Có một Agribank trên rẻo cao

17:39, 21/05/2013

HGĐT - Có một Agribnk trên rẻo cao mà nhắc đến người dân nào nơi đây cũngbiết; có một Agribank đang từng ngày cùng các cấp các ngành mở “Con đường rộng” cho tam nông phát triển và có một Agribank đang “trồng” vào bụng đồng bào mình ý trí dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới...


Tôi đã từng hứa với nguyên Giám đốc Agribank huyện Quản Bạ Lệnh Phong Minh mùa thu này sẽ trở lại thăm anh, để thấy đồng vốn Agribank tiếp sức cho người nông dân trên đỉnh cao làm giàu. Vậy mà lần này trở lại anh đã ra đi... Trong cái se lạnh man mát buồn của trời thu, thị trấn Tam Sơn với cặp núi đôi kiêu hãnh yên bình trong thung lũng mù sương. Anh vẫn từng khoe: Quản Bạ quê anh đẹp lắm, cái đẹp mà chẳng nơi nào có được. Đất, trời, cỏ, cây, hoa, lá cùng đồng bào luôn bừng lên sức sống. Đất trời bao la hùng vĩ, đâu đâu cũng toả ra sức sống mãnh liệt của người dân đang từng ngày “đạp đá” đứng lên để xua tan nghèo, đói vươn lên khá giàu và Agribank là người bạn đồng hành.

 

Hơn mười năm làm công tác tín dụng vùng cao, lần này lang thang một chuyến trời mây sông núi, để thấy một Agribank nơi rẻo cao, mà anh cùng đồng nghiệp đã dày công xây dựng suốt 24 năm; như một nén hương tưởng nhớ tới anh, chúc anh an nghỉ, anh Lệnh Phong Minh yêu kính... Tân Giám đốc Agribank Quản Bạ, Phí Hải Hậu cho biết: Agribank Quản Bạ luôn xác định, lấy nhiệm vụ chính trị làm trọng tâm, khách hàng là sức mạnh cho sự phát triển; nông nghiệp, nông thôn, nông dân là thị trường chủ yếu để đầu tư; nguồn vốn của Agribank phải đóng vai trò chủ lực trong phát triển KT-XH của địa phương và là “Con đường rộng” cho tam nông phát triển...

 

Mang theo những thông tin của giám đốc Phí Hải Hậu tôi đi, điểm đến đầu tiên là Tráng Kìm, nơi đầy sương và gió lạnh, ở đó có gia đình dân tộc Mông Giàng Vả Tủa, xưa nghèo lắm. Tủa có một vợ bốn con, nghe là thấy nghèo! Nay thì khác rồi, nhờ có vốn của Agribank, gia đình Tủa thoát nghèo, trở thành hộ giàu của bản. Ngôi nhà nhỏ, rách tả tơi bên cạnh dòng Tráng Kìm lặng chảy khi xưa, giờ được thay thế bằng ngôi nhà trình tường ngói máng khang trang với một cửa hàng tạp hoá quy mô. Tủa với thân hình vạn vỡ, dáng dấp của một lão nông chính hiệu đang căm cụi chăn đàn lợn béo. Thấy tôi, Tủa mừng lắm, mừng như gặp người thân trên núi xuống chơi Xuân. Tôi chọn Tủa là người tìm đến đầu tiên, bởi Tủa là người nổi tiếng. Ngày anh Minh còn sống có gọi điện cho tôi “Chú lên Tráng Kìm mà xem thằng Tủa làm giàu, không còn nghèo do lười lao động, do cái bụng không hay nữa”. Từ ngày Agribank cho nó vay tiền, cái bụng nó đã có ý trí dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới. Cũng lạ, người từng vào tù với tội trộm cắp trâu bò của đồng bào, một gã du côn nghèo xơ xác mà Agribank Quản Bạ dám tin tưởng cho vay tiền phát triển kinh tế để hôm nay Tủa đã thành công nhờ biết phát huy đồng vốn...

 

Tôi hỏi Tủa: Điều kỳ diệu gì đã làm thay đổi cuộc đời anh? Tủa cười tươi như bông hoa bạc hà mùa con o­ng đi lấy mật. Tủa bảo: Từ cái lần tôi và anh Minh đến thăm nhà, Tủa mất ăn, mất ngủ, trong đầu cứ vấn vương câu anh Minh nói “Nghèo là do lười lao động, do cái bụng không hay...” rồi Tủa mạnh dạn đến Agribank Quản Bạ hỏi vay vốn. Xấu hổ với giám đốc Minh, song đành mạnh dạn trình bày cách làm ăn với anh Minh, thế là được Agribank cho vay vốn. Vợ chồng Tủa bắt đầu chăm chỉ làm kinh tế, đơn giản thôi: Nấu rượu, nuôi lợn, nuôi bò vỗ béo, nhà gần đường Quốc lộ nên mở thêm cửa hàng tạp hoá bán cho bà con, ăn tiêu tiết kiệm hợp lý. Thế là giàu!

