Lên với Đường Thượng mùa xuân này

16:03, 14/01/2013

HGĐT- Chúng tôi về Đường Thượng (huyện Yên Minh) vào đúng dịp đồng bào Mông ở đây tổ chức tết cổ truyền của mình. Với cách tính lịch mỗi tháng 30 ngày, mỗi năm đủ 360 ngày là người Mông ăn tết. Bởi vậy, tết của người Mông ở một số vùng thường đến sớm hơn tết của các dân tộc khác.



         Nô nức đi lễ hội Gầu Tào ở Đường Thượng (Yên Minh). Ảnh: Lê Lâm

Đường Thượng! Chỉ cái tên gọi cũng gợi lên trong tôi bao điều. Đó là vùng đất của Sùng Chứ Đà, một chúa đất người Mông với biết bao giai thoại huyền hoặc mà trong đó cây cột đá tử thần do ông cho người đẽo tạc nên (để răn đe những người phạm tội) vẫn đang được đặt tại Bảo tàng tỉnh. Đó cũng là vùng căn cứ cách mạng đầu tiên của vùng núi phía Bắc tỉnh ta. Từ rất sớm, đồng bào nơi đây đã nuôi giấu cán bộ cách mạng, giác ngộ tinh thần yêu nước… Tất cả những điều này đã khiến tôi háo hức tìm về Đường Thượng mùa xuân này.


Từ Quốc lộ 4C (Quản Bạ đi Yên Minh) đường rẽ vào Đường Thượng qua Lùng Tám, Thái An (Quản Bạ) mới được nâng cấp nên mặc dù trời mù nhưng quãng đường hơn 40km chỉ đi mất một tiếng đồng hồ. Đường Thượng hiện ra trước mắt chúng tôi mờ ảo bởi sương mù bao phủ. Trung tâm xã Đường Thượng nằm trong một thung lũng trải dài, bốn bề là núi đá lô nhô cao ngất. Tìm hiểu thêm tôi được biết Đường Thượng là một trong số ít xã có được thung lũng đẹp, rộng của vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Một trong những điểm đặc biệt là đất ở thung lũng Đường Thượng vô cùng màu mỡ, đất mịn, đen thẫm rất phù hợp với các loại cây trồng vùng ôn đới. Tuy nhiên vào thời điểm này, chỉ có một số ít ruộng trồng rau cải, còn lại là bỏ không. Bà con bảo đây là thời gian cho đất nghỉ ngơi, bổ sung mỡ màu chuẩn bị cho một vụ gieo trồng mới.


Trụ sở xã Đường Thượng được xây dựng khá khang trang. Đón chúng tôi tại trụ sở là Bí thư Đảng ủy xã Sùng Mí Vư. Anh là một trong những lãnh đạo xã trẻ, có trình độ của huyện Yên Minh. Anh cho chúng tôi biết: Ngay từ đầu năm, cấp ủy chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất như cung ứng vật tư, giống cây trồng…; tuyên truyền, vận động đồng bào gieo trồng đúng thời vụ, đúng kỹ thuật. Do vậy, tổng diện tích thực hiện trong năm là 1.094 ha, tăng 21,5 ha so với năm trước. Cây trồng của xã chủ yếu là ngô, lúa và các loại rau đậu. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 17.674 tấn. Trong năm qua, toàn xã gieo trồng được 367ha đậu tương với năng suất đạt 13tạ/ha; trồng mới được 25ha thảo quả, nâng diện tích thảo quả của xã lên 45ha. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi cũng được xã xác định là mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Cả xã có trên 4.400 gia súc, trên 8.000 gia cầm. Công tác xóa nghèo là một nội dung quan trọng trong phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới”. Năm qua, Đường Thượng đã có 54 hộ thoát nghèo, xóa được 20 nhà tạm…


