Nhộn nhịp các Phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi” dịp áp Tết

16:16, 02/02/2013

HGĐT- Thời gian qua, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, với sự vào cuộc tích cực của ngành Công thương, các địa phương và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng Hà Giang đã và đang có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và tâm lý tiêu dùng.


Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, năm 2012, với sự nỗ lực lớn, ngành Công thương triển khai được 12 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi (ĐHVVNTMN). Qua đó, từng bước giúp cho người dân hướng về các mặt hàng Việt. Tuy nhiên, đứng trước khó khăn của một địa phương miền núi, biên giới, điều kiện KT – XH còn vô cùng khó khăn, đó cũng là trở ngại để hàng hóa chất lượng có thể đến được với bà con. Hơn nữa, lợi dụng địa bàn biên giới, nhận thức của người dân tại các vùng không đồng đều, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng giả đã xuất hiện, trở thành nỗi lo đối với người tiêu dùng...

 

Để tiếp tục thúc đẩy nhận thức của người dân, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mục tiêu tổ chức các phiên chợĐHVVNTMN được tỉnh ta rất quan tâm, chú trọng. Trong các cuộc làm việc với Trung ương, với Bộ Công thương mới đây, tỉnh ta luôn đề xuất tiếp tục tăng cường hỗ trợ để Hà Giang có điều kiện tổ chức triển khai nhiều phiên chợ ĐHVVNTMN. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng đã có sự chỉ đạo, tạo điều kiện cho ngành Công thương triển khai đẩy mạnh các hoạt động ĐHVVNTMN. Ngay trong dịp đầu năm 2013 này, UBND tỉnh đã phê duyệt và hỗ trợ kinh phí tổ chức 5 phiên chợ ĐHVVNTMN quý I.2013. Qua đó, ngay trong tháng 1 này, là thời điểm áp Tết Nguyên đán, có 5 phiên chợ ĐHVVNTMN được tổ chức tại các địa phương như: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh và Đồng Văn. Địa bàn tổ chức là các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa như Thàng Tín, Thèn Phàng, Du Già, Lũng Phìn, Nghĩa Thuận. Các phiên chợ được tổ chức với quy mô 25 gian hàng Việt của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh do Trung tâm Khuyến công xúc tiến công thương tỉnh lựa chọn mời.

 

Cùng với mục tiêu vừa tạo điều kiện cho tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của địa phương và trong nước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, các phiên chợ ĐHVVNTMN đặc biệt chú trọng đến việc quảng bá và đem đến cho người dân cơ hội được tiếp cận với những mặt hàng Việt đa dạng như: May mặc, gốm sứ, đồ gia dụng, các mặt hàng thực phẩm, hàng nông nghiệp... Đây là điều rất cần thiết trong dịp Tết Nguyên đán, bởi từ trước đến nay những địa bàn vùng sâu, vùng xa thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc tiếp cận với các mặt hàng tiêu dùng Việt đảm bảo các tiêu chí về giá cả, chất lượng phù hợp với điều kiện của người dân. Từ đó, đặc biệt là địa bàn các huyện biên giới, hàng hóa nhập ngoại với giá rẻ, nhưng nguồn gốc, chất lượng thì luôn đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại đối với người dân. Thông qua việc tiếp tục tổ chức các phiên chợ ĐHVVNTMN, là một dịp để đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, cổ vũ, tôn vinh sử dụng hàng Việt, phát huy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam. Qua đó, cũng góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...

 

Trao đổi với chúng tôi, chị Lê Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công xúc tiến công thương Hà Giang cho biết, việc tổ chức các phiên chợ tại những địa bàn khó khăn, vùng biên giới thường gặp không ít khó khăn do đường xá đi lại vất vả, phải di chuyển xa và điều kiện thời tiết luôn bất thường... Bởi vậy, anh em cán bộ của Trung tâm, các huyện đã phải rất nỗ lực để vượt qua khó khăn, vất vả để tổ chức tốt các phiên chợ với mong muốn đem lại lợi ích cho đồng bào các địa phương. Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng đã tích cực thể hiện trách nhiệm với việc tham gia ĐHVVNTMN. Trên quan điểm chia sẻ với người dân những vùng khó khăn, do đó mỗi phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi năm 2012 và 5 phiên chợ đầu năm nay, ngành Công thương tiếp tục giành sự quan tâm đến người dân ở các địa phương tổ chức phiên chợ ĐHVVNTMN bằng việc tặng 10 suất quà/1phiên, trị giá trên 500.000đ/suất cho người nghèo, gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó.


HUY BA

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng hành mang niềm vui đến với người nghèo
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Trong nhiều năm qua nói chung và năm 2012 nói riêng đã có rất nhiều những tổ chức tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã đồng hành, phối hợpcùng với Báo Hà Giang tổ chức tuyên truyền vận động kêu gọi những tấm lòng hảo tâm mang niềm vui đến cho những người nghèo. Các tổ chức, các nhân, quyên góp tiền, hàng, lương thực, thực phẩm, chăn màn, quần áo ấm và
31/01/2013
Về xã đỡ đầu trước thềm Xuân Quý Tỵ
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Nằm dọc tỉnh lộ 176, cách thị trấn huyện lỵ Mèo Vạc 8 km là trung tâm xã Sủng Trà. Là cửa ngõ bước vào huyện nên Sủng Trà có con “đại lộ” cho hai làn xe thoáng đãng. Dọc hai bên đường là những mái nhà phibrô xi măng của bà con hạ sơn từ trên các triền núi về đây hội tụ. Nếu không có cảnh núi non trùng điệp thì ở đây cũng không khác gìmấy với các điểm xã ở
31/01/2013
Trung tâm Dạy nghề huyện Quản Bạ: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Trung tâm Dạy nghề huyện Quản Bạ được xây dựng, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2009, với chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghề cho lao động khu vực nông thôn trên địa bàn huyện. Mặc dù mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, nhưng Trung tâm Dạy nghề huyện Quản Bạ đang dần khẳng định là một địa chỉ tin cậy trong công tác đào
31/01/2013
Xuân qua miền di sản Ruộng bậc thang
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Những thời khắc cuối cùng của năm Nhâm Thìn đang dần trôi qua, nhường chỗ cho năm mới, năm Quý Tỵ với kỳ vọng về một cuộc sống đầm ấm, sung túc sẽ đến với người dân miền di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Cũng giống như đồng bào các dân tộc sinh sống trên mảnh đất Hà Giang, khi những thửa ruộng đã gặt xong, thóc khô cất đầy gác, đầy kho, người dân lại
31/01/2013