Khó khăn trong công tác xuất khẩu lao động

18:00, 09/07/2013

HGĐT- Xác định xuất khẩu lao động (XKLĐ) có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp phát triển KT-XH, XĐGN của tỉnh. Những năm qua, tỉnh ta đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích lao động địa phương ra nước ngoài làm việc và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay, hoạt động XKLĐ của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, đỉnh điểm là trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh mới chỉ có 20 người đi XKLĐ, đạt chưa đầy 10% kế hoạch năm.



                Đào tạo nghề cho lao động tại Trung tâm Dạy nghề Yên Minh.

Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp;nên việc đưa người lao động (NLĐ) ra nước ngoài làm việc là một trong những giải pháp quan trọng của tỉnh trong công tác giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, và XĐGN cho người dân. Do đó, nhiều năm trở lại đây, tỉnh ta đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân tìm hiểu, đăng ký học nghề, đăng ký đi XKLĐ. Đồng thời, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân học nghề; vay vốn hỗ trợ lãi suất; định hướng việc làm; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XKLĐ... Đặc biệt từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã triển khai, thực hiện nghiêm túc Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ cho người dân ở các huyện nghèo 30a đi XKLĐ với nhiều chính sách ưu đãi. Qua đó, từ năm 2005 đến năm 2010, bình quân mỗi năm tỉnh có từ 500-1.000 lao động đi XKLĐ tại các nước Malaysia; Hàn Quốc; Đài Loan. Hàng năm, NLĐ gửi về nước với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng. XKLĐ không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, XĐGN mà còn góp phần nâng cao trình độ dân trí, kỹ năng tiếp cận kiến thức mới cho lao động nông thôn.


Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây, việc đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc gặp rất nhiều khó khăn, có chiều hướng chuyển động lùi dần đều. Năm 2011, toàn tỉnh đưa được 143 lao động ra nước ngoài làm việc; năm 2012 là 73 người và trong 6 tháng đầu năm nay mới chỉ có 20 trường hợp ra nước ngoài làm việc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến các doanh nghiệp sử dụng lao động ở nước ngoài, nên việc sử dụng lao động cũng dè dặt hơn; việc làm của NLĐ không thường xuyên và thu nhập thì lại giảm. Nhất là thị trường Malaysia, lao động của tỉnh ta đều tập trung ở đây, do một thời gian ảnh hưởng suy thoái kinh tế nên số lao động đi xuất khẩu trước kia không có việc làm thường xuyên, thu nhập thấp đã về nước, qua đó làm mất niềm tin của người dân đối với thị trường này. Đa số lao động ở các huyện vùng cao khi tham gia các lớp học nghề, định hướng việc làm hay đi tập huấn XKLĐ đều từ chối thị trường Malaysia . Còn với Hàn Quốc, đây là thị trường lao động có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao nên tạo được sự quan tâm của NLĐ. Trước năm 2011, bình quân mỗi năm tỉnh ta xuất khẩu trên 50 lao động sang Hàn Quốc làm việc. Tuy nhiên, từ năm 2012, do NLĐ Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc nhiều nên Hàn Quốc đã dừng tiếp nhận lao động Việt Nam, điều đó cũng ảnh hưởng đến vấn đề XKLĐ của tỉnh. Mặt khác, do NLĐ trong tỉnh trình độ kỹ thuật thấp, chủ yếu làm công việc thủ công, tác phong công nghiệp, tính hòa nhập cộng đồng hạn chế nên đơn vị sử dụng lao động cũng không “mặn mà” trong việc tuyển dụng và bản thân NLĐ khi đi XKLĐ cũng không có nguồn thu cao... Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Hữu Phư, Trưởng phòng Việc làm – An toàn Lao động, Sở LĐTB&XH cho biết: “Xuất khẩu lao động trong tỉnh những năm gần đây giảm sút có một nguyên nhân quan trọng nhất đó là tình trạng người dân các huyện biên giới sang Trung Quốc lao động tự do. Vì sang Trung Quốc làm thuê không mất nhiều chi phí, có thể đi về trong ngày, công ngày lao động cũng khá nên nhiều người đã lựa chọn sang Trung Quốc làm thuê công nhật thay vì đi XKLĐ... Minh chứng cho điều này đó là: Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh có trên 11.000 người sang Trung Quốc làm thuê”...


Trước những khó khăn trong công tác XKLĐ, tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh cộng tác tuyên truyền các cơ chế, chính sách, thị trường việc làm cho NLĐ hiểu rõ ý nghĩa, từ đó đăng ký tham gia. Trong giai đoạn hiện nay, khi NLĐ đang mất niềm tin vào thị trường lao động lớn của tỉnh là Malaysia cũng như sang Trung Quốc làm thuê ồ ạt thì tỉnh, các huyện cũng đang chuyển hướng đưa lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước, đây cũng là thị trường việc làm dồi dào và cũng khá ổn định. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh đưa được gần 1.300 lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp ở Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bình Dương...


Khánh Toàn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Về việc chậm giải quyết chế độ với 5 trẻ mồ côi xã Sủng Trà
LTS: Báo Hà Giang vừa nhận được Công văn số 1953/UBND - VX, ngày 8.7.2013 của UBND tỉnh “V/v báo cáo chậm giải quyết chế độ chính sách xã hội đối với 5 trẻ mồ côi tại xã Sủng Trà, Mèo Vạc theo phản ánh của Báo Hà Giang, gửi UBND huyện Mèo Vạc và Sở LĐ-TBXH, nội dung chính như sau:
09/07/2013
Giúp dân chống lũ
HGĐT- Mưa như trút nước, kéo dài từ đêm 8.7 khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh bị cô lập bởi nước lũ. Tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, 45 ngôi nhà bị nhấn chìm trong biển nước. Để đảm bảo sự an toàn cho người dân, lực lượng Công an tỉnh cùng các đơn vị chức năng trên địa bàn có mặt kịp thời, sơ tán, giúp dân chống lũ.
09/07/2013
Nhóm HGO tặng quà và tình nguyện hè tại xã Ngọc Long, Yên Minh
HGĐT - Hưởng ứng chiến dịch tình nguyện hè 2013, với chủ đề “Tuổi trẻ Hà Giang chung tay xây dựng nông thôn mới”, trong 2 ngày, từ 6-7.7, Nhóm tình nguyện Hà Giang o­nline (HGO), Công ty cổ phần giải pháp quảng cáo trực tuyến đãphối hợp với Huyện đoàn Yên Minh tổ chức Chương trình tình nguyện Mùa hè xanh tại xã Ngọc Long, huyện Yên Minh.
09/07/2013
Bắc Quang, mưa kéo dài và sạt lở đất làm một người bị thương
HGĐT - Do ảnh hưởng của mưa kéo dài, từ tối ngày 8.7 đến ngày 9.7, khiến nước sông Lô trên địa bàn huyện Bắc Quang lên cao, gây ngập lụt tại một số xã như Việt Vinh, Tân Quang, Tân Thành, Đồng Tâm. Tại thôn Tân Tấu, xã Tân Thành xảy ra sạt lở đất khiến đoạn đường QL2, km34 bị ách tắc.
09/07/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.