Hiệu quả “Dân vận khéo” ở thành phố Hà Giang

16:52, 17/07/2013

HGĐT- “Dân vận khéo” là một trong những “chìa khoá thành công” để xây dựng thành phố Hà Giang phát triển, văn minh, phát huy được những tiềm năng, thế mạnh. Thời gian qua, công tác dân vận đã tạo nên sự đồng thuận của nhân dân trong nhiều lĩnh vực khó như giải phóng mặt bằng chỉnh trang đô thị, xây dựng Nông thôn mới (NTM)...


Nhiều cách làm hay được áp dụng

Thành phố Hà Giang là một thành phố trẻ được công nhận năm 2010, gồm có 8 xã, phường và 22 dân tộc anh em sinh sống. Hiện nay, thành phố đang bắt tay vào làm rất nhiều việc để xây dựng một thành phố phát triển, văn minh, hiện đại. Trong đó, tập trung vào 2 việc chính là: chỉnh trang đô thị và xây dựng NTM. Để thực hiện thành công thì sự đồng thuận tham gia của người dân đóng vai trò rất quan trọng. Sau 2 năm triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo”, đã có 91 mô hình trên các lĩnh vực được nhân rộng ra 203 điểm trên địa bàn thành phố.

 


Mô hình trồng gừng bao tải của Hội Cựu chiến binh xã Phương Thiện.


Phát huy sự sáng tạo ở mỗi Chi bộ cơ sở, cuộc sống của người dân ở xã Phương Thiện đã đổi thay nhờ vào các chủ trương đúng của thành phố. Những con đường rải nhựa, làng xóm sạch sẽ, nhà văn hoá khang trang, công trình vệ sinh được tu sửa làm cho bà con phấn khởi. Trước đây, vùng nông thôn quanh thành phố “nổi tiếng” về vấn đề vệ sinh môi trường đó là các nhà cầu trên ao, gây mất vệ sinh và mỹ quan. Chủ tịch Uy ban MTTQ xã Phương Thiện, Nguyễn Văn Long cho biết: “Những ngày đầu vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, xoá bỏ nhà cầu trên ao, đã không ít cán bộ cho rằng đó là việc khó thực hiện, bởi đây là thói quen do nếp sống cũ để lại. Thực ra, nhiều hộ gia đình trong xã có điều kiện làm nhà vệ sinh nhưng người dân ở đây có thói quen xây nhà, không xây công trình vệ sinh; vì thế tình trạng nhà cầu trên ao còn phổ biến. Để thay đổi thói quen xấu này, Đảng uỷ xã đã huy động chính quyền và các đoàn thể cùng vào cuộc vận động nhân dân thực hiện, trước hết là từ người thân trong gia đình mình. Để khuyến khích xây nhà vệ sinh, người dân được hỗ trợ xi măng, sau gần 2 tháng phát động đã xoá được 41 cái, các hộ gia đình khác thấy được sự tiện lợi đã làm theo”.

 

“Dân vận khéo” không chỉ là kinh nghiệm được vận dụng trong thực hiện nếp sống văn minh, mà đã phát huy hiệu quả trong công tác vận động nhân dân xây dựng NTM ở xã Phương Thiện. Khi người dân hiểu các công việc phục vụ cho lợi ích của chính mình thì mỗi người đều tự giác đóng góp tiền của, công sức; nhiều hộ tự nguyện hiến đất bàn giao mặt bằng làm hạ tầng nông thôn, mở rộng đường đi... Điển hình như việc mở đường vào thôn Cao Bành; xây dựng nhà văn hoá thôn Mè Thượng nhân dân đã đóng góp 200 triệu đồng và 6.500 công. Phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa gọn gàng, láng, bó nền nhà, làm hố rác... được nhiều hộ gia đình hưởng ứng. Thành công trong công tác vận động, tuyên truyền đã làm cho xã Phương Thiện có một bộ mặt mới, tiến đến hoàn thành dần các tiêu chí NTM.

Công tác dân vận phải gắn với phát huy vai trò làm chủ của người dân, từ đó mới huy động được nguồn lực trong nhân dân, nhất là đối với phong trào xây dựng NTM, như ở 3 xã Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ đã huy động bà con tự nguyện hiến đất làm đường giao thông, hạ tầng nông thôn được 28.495,86m2 đất và hàng nghìn ngày công lao động. Trong đó, tiêu biểu như thôn Nậm Tài, xã Ngọc Đường, với khẩu hiệu “Việc làng, đất vàng cũng hiến”, có 12 hộ dân trong thôn đã hiến 9.620 m2 đất... Từ thực tiễn thành công trong phong trào xây dựng NTM ở các xã cho thấy, điểm nổi bật là đã thay đổi nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM. Từ đó, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “dân vận khéo việc gì cũng thành công”.

 

Tạo niềm tin, nhận sự ủng hộ

Muốn công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách có hiệu quả, cán bộ cơ sở phải gương mẫu, công khai, minh bạch để tạo niềm tin trong nhân dân; có như vậy khi đưa ra các chủ trương mới nhận được sự ủng hộ.

