên giao xuống xã, xã giao về thôn... và thôn thì “nhặt” đâu đó, rồi lại đưa ngược trở lại”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến, Trưởng đoàn công tác số 4 đã chỉ ra thiếu sót như vậy. Khi nói đến việc trồng cấy tại các địạ phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến cho rằng: Không thể lấy mãi cây lúa hay cây ngô làm thước đo giá trị sản xuất. Cái chính là phải lấy giá trị thu được khi trồng cây gì, nuôi con gì trên một đơn vị diện tích mới là điều chúng ta cần làm, cần chuyển đổi cho phù hợp thực tiễn. Tương tự, chăn nuôi cũng rất cần các mô hình trang trại, bán trang trại, được đầu tư bài bản, cho lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên câu trả lời từ thực tiễn lại rất ít, nhiều hạn chế. Kiểm tra công tác đầu tư trong xây dựng cơ bản, trong việc giải ngân các chương trình, dự án, đề án, Chương trình 135 và công tác thu, chi ngân sách xã, Phó Giám đốc Sở Tài chính, Lê Thị Xiết bộc bạch: Có rất nhiều “lỗ hổng” trong thu, chi ngân sách xã. Rất nhiều kế toán không lưu giữ chứng từ, rất nhiều chủ tài khoản không biết nhà mình có bao nhiêu tiền. Thậm chí có những cán bộ Phòng Tài chính huyện còn chưa nắm rõ...? Một thực tế cần phải nhắc nhở đó là, công tác quản lý, giám sát chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn, xúc tiến kêu gọi đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, liên doanh, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân... cần được quan tâm hơn. Trong xây dựng Nông thôn mới “chậm giải phóng được sức dân” dẫn đến sự trì trệ... vì thế mà hiệu quả XĐGN vẫn còn chậm, hiệu ích xã hội không đạt như mong muốn theo tinh thần Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND tỉnh đề ra.

 

Khái quát sơ bộ một số ý kiến trong các Đoàn công tác của tỉnh để nhận ra rằng, sau gần 1 năm kể từ ngày Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND tỉnh có hiệu lực thi hành nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại... để XĐGN, bền vững, vẫn chưa thực sự được triển khai, áp dụng rộng trong nhân dân. Muốn XĐGN bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông nhấn mạnh: Nhất thiết phải tìm rõ nguyên nhân, phân loại đối tượng để tìm ra giải pháp trợ giúp. Áp dụng cơ chế, chính sách, hỗ trợ kịp thời, đúng, đủ, phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để Nghị quyết 47 đi vào cuộc sống thì phải cụ thể hoá, đưa ra giải pháp cho từng địa bàn, vùng miền, triển khai chính sách đến tận người dân. Hãy xem xem trong dân ai đói, ai nghèo khổ và người dân cần chúng ta giúp đỡ họ cái gì? Điều đó mới là công việc, là trách nhiệm đích thực mà Đảng, Nhà nước giao phó.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Góp phần nâng cao chất lượng tờ báo của Đảng bộ tỉnh
HGĐT- 3 năm qua, Công tác Bạn đọc và hoạt động Cộng tác viên (CTV) của Báo Hà Giang đã ngày càng đi vào nề nếp đạt được những kết quả đáng mừng, đóng góp 1 phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của tờ báo.
21/08/2013
Đoàn công tác Bộ Công thương kiểm tra phòng, chống lụt bão tại tỉnh ta
HGĐT- Trong 2 ngày 17 và 18.8, đoàn công tác của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (Bộ Công thương) đã tiến hành kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và công tác bảo vệ an toàn đập tại một số nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh ta.
20/08/2013
Công an tỉnh tổ chức hội thi nghiệp vụ trong đoàn viên khối Cơ quan CSĐT năm 2013
Công an tỉnh Hà Giang vừa tổ chức Hội thi nghiệp vụ đoàn viên khối Cơ quan CSĐT năm 2013. Hội thi diễn ra đúng vào dịp các cán bộ, chiến sĩ công an thi đua lập thành tích chào mừng 68 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân và triển khai các quy định mới của Bộ công an về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân tới đoàn viên thanh niên.
20/08/2013
Tập huấn nghiệp vụ Hội thẩm nhân dân
HGĐT- Từ 20 - 22.8, tại Nhà khách LĐLĐ tỉnh, TAND tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ Hội thẩm nhân dân đợt I - năm 2013 cho 200 học viên là Hội thẩm nhân dân Tòa án tỉnh và TAND các huyện, thành phố.
20/08/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.