 

Tôi hỏi tiếp: Bốn đứa con của Tủa đâu? Tủa trả lời: Hai đứa lớn đi học nội trú ngoài huyện, hai đứa bé học trường xã chưa về... Mang theo niềm vui về sự đổi thay kỳ diệu của nông dân Vàng Vả Tủa, tôi ghé thăm chợ Lùng Tám, lòng không khỏi bâng khuâng. Khu chợ cũ xưa kia đã được thay bằng khu chợ mới khang trang (từ nguồn vốn 30a cho 62 huyện nghèo của cả nước), tấp lập kẻ bán, người mua với đủ các mặt hàng. Đứng trước một cửa hàng điện tử, cô chủ người dân tộc Giáy thấy tôi đeo logo của Agribank liền tươi cười hỏi: Có biết Lệnh Phong Minh? Tôi liền trả lời: Vâng, biết, nhưng anh Minh đã... Không để tôi nói hết câu, cô chủ nói tiếp như để tri ân: Tôi biết, hôm anh Minh mất, cả dãy hàng quán chúng tôi đóng cửa đến viếng anh. Cám ơn Agribank Quản Bạ đã cho chúng tôi vay vốn, có cửa hàng làm ăn kiếm sống, mình tự mua, tự bán cho đồng bào mình, không để cho tư thương miền xuôi ép giá... Nói đến đây cô chủ quán cúi mặt, lấy tay áo lau vội nước mắt. Sao cô khóc? Tôi hỏi. Cô bảo: Vui thì khóc thôi, sống trên mảnh đất Lùng Tám đầy khó khăn này mà được như hôm nay sao không vui. Agribank đã tin và giúp người nghèo thoát nghèo.

 

Chia tay cô chủ quán trong điệu khèn môi tỏ tình bạn gái của một thanh niên người Mông bên sạp hàng vải áo, kim đồng hồ chỉ 11 giờ trưa, tôi lên Cao Mã Pờ. Cao Mã Pờ đang vào mùa thảo quả, niềm vui được mùa thảo quả hiện rõ trên khuôn mặt từng người dân nơi đây. Vả Thàng Hai hồ hởi khoe khi tôi vừa bước vào nhà: Mùa này nguồn thu chủ yếu của bà con là thảo quả, giống cây thiên nhiêu ưu đãi cho vùng đất quanh năm chỉ có sương, gió và rét. Sau bữa cơm trưa, buổi chiều tôi say mê với bạt ngàn thảo quả, với mùi hương thảo quả thơm nức đại ngàn. Giám đốc công ty TNHH 567 Lê Thanh Tùng tâm sự: Cao Mã Pờ rất thích hợp với thảo quả, trước kia đồng bào không trồng bởi không có đầu ra. Để giải quyết vấn đề này, công ty anh đã nghiên cứu, qui hoạch vùng trồng, nhưng khó khăn nhất vẫn là... vốn. Anh quyết định dùng toàn bộ tài sản của gia đình thế chấp vay vốn Agribank Quản Bạ giúp bà con trồng thảo quả. Ngoài bán thảo quả khô cho đối tác anh còn chế biến thảo quả muối theo cách truyền thống... giờ thì đã thành công. Anh khẳng định: Vốn Agribank đã giúp người dân nơi đây cách nghĩ, cách làm mới, cho thương hiệu “Thảo quả muối” của Công ty 567 thơm ngon khắp mọi vùng.

 

Chiều muộn, từng đợt gió lạnh từ biên giới tràn về, cả vùng đất Cao Mã Pờ chìm trong làn sương mỏng, tôi về trường học thăm các thầy, cô giáo. Ra khỏi Vả Thàng Hai, tới đỉnh dốc, một thung lũng trên cao hiện ra, những ngôi nhà đất trình tường của đồng bào ẩn mình trong mầu xanh cây lá, bình yên... no ấm. Những đàn trâu, bò, lợn, dê, gà, ngan, ngỗng quanh đường tạo nên một bức tranh vùng sơn cước đầy mầu sắc và cảm xúc, cho ta thấy sự đổi thay rõ rệt. Càng vào sâu, vùng đất Cao Mã Pờ càng hiện lên vẻ khao khát có sức người và rồi tôi tự cho rằng cái tay giám đốc 567 Lê Thanh Tùng dám thế chấp hết tài sản để vay vốn Agribank cho người dân trồng thảo quả là vậy. Thân nhiệt trong tôi bỗng ấm dần lên khi trường học khang trang hiện lên trước mắt, một cảm súc trào dâng. Giáo dục vùng cao đã được Nhà Nước quan tâm đầu tư, con em đồng bào dân tộc có điều kiện tốt để học tập. Tôi vẫn nhớ: Vào Cao Mã Pờ phải thăm trường học, đây là nơi Agribank Quản Bạ được Chính quyền huyện Quản Bạ giao phụ trách.