 

Nhìn lại đổi thay trên những tuyến phố văn minh, đồng chí Lê Chí Chất, Phó Bí thư Đảng ủy phường Minh Khai khẳng định: “nếu đội ngũ cán bộ phường không gương mẫu, quyết tâm làm hết sức vì sự phát triển chung, tạo niềm tin thì sẽ không thể tập hợp được sức mạnh của toàn dân”. Được chọn là phường kiểu mẫu của thành phố, từ năm 2009, Đảng uỷ phường đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về công tác chỉnh trang đô thị; lãnh đạo phường nhận định đây là một công việc khó khăn, cần tiến hành từng bước cụ thể. Việc đầu tiên bắt tay vào làm là chuyển chợ xép ở khu vực gần trường Mầm non Sao Mai vào chợ tập trung tại tổ 14, vì đây là điểm chợ tự phát buôn bán gây mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời, tiến hành vận động nhân dân chỉnh trang lại mặt tiền nhà cửa, tháo dỡ các biển, mái che lấn chiếm vỉa hè để trả lại sự thông thoáng, sạch sẽ cho đường phố. Khi Nghị quyết mới ban hành, phường đã lập tổ công tác, có cả lãnh đạo thành phố tham gia họp bàn cùng người dân. Đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, song tổ công tác đã giải thích rõ ràng các quyền lợi, trách nhiệm của người dân trong việc chỉnh trang đô thị cho mọi người hiểu. Sau khi được sự đồng thuận của nhân dân, công tác chỉnh trang đô thị tiến hành nhanh chóng, gọn gàng. Thấy hiệu quả từ một số tổ làm mẫu, các tổ khác đã đề nghị UBND phường cho tiến hành chỉnh trang ở tổ mình. Nhờ có cách làm đúng, trong 2 năm qua phường đã huy động được các nguồn lực xã hội lớn nhất từ trước đến nay, nhân dân tự nguyện hiến đất, đóng góp hàng chục tỷ đồng để chỉnh trang đô thị, xây dựng nhà văn hoá, xoá nhà tạm cho hộ nghèo...

 

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, việc thực hiện quy chế dân chủ ở phường Minh Khai có nhiều sáng tạo; cụ thể đã niêm yết công khai các khoản thu lệ phí; có bản tin đô thị để thông báo cho người dân biết các vấn đề, sự kiện diễn ra trong tuần, các thông báo, quyết định mới được ban hành; tổ chức giao ban thông qua văn bản điện tử; chấm điểm thực hiện nhiệm vụ trong tuần... Thông qua đó, người dân có thể giám sát được tác phong, quy trình làm việc của cán bộ phường; các cá nhân tích cực sẽ được vinh danh, người có khuyết điểm bị nhắc nhở...

 

Đồng chí Lê Anh Tuấn, Trưởng ban Dân vận thành phố, cho biết: “Thành uỷ nhận định công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nên đã chỉ đạo thành phố, các xã, phường, MTTQ và các đoàn thể tham gia làm dân vận, xây dựng mô hình “dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng,... Nét mới của công tác dân vận ở các đơn vị là đã gắn quy chế dân chủ vào các cuộc vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng NTM... Từ năm 2011, Ban Thường vụ Thành ủy đã triển khai sơ kết “dân vận khéo” ở 2 cấp là cấp xã, phường và thành phố. Trước đây, chỉ đếm xem có bao nhiêu mô hình nhưng sau đó đã rút kinh nghiệm, lấy hiệu quả là chính, chú trọng đến sức lan tỏa, không chạy theo số lượng nữa”. Sau 2 năm thực hiện phong trào “Dân vận khéo” đã có nhiều tập thể, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, nhiều điển hình có sức lan tỏa đi vào cuộc sống.

 

Muốn hoàn thành các mục tiêu KT - XH tại địa phương phải làm tốt công tác dân vận; trong đó phát huy vai trò chủ thể của nhân dân “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Cán bộ ở cơ sở cũng phải gương mẫu, nhiệt tình, công khai, minh bạch, làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình để tạo niềm tin cho nhân dân.


LÊ HẢI

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người dân vùng lũ Vị Xuyên cần sự sẻ chia
HGĐT- Chỉ tính riêng đêm mùng 8, rạng sáng ngày 9.7, trận mưa lớn kèm theo lũ quét tại 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã gây thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân, ảnh hưởng tới các công trình giao thông, thủy lợi, cây trồng, vật nuôi. Ước tổng thiệt hại lên đến 61,65 tỷ đồng.
17/07/2013
Thanh niên, sinh viên Việt Kiều thăm Cao nguyên đá Hà Giang
Nhiều bạn trẻ rất bất ngờ trước vẻ đẹp và sự kỳ vĩ của Cao nguyên đá tại mảnh đất biên giới cực Bắc của Tổ Quốc.
17/07/2013
Báo Hà Giang: Trao tiền hỗ trợ xóa nhà tạm và tặng quà cho 5 trẻ mồ côi
HGĐT- Ngày 15.7, Đoàn công tác Báo Hà Giang do đồng chí Sùng Mí Chứ, Phó Tổng biên tập làm Trưởng đoàn, đến trao tiền hỗ trợ xoá nhà tạm và tặng quà cho 5 trẻ mồ côi của xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc.
17/07/2013
Mèo Vạc vững vàng sau thiên tai
HGĐT- Trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa lớn kéo dài nhiều ngày đã xảy ra sạt lở, ngập úng và lũ quét gây thiệt hại lớn về hoa màu, tài sản của nhân dân ở một số nơi trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Mèo Vạc là một trong những huyện bị thiệt hại khá nặng nề. Với sự chủ động, kịp thời, các cấp chính quyền cũng như bà con nhân dân các dân tộc trên địa bàn
17/07/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.