Tác nghiệp ở thời khắc lịch sử

15:07, 30/04/2013

HGĐT - May mắn được tham gia tác nghiệp ở Sài Gòn trong ngày 30.4.1975 lịch sử, nhà báo Hoàng Thiểm, một người con của miền quê Xuân Giang, Quang Bình đã ghi lại được những hình ảnh cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Gần 40 năm kể từ trưa 30.4.1975, giờ đây nhà báo Hoàng Thiểm đang sống một cuộc sống giản dị ở phường Trần Phú, thành phố Hà Giang và kể lại cho lớp nhà báo trẻ chúng tôi những hồi ức về chuyến tác nghiệp trong thờikhắc đất nước trọn niềm vui...


Năm 1967, Hoàng Thiểm được nhận vào Báo Hà Giang. Sau 1 năm công tác, ông được cử đi học lớp đại học báo chí khóa I, trường Tuyên Huấn T.Ư. Khi chuẩn bị tốt nghiệp, ông vinh dự được lên đường với một trường học khác - trường học chiến trường và trưởng thành từ những ngày đỏ lửa ở thành cổ Quảng Trị, rồi đến trận Điện Biên Phủ trên không ác liệt năm 1972. Một buổi sáng tháng 3.1975, trong biên chế của Cục Tuyên huấn, Tổng Cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam , Hoàng Thiểm được giao nhiệm vụ cùng với Tổ phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xuất quân vào Nam thực hiện một trong những chuyến tác nghiệp lịch sử nhất nhất của báo giới Việt Nam .

 

Nhà báo Hoàng Thiểm kể lại: Ngày 29.4.1975, tôi và anh Đậu Ngọc Đản cùng là phóng viên TTXVN có mặt tại một khu rừng cao su ở Xuân Lộc trước giờ phút lịch sử. Chúng tôi tiếp cận Quân đoàn 2, đồng chí Lê Khả Phiêu, Phó Tư lệnh chính trị của Quân đoàn (sau này là Tổng Bí thư) nói, 2 cậu có thể chọn ngồi xe tăng chỉ huy hoặc xe tăng chiến đấu. Sau hồi suy nghĩ, chúng tôi chọn xe tăng chiến đấu để có thể tiếp cận sớm nhất mục tiêu. Khoảng 9h tối, giao liên đưa chúng tôi đến địa điểm có xe tăng của quân ta. Chúng tôi được bố trí ngồi trong một chiếc xe tăng T54. Rạng sáng 30.4, xe tăng xuất phát tiến về Sài Gòn. Chiến sỹ pháo tăng hướng dẫn 2 chúng tôi bịt lỗ tai để tránh sức ép khi xe tăng nhả đạn. Khoảng 9h sáng 30.4, thời tiết ở Sài Gòn ngột ngạt, ngồi trong xe tăng ai nấy ướt đầm quần áo. Đến cầu Biên Hòa – Sài Gòn, chúng tôi được ra ngoài, tại đây là cuộc hội ngộ của rất nhiều phóng viên chiến trường. Sau đó, chúng tôi tiếp tục lên xe tăng tiến vào Sài Gòn. Dọc xa lộ, rất nhiều quân ngụy lột hết quân trang đứng 2 bên đường giơ tay xin hàng, có người còn vái lạy đoàn quân ta. Trên đường phố lúc đó vắng bóng người dân, có lẽ vì bà con sợ súng đạn nên ở hết trong nhà.

 

...Xe tăng chở chúng tôi tiến vào Dinh Độc Lập. Lúc vào đến Dinh, ra khỏi xe, chúng tôi nhìn thấy vài chiếc xe tăng của ta đã đỗ ở đây. Trước Dinh có vài chục người là nhân viên, tùy tùng của Dinh Ngụy được tập hợp rất trật tự một chỗ. Lúc ấy, ngoại trừ những phóng viên nước ngoài có mặt từ trước đó thì chúng tôi là những phóng viên quân giải phóng đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập. Bộ đội ta đã tiến vào Dinh để làm nhiệm vụ từ trước đó. Lúc này Dinh Độc Lập bị mất điện, chúng tôi vào Dinh và chứng kiến Nội các Dương Văn Minh khoảng chục người đã bị quân ta khống chế. Vì mất điện, phòng tối, máy ảnh của chúng tôi không có đèn nên không thể chụp được những hình ảnh đó. Đến khi quân ta dẫn Dương Văn Minh và Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hảo ra khỏi Dinh sang Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng, tôi đã chụp được khoảnh khắc đó. Bức ảnh sau này được nhiều báo đăng tải với chú thích “Bước chân cuối cùng của Dương Văn Minh rời khỏi Dinh Độc Lập”.

