Sức sống Bản Nghè

08:32, 05/02/2013

HGĐT- Cơn “mưa xuân” rả rích suốt đêm qua khiến cho đường lên Bản Nghè sáng nay trơn trượt, khó đi; nhưng thông tin người dân Bản Nghè, xã Yên Cường (Bắc Mê) mấy năm nay làm ăn khấm khá, nhiều gia đình đã giàu lên, có tiền gửi tiết kiệm đến cả trăm triệu đồng... đã hấp dẫn tôi đi để khám phá “bí quyết” làm giàu của người dân giữa điệp trùng rừng núi này.



Có thêm nguồn thu nhập từ phát triển kinh tế, những ngôi nhà của người dân Bản Nghè ngày càng khang trang, to đẹp hơn.


Anh cán bộ xã dẫn đường là “thổ địa” vùng đất nơi này, vì thế mà chúng tôi may mắn chọn được địa điểm đẹp để ngắm toàn cảnh Bản Nghè. Những rừng Xoan, Mỡ sắp đến tuổi thu hoạch; đàn trâu, dê thung thăng gặm cỏ phía bên kia triền dốc, những ngôi nhà ngói mới vững chãi, to đẹp mọc lên, người phụ nữ trong bộ quần áo dân tộc Dao truyền thống duyên dáng bên bờ suối... Tất cả tạo nên một bức tranh sáng màu về cuộc sống của người dân giữa đại ngàn heo hút gió. Từ trên đỉnh núi, câuchuyện làm ăn của người dân Bản Nghè dần được trưởng thôn Dằn Văn Tanh hé lộ:“Toàn thôn hiện có 81 hộ, là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Dao. Trước đây, đường lên Bản Nghè xa xôi, vất vả; cuộc sống chậm rãi trôi đi giữa muôn vàn khó khăn với nguồn thu nhập ít ỏi từ sản xuất nông nghiệp; đời sống vật chất, tinh thần và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hầu như chưa được chú trọng; 81 hộ dân nơi đây phần lớn vẫn thuộc hộ nghèo. Trăn trở với cuộc sống, với giấc mơ làm giàu, người dân Bản Nghè cuối cùng đã tìm được lối đi riêng hiệu quả. Đó là việc đưa con trâu, con cá, cây Mỡ, cây Xoan vào làm cây, con mũi nhọn trong phát triển kinh tế của người dân”; nhờ vậy,tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm, đến nay chỉ còn 22 hộ nghèo; nhiều hộ đã có cơ nghiệp cả trên chục con trâu, hàng chục ha Mỡ sắp cho thu hoạch, vài cái áo cá Tầm đến tuổi đánh bắt như gia đình anh Dằn Văn Phẳng; Dằn Văn Thỉnh; Đặng Văn Đành... với thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, do phù hợp với điều kiện khí hậu nên người dân Bản Nghè sớm biết sản xuất rau, đậu các loại theo hướng hàng hóa, mang lại nguồn thu nhập khá. Kinh tế không ngừng phát triển; các vấn đề về văn hóa, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân được quan tâm, chú trọng. Chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng lên, gần 4 năm nay, thôn Bản Nghè không có người sinh con thứ 3; trên 50 % các hộ dân trong thôn di dời chuồng trại ra xa nhà ở; nhiều hộ gia đình tự bó láng nền nhà, chỉnh trang nhà cửa... giúp Bản Nghè tiến gần hơn đến các tiêu chí xây dựng NTM.

 

Trò chuyện với anh Dằn Văn Thỉnh, người đàn ông giàu nhất thôn – theo cách gọi của người dân nơi đây, anh Thỉnh cười: “Chẳng giám nhận cái danh giàu nhất thôn; gia đình tôi chỉ có 5 cái ao cá, trên 15 con trâu, nhiều dê, lợn, gà... Mỗi năm cho thu nhập trên một trăm triệu đồng...”. Ở cái thôn Bản Nghè xa xôi giữa rừng núi này, cái điều “chỉ có” ấy của gia đình anh Thỉnh và nhiều gia đình khác là một sự phát triển kinh tế vượt bậc đáng nghi nhận. Quan sát Bản Nghè, những người có mặt trong đoàn chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, khâm phục sức lao động của người dân khi mà địa hình nơi đây bị chia cắt mạnh, nhưng vẫn mọc lên rất nhiều ao cá. Những ao cá được hình thành từ sự đắp bờ, ngăn suối mà nên. Cá trên Bản Nghè nuôi lâu năm, nhiều con gần chục kg quẫy nước động cả một khoảng ao.

 

Mải mê trò chuyện, mải mê giữa cảnh sắc thiên nhiên hòa trong niềm vui no ấm, trưởng thôn Dằn Văn Tanh bỗng thở dài: “Nhưng Bản Nghè chưa có điện lưới, đường giao thông ngoằn ngoèo khó đi, trơn trượt vào mùa mưa; cầu gỗ tạm bắc qua con suối đã hổng hoác, nhìn rõ cả một vạt nước phía dưới... khiến cho sinh hoạt của người dân gặp nhiều trở ngại. Điện dùng bằng tua bin nước không đủ để tải các thiếtbị khác nên chất lượng cuộc sống của người dân chưa được nâng cao...”. Đó cũng lànhững điều trăn trở lớn nhất mà người dân Bản Nghè muốn gửi đến các cơ quan chức năng.

 

Chia tay Bản Nghè khi bóng chiều đã đổ dài trên rừng Mỡ, rừng Xoan; anh Dằn Văn Thỉnh giữ mãi cái nắm tay bịn rịn: “Phiên chợ trâu, bò Yên Cường ngày cuối năm, nhà báo nhớ về thăm nhé; người dân Bản Nghè năm nay dắt trâu xuống chợnhiều lắm đó, để sắm tết sung túc hơn mà...”.


BIỆN LUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mong có thêm nhiều người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Nước - một phần tất yếu của cuộc sống. Có đủ nước sinh hoạt để dùng hàng ngày - ước nguyện tưởng như rất đơn giản nhưng lại là khát khao của bao thế hệ người dân vùng cao Hà Giang. Thấu hiểu niềm mong mỏi của người dân, hàng năm Chương trình MTQG nước sinh hoạt - VSMT nông thôn đã đầu tư cho tỉnh ta hàng chục tỷ đồng để thực hiện mục tiêu cấp nước cho
31/01/2013
Trung tâm Dạy nghề huyện Quản Bạ: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Trung tâm Dạy nghề huyện Quản Bạ được xây dựng, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2009, với chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghề cho lao động khu vực nông thôn trên địa bàn huyện. Mặc dù mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, nhưng Trung tâm Dạy nghề huyện Quản Bạ đang dần khẳng định là một địa chỉ tin cậy trong công tác đào
31/01/2013
Xuân qua miền di sản Ruộng bậc thang
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Những thời khắc cuối cùng của năm Nhâm Thìn đang dần trôi qua, nhường chỗ cho năm mới, năm Quý Tỵ với kỳ vọng về một cuộc sống đầm ấm, sung túc sẽ đến với người dân miền di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Cũng giống như đồng bào các dân tộc sinh sống trên mảnh đất Hà Giang, khi những thửa ruộng đã gặt xong, thóc khô cất đầy gác, đầy kho, người dân lại
31/01/2013
Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết
HGĐT- Ngày 3.2, Đồng chí Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có chuyến thăm, tặng quà gia đình các đồng chí: Nguyễn Chí Tuy, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (đã mất); Hoàng Văn Vương, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Viết Xuân, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
05/02/2013