 

Trong căn phòng làm việc khang trang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Cao Mã Pờ Ngô Đăng Ninh không dấu được niềm vui: Trước đây để lên Cao Mã Pờ phải mất vài tiếng đi bộ nên các thầy cô chẳng ai muốm về, rồi về cũng chẳng muốn lên song nay thì khác, đường được mở tới tận trung tâm xã, các thầy cô xuống huyện chỉ mất gần 30 phút, xe máy đi vèo vèo. Thầy giáo khoe: Trường ai cũng có xe máy. Muốn có xe máy hay bất kỳ đồ dùng sinh hoạt gì, kể cả xây nhà ở cứ ra Agribank Quản Bạ vay tiêu dùng trả góp từ lương là có.

 

Tôi bảo: Mọi thứ đều thuận lợi, thế nơi đây không có khó khăn gì hay sao? Hiệu trưởng liền quay sang: Có ! khó khăn vẫn còn nhiều. Đang mùa mưa, trên Cao Mã Pờ có nước để sinh hoạt chứ còn mùa khô thì khổ. Mùa khô, cả vùng đất cao nguyên hiện ra một mầu sám sịt, những bể nước sinh hoạt cạn khô chơ đáy, mọi công việc sản xuất của người dân bị ngừng trệ. Muốn có nước sinh hoạt giáo viên phải mua từng can ngoài huyện lỵ. Quả là một vấn đề trăn trở cho một vùng Cao nguyên đá có một mùa khô kéo dài. Để bốn huyện cao nguyên đá của Hà Giang không còn thiếu nước, những năm gần đây nhiều hồ treo chứa nước đã được Chính Phủ đầu tư. Agribank Việt Nam cũng đang tài trợ đầu tư một hồ treo chứa nước với tổng giá trị 15 tỷ đồng tại vùng đất cao nguyên này...

 

Muốn tôi nghỉ lại qua đên, Chủ tịch xã Cao Mã Pờ Viên Quang Chương thuyết phục bằng một loạt thông số đầy thú vị. Anh thông kê hàng tỷ đồng doanh số của Agribank đã cho đất quê anh nở hoa, cho cây ngô, cây lúa, đàn bò, đàn dê cứ thế mà lớn lên, mà nuôi sống đồng bào các dân tộc một lòng nghe Bác Hồ theo Đảng. Chủ tịch xã cho biết:Giờ cả xã đã có 57 hộ khá, giàu. Cả một vùng Quản Bạ khởi sắc từng ngày: Điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang. Tôi phải vui lên bởi con số 27% đói nghèo ở đây (so với bốn huyện vùng cao thì đây là một tỷ lệ rất thấp) và tự hào về đồng vốn của Agribank. Tự hào về một Agribank nơi rẻo cao đang lấy công tác dân vận làm kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của mình. “Dân vận tốt thì việc gì cũng thành công.” Bác Hồ dạy, Agribank học tập, làm theo lời Bác.

 

Buổi sáng, trời Cao Mã Pờ Pờ lạnh man mát, ngày mới bắt đầu trong rực rỡ nắng hè. Chia tay Cao Mã Pờ, chia tay Quản Bạ tôi đi trong niềm vui về một rẻo cao yên bình. Ở đó có Giàng Vả Tủa vượt lên chính mình để làm giầu, những phiên chợ như chợ Lùng Tám sầm uất và có mùa thảo quả trên dẫy núi Tây Phong ... Tất cả đã cho thấy một Agribank nơi rẻo cao. Dẫu biết 25 năm là một khoảng thời gian chưa dài nhưng đủ để xây dựng một thương hiệu bền vững, đủ để khẳng định vị thế và trách nhiệm của mình. Đủ để giữ vững niềm tin “Agribank - Mang phồn thịnh đến khách hàng” trong lòng mỗi con người ./.

 

                                               Đức Hào

                                         (Agribank Hà Giang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cần tiếp tục tạo nên sự đột phá trong cải cách thủ tục hành chính
HGĐT - Trong quá trình xây dựng và phát triển, cải cách hành chính (CCHC) được coi là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển KT-XH.
21/05/2013
UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ tiếp tục chương trình đối thoại về kết quả rà soát việc giải quyết khiếu nại của công dân
HGĐt - Tiếp tục chương trình đối thoại về kết quả rà soát giải quyết khiếu nại của công dân, ngày 16.5, UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ đối thoại với ông Nguyễn Hồng Đăng, tổ 15, phường Minh Khai và bà Trần Thị Hòa, tổ 1, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang. Đến dự có các đồng chí: Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục I, Thanh tra Chính phủ;
20/05/2013
“Hành trình về nguồn” năm 2013 của Tuổi trẻ báo Đảng các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc
HGĐT - Trong 2 ngày 18 - 19.5, tại huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã diễn ra Chương trình “Hành trình về nguồn” của Tuổi trẻ báo Đảng các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ VIII năm 2013 do Báo Quảng Ninh đăng cai tổ chức.
20/05/2013
Xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng
HGĐT - Ngày 21.5 tới, lực lượng Kiểm lâm Hà Giang long trọng tổ chức Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập. Nhân sự kiện này, phóng viên Báo Hà Giang có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Ngọc Tường, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm xung quanh vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
17/05/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.