 

Nhà báo Hoàng Thiểm nhớ lại, trong thời khắc lịch sử ấy không có nhiều thời gian để suy nghĩ và chụp được những điều mà sau này có thời gian nghĩ lại mới thấy tiếc. Sau khi chụp ảnh tại Dinh Độc Lập, chúng tôi nhờ một người có tên là Võ Cự Long, một cảnh sát chuyên phục vụ cho Phó Thủ tướng Ngụy Nguyễn Văn Hảo để lái chiếc xe zép đưa chúng tôi đi các địa điểm ở Sài Gòn tác nghiệp. Cả một ngày tác nghiệp quên ăn, chúng tôi cùng chụp hết mỗi người 9 cuộn phim bằng các loại máy pentax, platica. Trời xế chiều, theo chỉ đạo của trên, cần phải mang phim ra Hà Nội càng sớm càng tốt. Chúng tôi đề nghị Long lái xe ra Hà Nội. Trời tối, chiếc xe zép do Vọ Cự Long điều khiển đi ra Đường 1. Hai chúng tôi mỗi người lăm lăm trong tay khẩu súng lục được cơ quan phát từ ngoài Bắc. Đi suốt đêm 30.4 sang ngày 1.5, chỉ có một ít thời gian cho lái xe chợp mắt. Sáng 2.5, chúng tôi đến sân bay Đà Nẵng, anh em quân giải phóng tiếp quản sân bay hồ hởi ra đón và vây quanh chúng tôi để nghe kể chuyện chiến thắng 30.4. Sau khi liên lạc và nhận được sự chỉ đạo từ T.Ư, lập tức một chiếc chuyên cơ vận tải C130 là máy bay của Ngụy mà ta thu được nhận lệnh lên đường ngay chiều 2.5. Anh Ngọc Đản ở lại để tiếp tục vào Sài Gòn, tôi ôm chiếc ba lô ngầu bụi đỏ lên máy bay ra Hà Nội.

Nhà báo Hoàng Thiểm kể, chiều 2.5, máy bay ra đến sân bay Gia Lâm. Từ sân bay về đến cầu Long Biên, rợp sắc cờ đỏ chiến thắng. Xe ô tô quân sự đưa tôi về số 5, Lý Thường Kiệt, trụ sở của TTXVN. Nhà báo Đỗ Phượng, Phó Tổng Biên tập TTXVN ra đón và đưa tôi lên phòng với những câu hỏi không ngớt, đồng thời cử anh em mang số phim chụp được đi tráng, rửa. Khi Phó tổng Đỗ Phượng nhấc máy gọi điện cho một số báo sáng hôm sau đến lấy ảnh chiến trường về để đăng tải, Thiếu tướng Trần Công Mân, Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân lúc đó còn không tin là đã có ảnh chiến thắng 30.4 được đưa ra Hà Nội, vì thời điểm đó, chỉ có những hình ảnh được truyền qua vô tuyến điện. Ngày 3.5, đồng chí Đỗ Phượng đưa tôi đến gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn. Gần 1 tiếng đồng hồ tại phòng của Tổng Bí thư, tôi đã kể lại chuyện chiến thắng của quân ta và giở những bức ảnh chụp được ở Sài Gòn ngày 30.4. Khi xem đến cảnh đồng bào Sài Gòn ra đường vẫy chào quân giải phóng, đồng chí Lê Duẩn rất xúc động. Sau đó, tôi tiếp tục được gặp và báo cáo tình hình với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trưởng Ban Tuyên Huấn T.Ư Tố Hữu và đặc biệt là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau ngày 9.5, tôi được trở lại Sài Gòn rồi xuống tác nghiệp tại Cà Mau...

Nước nhà thống nhất, năm 1976 nhà báo Hoàng Thiểm được cử sang Đức học lớp đạo diễn quay phim, chụp ảnh. Một năm sau, ông trở về nước và tham gia cùng đồng nghiệp xây dựng chương trình truyền hình Quân đội - Đài THVN. Năm 1992, ông chuyển công tác sang Hội Nông dân Việt Nam , cơ quan cuối cùng ông làm việc là Báo Nông thôn Ngày nay và nghỉ hưu tại đây.

Tháng 4.2013

 


HUY TOÁN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chàng trai Hà Giang - Công dân toàn cầu tuổi 30
Chàng trai Việt 100% này (sinh ra lớn lên ở tỉnh vùng cao Hà Giang nghèo khó), đã ghi tên mình vào danh sách những chuyên gia hàng đầu thế giới về công nghệ điều khiển hệ thống điện thông minh lúc mới chỉ tròn 30 tuổi - đó là tiến sĩ Nguyễn Phúc Cường.
29/04/2013
Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động
HGĐT - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) được coi là “chìa khóa” để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động (NLĐ) và gia đình. Đặc biệt là ở các huyện nghèo được thụ hưởng chính sách ưu việt theo Quyết định 71 của Chính phủ.
29/04/2013
“Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong Quân đội”
HGĐT- Những năm qua, Đảng uỷ, Ban CHQS huyện Quản Bạ đã lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ QS-QP địa phương, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong Quân đội” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
26/04/2013
Kết quả từ Cuộc vận động 50
HGĐT- Những năm qua, Đảng uỷ Bộ CHQS tỉnh Hà Giang luôn xác định: Việc thực hiện tốt các nội dung, chỉ tiêu của CVĐ 50 về “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong triển khai thực hiện nhiệm vụ QS - QP địa phương hàng năm của LLVT tỉnh.
26/04/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.