Bài học bố trí, quy tụ và sắp xếp dân cư ở Xín Mần

17:07, 30/04/2013

HGĐT - Thực hiện các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, kể từ năm 2007 đến hết 31.12.2012, Xín Mần đã có 740 hộ, với trên 3.000 khẩu được sắp xếp, di dời ra khỏi vùng nguy cơ sạt, lở. Hiện phần lớn đồng bào có cuộc sống ổn định tại nơi định cư mới, tập trung phát triển kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Thành công để lại nhiều bài học quý, đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề cần khắc phục.


Những kết quả đáng ghi nhận:

 

Trong vòng 5 năm (2007 – 2012), Xín Mần có 7 dự án được Thủ tướng Chính phủ và 4 Phương án do UBND tỉnh Hà Giang quyết định đầu tư theo Chương trình Bố trí, quy tụ và sắp xếp ổn định dân cư; với tổng vốn đầu tư được phê duyệt 210.586,44 triệu đồng. Hết năm 2012, vốn đã cấp 78.730,11 triệu đồng; huyện Xín Mần đã thực hiện thành công các điểm quy tụ dân cư, góp phần ổn định KT-XH trên địa bàn.



 Điểm quy tụ và di dời dân cư tại thôn Táo Thượng, xã Bản Ngò thực hiện năm 2012 với 32 hộ, gần 200 khẩu ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa.
 

Trở lại Đán Khao, Thính Tằng (2 thôn của xã Bản Ngò thực hiện di dời và quy tụ dân cư ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở cao được Xín Mần tổ chức thực hiện đầu tiên trong hơn 1 năm từ đầu mùa mưa 2008), đã có 33 hộ được hỗ trợ san nền, đầu tư đường, trường, nước sinh hoạt và trồng cấy, làm nhà trụ sở thôn, kéo điện sinh hoạt. Đến thời điểm hiện tại, nơi ở mới của đồng bào đã và đang bắt nhịp với cuộc sống mới trong phong trào Xây dựng Nông thôn mới. Đó là khu dân cư có hạ tầng tốt, nếp sống mới phát triển theo chiều sâu, dần thoát khỏi đói, nghèo. Quan trọng hơn là không còn nguy sạt, lở cơ đe doạ, giúp đồng bào yên tâm làm ăn.

 

Điểm tiếp theo là thôn Súng Sảng, thuộc thị trấn Cốc Pài, có 61 hộ đồng bào Mông xuống núi trước mùa mưa năm 2009. Đến nay, thời gian xuống núi chưa đầy 3 năm, song đồng bào đã khai hoang được trên 33 ha ruộng cấy lúa nước; mở rộng diện tích trồng cấy lên 2 vụ/năm nhờ nguồn nước tưới và mỗi năm làm 2 vụ ngô lai. Có lương thực, các mô hình phát triển kinh tế ngày một mở rộng, như chăn nuôi lợn, bò, tập trung cho thu nhập cao; trồng ngô “liên kết” với doanh nghiệp mang lại hiệu quả... Ở thôn Thèn Ván, xã Pà Vầy Sủ có 17 hộ đồng bào Mông được di dời trong mùa mưa năm 2011 cũng có nhiều đổi thay. Mới đây nhất, huyện tổ chức thành công mô hình di dân, xây dựng Cụm dân cư biên giới tại thôn Ma Lì Sán, Bản Phố hay tại điểm mốc 188, Hậu Cấu - xã Chí Cà phát huy hiệu quả cả lợi ích kinh tế lẫn an sinh xã hội.

 

Bài học thành công:

 

Nắm chắc thực tiễn, hiểu rõ lòng dân - đó là bài học trong một loạt các dự án di dời, quy tụ dân cư mà Đảng bộ, chính quyền huyện Xín Mần thực hiện thời gian qua.

 

Cụ thể hơn, trong tất cả các vùng, thôn, điểm dân cư di dời đều được huyện huy động tổng hợp lực lượng, từ cán bộ, chiến sĩ Công an, Biên phòng đến các tổ chức đoàn thể cùng lo giúp dân mọi việc. Và tại đó là những bữa cơm “đại đoàn kết” quân - dân rộn vui, đầm ấm, gắn kết. Chủ tịch UBND huyện Xín Mần - Hà Xuân Bình - đánh giá: Nếu không có sự gắn quân - dân, cán bộ, đoàn thể... không thể làm trôi chảy, nhanh gọn. Muốn quy tụ, di dời dân cư, xây dựng nông thôn mới, nhất thiết phải hiểu rõ, nắm chắc và tổ chức thực hiện đồng bộ trên tinh thần “Đại đoàn kết”, điều đó ở Xín Mần đã trở thành biểu tượng của “ý Đảng – lòng dân” và đều mang tới thành công rực rỡ. Đi liền đó là sự quan tâm ủng hộ và đầu tư của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành TƯ, của tỉnh và các tổ chức xã hội cùng chung tay, góp sức để giúp cái đồng bào cần và cho đồng bào cái họ thiếu...

 

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Hoàng Xuân Đẹp cho rằng: Vốn chậm và thiếu là lực cản lớn nhất trong thực hiện các dự án. Thực tế cho thấy, tổng vốn phê duyết trong các dự án là 210.586,44 tỷ đồng, đến nay mới cấp được 78.730,11 tỷ đồng, còn thiếu là 132.586,34 tỷ đồng, tức còn gần 2/3 chưa cấp. Xín Mần nằm trong 62 huyện nghèo của cả nước bởi xuất phát điểm là nền kinh tế chậm phát triển, do vậy thời gian tới, rất cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tất cả các cấp, ngành từ T.Ư tới tỉnh...

 


Bài, ảnh: Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tuổi trẻ Bắc Mê chung tay xây dựng quê hương giàu, mạnh
HGĐT - Đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) luôn được xác định là lực lượng nòng cốt đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, với chủ đề “Tuổi trẻ xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, Huyện đoàn Bắc Mê đã tích cực triển khai các phong trào, hoạt động thiết thực tới 100% cơ sở Đoàn xã, thị trấn
30/04/2013
Mang hạnh phúc đến các gia đình dân tộc thiểu số vùng cao biên giới
HGĐT - Hàng trăm cặp vợ chồng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa ở các huyện vùng cao nơi địa đầu Tổ quốc bồng bế con cái, dắt tay nhau tham gia đám cưới tập thể và vui mừng đón nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn từ chính quyền địa phương. Sự kiện do Tỉnh đoàn Hà Giang chỉ đạo các cơ sở Đoàn tham mưu cho chính quyền địa phương đứng ra tổ chức đã đem lại nhiều ý nghĩa
30/04/2013
Tác nghiệp ở thời khắc lịch sử
HGĐT - May mắn được tham gia tác nghiệp ở Sài Gòn trong ngày 30.4.1975 lịch sử, nhà báo Hoàng Thiểm, một người con của miền quê Xuân Giang, Quang Bình đã ghi lại được những hình ảnh cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Gần 40 năm kể từ trưa 30.4.1975, giờ đây nhà báo Hoàng Thiểm đang sống một cuộc sống giản dị ở phường Trần Phú, thành phố Hà Giang và kể lại cho lớp nhà báo
30/04/2013
Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động
HGĐT - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) được coi là “chìa khóa” để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động (NLĐ) và gia đình. Đặc biệt là ở các huyện nghèo được thụ hưởng chính sách ưu việt theo Quyết định 71 của Chính phủ.
29/04/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.