4 năm triển khai chính sách thu hút nhân tài chưa lên... “thảm đỏ”

07:30, 29/05/2013

HGĐT- Từ năm 2008 đến nay, tỉnh ta thu hút được 15 cán bộ về công tác theo chính sách “trải thảm đỏ” đón nhân tài. Con số trên còn kém xa mục tiêu đề ra, đấy là chưa kể nhân tài đến - nhân tài lại... đi (!) Điều này cho thấy, chính sách còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo sức hút đối với những người giỏi và chưa “giữ được chân” người tài.



Với môi trường làm việc thông thoáng, Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản An Thông thu hút được nhiều chuyên gia giỏi.

Trong ảnh: Các kỹ sư tay nghề cao đang lắp ráp chi tiết khó của Nhà máy quặng sắt vê viên do Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản An Thông đầu tư tại KCN Bình Vàng.

NHÂN TÀI ĐẾN - NHÂN TÀI ĐI:

Năm 2009, tỉnh ta có 2 Thạc sỹ đầu tiên đến nhận công tác theo chính sách “trải thảm đỏ”, đó là: Thạc sỹ sinh học Vũ Thị Anh Đào và Thạc sỹ hóa học Nguyễn Đức Trọng. Sớm tiếp cận các chính sách thu hút, cùng tâm nguyện đem kiến thức chuyên sâu, cống hiến cho sự phát triển của một tỉnh miền núi, Anh Đào được Sở KH-CN tiếp nhận, phân công công tác tại Trung tâm Thông tin chuyển giao công nghệ mới. Còn Đức Trọng được Sở GD-ĐT điều về làm giáo viên Trường THPT Chuyên, cơ sở đào tạo học sinh phổ thông đầu ngành của tỉnh. Trong các năm công tác, cả hai Thạc sỹ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt lao động tiên tiến. Với kiến thức đào tạo chuyên sâu, Anh Đào và Đức Trọng có nhiều đóng góp cho công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo những thế hệ học trò có kiến thức. Nhưng nhiều cán bộ cho rằng, Trung tâm Thông tin chuyển giao công nghệ mới chưa thực sự là “mảnh đất dụng võ”, bởi lẽ trên địa bàn tỉnh thị trường khoa học chưa phát triển, nhiều đề tài được nghiên cứu rồi lại... cất vào tủ (!).


Cũng trong năm 2009, Nguyễn Thị Đà “ôm” Bằng tốt nghiệp Đại học Luật loại khá lên Hà Giang làm chuyên viên Phòng Xây dựng và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật - Sở Tư pháp. 2 năm (2011-2012), Nguyễn Thị Đà được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, nằm trong quy hoạch đào tạo cao cấp lý luận chính trị. Nhưng, đùng một cái, Đà thôi việc tại Sở Tư pháp, trả lại số tiền đã nhận theo chính sách “trải thảm đỏ” và chuyển công tác đi nơi khác. Một nhân tài khác cũng đã rời “thảm đỏ” là trường hợp của Hoàng Khánh Phương. Năm 2011, Sở Nội vụ tiếp nhận Hoàng Khánh Phương (tốt nghiệp Đại học Luật, bằng khá) vào làm chuyên viên Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật. Nhưng ngay sau đó, Khánh Phương lại... thôi việc, chuyển công tác trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.


Nhân tài đến theo chính sách “trải thảm đỏ” và rời “thảm đỏ” có rất nhiều yếu tố. Nhưng một nguyên nhân quan trọng là môi trường làm việc chưa thực sự thuận lợi để nhân tài phát huy năng lực. Trước Hà Giang, nhiều địa phương cũng đã “trải thảm” đón nhân tài với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi lớn. Ngoài số tiền thu hút ban đầu rất cao, nhân tài còn được bố trí nhà ở, hỗ trợ phương tiện đi lại, nhưng chỉ sau một thời gian, nhiều người đã ra đi bởi họ không có môi trường cống hiến.


BẤT CẬP TRÊN... “THẢM ĐỎ”:

Nghị quyết 20/2008/NQ-HĐND là chính sách thu hút nguồn nhân lực đầu tiên của tỉnh. Tuy nhiên, sau mấy năm triển khai, các chính sách đã không còn phù hợp, hiệu quả khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng không cao, thiếu sức hút người có trình độ chuyên môn sâu. Bên cạnh đó, chính sách thu hút mới chỉ thực hiện với mức hỗ trợ bằng tiền, chưa hỗ trợ chỗ ở, điều kiện làm việc... nên chưa thực sự tạo động lực để cán bộ yên tâm công tác lâu dài. Mặt khác, đối tượng thu hút chủ yếu về các cơ quan tập trung ở tuyến tỉnh, chưa có sinh viên khá, giỏi tình nguyên đến huyện, xã vùng sâu, vùng xa.


