Khoảnh khắc Phiêng Lang

07:21, 30/05/2013

HGĐT- Nằm dưới chân núi Khâu Phả cao gần 2.000m, bên hướng mặt trời mọc giáp xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì), bên có gió nồm nam làm dịu cơn oi nồng mùa Hạ tiếp giáp xã Tân Nam (Quang Bình), còn hướng Bắc, hướng Tây được bao bọc bởi dòng suối Nậm Lỳ bắt nguồn từ dải Tây Côn Lĩnh đi qua đất Quảng Nguyên xanh và suối Nà Chì tươi mát, đó là bản người Dao Phiêng Lang, xã Khuôn Lùng (Xín Mần).



Đồi chè 5 ha trồng đại điền tại Phiêng Lang đón nhiều đại biểu các xã về tham quan.

Giai thoại một vùng đất:

Phải mất gần 30 phút vòng vo trên con đường núi 9 km từ xã Nà Chì để vào khám phá Phiêng Lang - tên đặt từ thuở xa xưa tổ tiên đồng bào Dao di cư đến đây sinh cơ, lập nghiệp. Các cụ cao tuổi trong làng kể, cuộc mưu sinh của người Dao cổ đã đi qua đỉnh núi cao phía trên mệt mỏi, kiệt sức quá mới ngồi nghỉ chân, lấy sức. Trong lúc sức cùng, lực kiệt ấy có một người già nhất trong đoàn ngửa mặt lên trời cất tiếng kêu cứu. Khi tiếng kêu cứu vừa cất lên, một tiếng vọng rất to dội từ trên xuống trầm ấm, phả ngược lại từ 2 phía Đông - Nam dội ngược lên không gian của núi rừng bao quanh. Tiếng vọng trên làm cả đoàn người thức tỉnh. Và đâu đó, tựa như nguồn sức mạnh vô song, cả đoàn người đứng dậy bước tiếp... rồi phát hiện dưới đỉnh núi không xa một khoảng đất khá bằng phẳng, mầu mỡ, muông thú nhảy nhót ... Đất lành – chim đậu, từ đó, miền đất này được truyền lại: Trên đỉnh núi người ta nghe thấy tiếng trời đất hội tụ, gọi theo nghĩa tiếng lóng trong vùng là Khâu Phả (miệng của trời đất). Bởi khi loài người cất tiếng kêu thì trời đáp lại chỉ đường, tạo sức mạnh cho dân làng làm ăn, sinh sống, tạo mưa thuận, gió hoà. Còn mảnh đất bằng gọi là Phiêng, tạo thành làng bản sinh sôi hôm nay gọi là Lang. Thôn Phiêng Lang giờ là tên gọi đồng nghĩa ghép lại, có nghĩa “Làng bằng” trù phú ngay dưới “miệng lớn” của giời đất. Anh Lý Văn Bền, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Khuôn Lùng, cho hay: Trải qua cả quá trình xây dựng, làng bản người Dao ngày càng phát triển, để ơn trời đất, mỗi năm một lần, dân làng lên đỉnh Khâu Phả đều cất tiếng hú và đều nhận lại tiếng Giời đáp. Mong ước đó cũng là một trong những nét đẹp truyền thống cầu cho mưa gió thuận hoà, mùa màng no ấm, làng bản yên vui.


Thức tỉnh tiềm năng:

