Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động
HGĐT - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) được coi là “chìa khóa” để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động (NLĐ) và gia đình. Đặc biệt là ở các huyện nghèo được thụ hưởng chính sách ưu việt theo Quyết định 71 của Chính phủ.
Tuy nhiên, vấn đề XKLĐ vẫn chưa thực sự được người dân tham gia, hưởng ứng mạnh trong thời gian qua. Năm nay, với chỉ tiêu đưa 300 người đi XKLĐ, tỉnh ta sẽ hỗ trợ đắc lực các công ty tuyển dụng và NLĐ được lựa chọn đi XKLĐ. Đồng thời, triển khai các chính sách ưu đãi đối với những trường hợp này, đặc biệt với 6 huyện nghèo của tỉnh.
Hai năm qua, toàn tỉnh chỉ có 213 người đi XKLĐ, đạt 20,5% kế hoạch là một con số rất khiêm tốn. Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ đến chương trình XKLĐ. Một số thị trường truyền thống, như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật
Từ nay đến năm 2015, mỗi năm tỉnh phấn đấu xuất khẩu khoảng 300 lao động, đồng thời tiếp tục nâng cao trình độ, chất lượng nguồn để đáp ứng các thị trường có nhu cầu tuyển dụng chất lượng cao; thực hiện các chính sách hỗ trợ của tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ khi đi xuất khẩu. Nếu NLĐ là con gia đình thương binh, liệt sĩ, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người có hộ khẩu thường trú tại các xã miền núi của tỉnh có nhu cầu đi XKLĐ sẽ được hỗ trợ tạo điều kiện vay vốn nhanh, gọn. Ngoài ra còn hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với lao động không thuộc hộ nghèo, huyện nghèo đi XKLĐ. Để nâng cao nhận thức của nhân dân, ông Nguyễn Thanh Long, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: “Thời gian này, tại các huyện nghèo trong diện 30a của Chính phủ, các công ty XKLĐ đã tích cực phối hợp với phòng LĐ-TB&XH các huyện trực tiếp xuống các xã triển khai tuyên truyền chế độ, chính sách về XKLĐ cho cán bộ chủ chốt để cùng phối hợp tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân và NLĐ đăng kí tham gia. Đồng thời, thực hiện thông báo công khai, cung cấp cho nhân dân đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng đưa lao động đi XKLĐ. Từ đó, người dân hiểu được quyền lợi khi đi XKLĐ. Các hoạt động tuyên truyền, tư vấn... đã góp phần nâng cao trình độ cán bộ xã, bản và nhận thức của người dân trên địa bàn về công tác XKLĐ”. Tuy nhiên, ông Long cũng thừa nhận, chất lượng nguồn cung lao động từ các huyện nghèo cho thị trường lao động nước ngoài đang là bài toán khó đối với công tác XKLĐ của tỉnh hiện nay.
Để giải quyết được những định hướng về xuất khẩu lao động đối với người dân trên toàn tỉnh, đặc biệt là các huyện nghèo, thì các ngành, các cấp phải đồng bộ vào cuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, triển khai công tác xuất khẩu lao động. Cụ thể là các nội dung như: Giải quyết các thủ tục cấp hộ chiếu nhanh gọn, các ngân hàng cho vay vốn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NLĐ đảm bảo đủ và kịp thời; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa thông tin đến với người dân, góp phần quan trọng đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động là bước đi đúng, có hiệu quả thiết thực trong công cuộc giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.
Ý kiến bạn đọc