Những hạn chế của chế độ, chính sách đón nhân tài, môi trường làm việc chưa thực sự chuyên nghiệp nên sau 4 năm, chính sách chưa đạt mục tiêu. Nhu cầu thu hút nhân lực được UBND tỉnh công bố trong 3 năm gần đây là 47 Tiến sỹ ngành kinh tế, thương mại, kiến trúc, quản lý giáo dục, luật, văn hóa, y tế; 265 Thạc sỹ ngành xây dựng, công nghiệp điện, chính trị, ngoại ngữ, tin học, luật, kiến trúc; 423 sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng, du lịch, luật, chính trị, nông - lâm nghiệp. Danh mục lĩnh vực, số lượng cán bộ cần thu hút hàng năm ngoài đăng tải trên phương tiện truyền thông, còn được gửi đến các trường đại học để sinh viên năm cuối biết.


Nhu cầu lớn như vậy, nhưng qua 4 năm thu hút, mới chỉ có 15 người “bước lên thảm đỏ”, trong đó có 5 Thạc sỹ và 10 sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi. Số lượng thu hút được quá khiêm tốn, chỉ có 10/423 sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi các trường đại học về tỉnh, đạt trên 2,3% so nhu cầu; Thạc sỹ 5/265 người, đạt gần 2%, còn Tiến sỹ là... 0% (!).


CẦN CƠ CHẾ MẠNH:

Tại Hội nghị đánh giá 4 năm thực hiện Nghị quyết 20/2008/NQ-HĐND vừa được UBND tỉnh tổ chức, các ý kiến thảo luận cho rằng: Một số nội dung quy định tại Nghị quyết đã bộc lộ bất cập, cần nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp với thực tế, như: Chưa phân biệt rõ giữa chính sách thu hút với hỗ trợ đào tạo sau đại học; thẩm quyền cử đi học để được hưởng chính sách hỗ trợ chưa phù hợp với quy định phân cấp hiện hành; mức thu hút còn thấp, chưa hấp dẫn, còn cứng khung theo hệ số lương nên không linh hoạt trong thực hiện.


Các ý kiến cũng cho rằng, quá trình thực hiện chính sách thu hút cần tổ chức đồng bộ với các chính sách khác của tỉnh; các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ, xây dựng quy hoạch lãnh đạo quản lý, gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách hợp lý. Đặc biệt là, chính sách thu hút cần tạo lập được cơ chế đãi ngộ thỏa đáng, phù hợp mới có thể giải quyết vấn đề nguồn nhân lực chất lượng. Đối với việc đào tạo, “giữ chân” người tài, cần hình thành những cơ chế tài chính, chính sách hỗ trợ đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ, đại học, chuyên khoa thông thoáng, nhất là tạo môi trường làm việc hấp dẫn hơn.


THIÊN THANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người dân 4 thôn vùng cao xã Thanh Thủy ... “khát điện”
HGĐT- Cụ bà đã sống quá nửa đời người, địu đứa cháu nhỏ đưa ánh mắt xa xăm nhìn về cuối con đường... Hỏi ra mới biết, cụ đang ngóng con trai: “Chẳng biết mấy giờ nó mới về đến nhà để sửa cái máy điện. Trời sắp tối rồi, nó không về kịp, tối nay lại... thắp đèn dầu”. Lời chia sẻ mộc mạc ấy của cụ Lý Thị Duyên, thôn Nà Toong cũng là nỗi lòng chung cho biết bao hộ dân thuộc các
28/05/2013
Nhóm Từ Tâm tặng quà tại huyện Quang Bình
HGĐT - Trong các ngày 25-26.5, Nhóm Từ Tâm là những bạn trẻ có cùng sở thích chơi Facebook phối hợp với ĐVTN huyện Quang Bình đi thăm, tặng quà và tình nguyện giúp người dân bị thiệt hại do lốc xoáy tại các xã Tân Trịnh, Tân Bắc, Bằng Lang.
27/05/2013
Chế độ, chính sách mới đối với nhà giáo, người hành nghề ở các cơ sở khám, chữa bệnh công lập
HGĐT- 1. Chính sách với nhà giáo công tác nơi đặc biệt khó khănChính phủ vừa ban hành Nghị định 19/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20.6.2006, của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
25/05/2013
Nổ và cháy máy biến áp Trạm Hạ thế ở Tân Lập (Bắc Quang)
HGĐT - Vào khoảng 22h 30 phút ngày 22.5, tại thôn Minh Hạ, xã Tân Lập (Bắc Quang) đã xảy ra sự cố nổ và cháy máy biến áp, Trạm Hạ thế điện 35KW. Hậu quả đã làm 5 người dân trong thôn bị thương nặng và gây thiệt hại khoảng trên 200 triệu đồng tài sản của một số bà con trong thôn.
24/05/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.