Ngoài những lợi thế và thế mạnh tài nguyên rừng, đất rừng với đa loài lâm, thổ sản quý, sinh vật hiếm, Phiêng Lang còn nổi danh với những rừng chè Shan tuyết cổ thụ; hiện được ví như “bảo bối”, báu vật của cha ông để lại. Cả thôn có 95 hộ, diện tích cây chè trên 45 ha, chủ yếu là chè rừng, tương đương mỗi hộ có gần 1 ha chè đang cho thu hái. Sản phẩm chè Shan nơi đây hương thơm mát, có vị chát ngọt đậm đà... Ai đó trong làng còn cho rằng, mầu nước chè Shan tuyết Phiêng Lang hồng tươi như đôi má thiếu nữ trong làng, làm mê lòng bao du khách thập phương! Chả biết điều nói trên có thực hay không, nhưng qua lời anh Lý Văn Bền, mỗi tuần gia đình anh đều chuẩn bị sẵn chăn màn, thu dọn chỗ ngủ, lương thực, thực phẩm... đón 1 đoàn khách du lịch sinh thái từ 15 đến 20 người đến ăn, nghỉ tại nhà mình. Đã mấy năm rồi, mỗi tuần 1 lượt khách đi và đến. Họ chỉ ngủ lại một đêm, trả tiền ăn, nghỉ cho chủ, mua lương thực, thực phẩm tại địa phương làm ra, không mua đồ mang từ ngoài vào bán. Được biết, các đoàn du khách qua đây đã thành lệ. Họ đi theo lối mòn từ xã Tân Nam (Quang Bình) qua những con đường mòn trên núi từ xa xưa người Pháp vẽ thành bản đồ khi họ khám phá ra vùng đất này. Họ đến, họ ăn, ngủ, mua bán sản phẩm làm ra từ Phiêng Lang, rồi họ đi, lại đến. Và tất nhiên, không đoàn khách nào quên mua chè đem về trước khi ra khỏi Phiêng Lang. Đấy là bản sắc, tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, là sản vật, văn hoá con người trong cộng đồng đồng bào Dao nơi đây đã “đọng” lại trong lòng khách. Anh Bền cho biết thêm, để phát huy lợi thế cây chè, văn hoá chè nhằm thu hút du khách, vừa làm gia tăng giá trị bền vững của chè Phiêng Lang, năm ngoái thôn tổ chức trồng chè đại điền, có lối, rãnh, chăm bón được 5 ha. Năm nay, phấn đấu trồng trên 10 ha, năm sau, sau nữa, cứ thế trồng bằng hết đất trống hoang hoá để thành một vùng chè nguyên liệu lớn, gắn với kêu gọi doanh nghiệp, HTXvào chế biến, tiêu thụ sản phẩm va ”hút” khách, tăng thu, xoá nghèo. Tiềm năng ở đây còn cây lúa nước 25 ha, chăn nuôi đại gia súc (trâu, nhà nuôi nhiều cả đàn chục con, nhà ít cũng 3 – 5 con, dê, lợn, o­ng mật) và trồng, khoanh nuôi giữ rừng, làm kinh tế rừng đang là hướng đi được phát huy. Trưởng thôn Phiêng Lang là một chàng trai còn khá trẻ, Đặng Văn Chấn, tâm sự: Dân làng mình đã nhiều lần ngồi lại với nhau để bàn tìm lối đi, đó là “đánh thức” mọi tiềm năng sẵn có của làng, kết hợp với sự đầu tư của Nhà nước để vươn lên. Đó là tín hiệu tốt lành mà tôi nhìn cảm được từ con người, nét văn hoá truyền thống cùng tư tưởng đổi mới đang được phát huy nơi đây.


Dời Phiêng Lang lúc ánh nắng ngập tràn, lúa Xuân vào vụ thu hoạch, tôi chọn cho mình một khoảnh khắc đẹp, để bấm máy.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đổi mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn
HGĐT - Từ ngày 28.5, Ban An toàn Giao thông tỉnh phối hợp với Công ty Nhựa và cơ khí Hoàng Hải, Mỹ Hào, Hưng Yên triển khai Chương trình đổi mũ bảo hiểm kém chất lượng lấy mũ bảo hiểm mới đạt quy chuẩn cho người tham gia giao thông.
29/05/2013
Chấn chỉnh lề lối làm việc của cán bộ Đoàn
T.Ư Đoàn vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn kèm theo “Quy định những điều cán bộ Đoàn nên làm và không nên làm”.
29/05/2013
4 năm triển khai chính sách thu hút nhân tài chưa lên... “thảm đỏ”
HGĐT- Từ năm 2008 đến nay, tỉnh ta thu hút được 15 cán bộ về công tác theo chính sách “trải thảm đỏ” đón nhân tài. Con số trên còn kém xa mục tiêu đề ra, đấy là chưa kể nhân tài đến - nhân tài lại... đi (!) Điều này cho thấy, chính sách còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo sức hút đối với những người giỏi và chưa “giữ được chân” người tài.
29/05/2013
Người dân 4 thôn vùng cao xã Thanh Thủy ... “khát điện”
HGĐT- Cụ bà đã sống quá nửa đời người, địu đứa cháu nhỏ đưa ánh mắt xa xăm nhìn về cuối con đường... Hỏi ra mới biết, cụ đang ngóng con trai: “Chẳng biết mấy giờ nó mới về đến nhà để sửa cái máy điện. Trời sắp tối rồi, nó không về kịp, tối nay lại... thắp đèn dầu”. Lời chia sẻ mộc mạc ấy của cụ Lý Thị Duyên, thôn Nà Toong cũng là nỗi lòng chung cho biết bao hộ dân thuộc các
28/05/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.