Vượt lên những khó khăn về thời tiết như hạn hán kéo dài, sản xuất nông nghiệp của Đường Thượng trong năm qua đã đạt được những kết quả đáng mừng, góp phần tạo nên cuộc sống tốt hơn cho đồng bào. Với tổng số 10 thôn, trong đó đa phần là đồng bào Mông, Đường Thượng cũng như bao xã vùng cao khác của Hà Giang vẫn đang từng ngày kiên cường vượt khó đi lên. Bác Sùng Đại Dùng, nguyên Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, người đã có một thời gắn bó với Đường Thượng hồ hởi cho chúng tôi biết: Đường Thượng ngày trước khổ lắm. Chẳng phải đâu xa, mà đến tận những năm đầu thập kỷ 90, Đượng Thượng vẫn còn là một nơi gắn liền với thuốc phiện và đói nghèo. Ngày ấy, vào dịp tháng 3, cả vùng thung lũng rộng lớn của Đường Thượng rực rỡ màu sắc của hoa thuốc phiện. Nhưng đằng sau vẻ đẹp ma mị đó thì cả xã có 270 hộ thì số người nghiện thuốc phiện cũng tương đương. Người dân thì nghèo, đến cái bát ăn cơm còn chẳng có nhưng thuốc phiện thì bày bán la liệt như bánh bò. Trong khi nơi đâu cũng hưởng ứng việc xóa bỏ cây thuốc phiện thì Đường Thượng người trồng vẫn trồng, người nghiện vẫn nghiện, đến cả Bí thư, Chủ tịch xã cũng nghiện. Tình hình vô cùng cấp bách, được sự phân công của tỉnh, bác Dùng nhận nhiệm vụ với một yêu cầu là được trưng tập bác Ma Khái Sồ (cũng nguyên là Chủ tịch MTTQ tỉnh Hà Tuyên đã nghỉ hưu) cùng mình thực hiện nhiệm vụ. Thế là bác Dùng đứng ra lo chủ trương, đường lối, bác Sồ thì trực tiếp vào dân làm công tác vận động. Bác Dùng bảo tôi: Không đơn giản đâu cháu ơi, cũng phải biết uống rượu một tí, biết hút thuốc một tí, rồi mới từ từ tâm sự, vận động, giải thích, dân người ta tin mình thì người ta mới nghe. Mưa dầm thấm lâu, đồng bào Đường Thượng đồng ý làm theo cách của bác Dùng là không trồng cây thuốc phiện nữa mà chuyển sang trồng cây cải dầu. Vụ đầu tiên trồng cải dầu, Đường Thượng thu hoạch được trên 5 tấn hạt cải dầu đổi gạo với Nhà nước. Năm ấy, nhà nào cũng có gạo ăn. Lúc bấy giờ, người ta mới tin rằng dù xóa bỏ cây thuốc phiện, trồng cây khác cũng có thể ấm no mà lại không lo nghiệp ngập. Từ nhận thức đó, Đường Thượng đã xóa bỏ được cây thuốc phiện, xóa bỏ được bóng ma thuốc phiện ám ảnh bao cuộc đời của vùng đất này.


Nghĩ về quá khứ để thấy trân trọng hơn cuộc sống ngày hôm nay. Cuộc sống của người dân Đường Thượng vẫn còn gian nan song so với những gì trước đây thì quả là sự đổi thay rất đáng kể. Đồng bào đã có cuộc sống ấm no hơn, con cái được đến trường học hành, được chăm sóc sức khỏe, đường làng ngõ xóm được xây dựng mở mới, xe máy đang dần trở thành phương tiện giao thông chính của mọi nhà… Kết quả đó có được là nhờ tâm huyết của bao lớp cán bộ đã gắn bó với mảnh đất này. Hiện nay, Đường Thượng có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ, có trình độ lại là người địa phương, thấu hiểu sâu sắc những khó khăn của đồng bào mình để có cách nghĩ, cách làm đúng, trúng. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể được xã nghiêm túc thực hiện. Toàn Đảng bộ có tổng số 116 đảng viên, sinh hoạt tại 15 chi bộ. Công tác kiểm tra giám sát của Đảng được thực hiện tốt đã giúp chấn chỉnh những sai phạm của tổ chức Đảng và đảng viên. Qua đó đã tạo được lòng tin của đồng bào đối với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.


Mùa xuân này, người dân Đường Thượng còn có thêm niềm vui mới, đó là lần đầu tiên sau mấy chục năm vắng bóng, lễ hội Gầu Tào- một trong lễ hội truyền thống đặc sắc nhất của đồng bào Mông- đã được khôi phục lại với đúng những nghi lễ xa xưa. Người già lại bồi hồi nhìn bóng cây nêu, nhớ câu hát cũ, điệu khèn xưa, nhớ bạn, người còn người mất… Người trẻ thì háo hức tìm về những giá trị truyền thống của dân tộc mình. Và tôi, một người phụ nữ Mông, cả đời sống ở nơi phố thị, nói tiếng Việt sõi hơn cả tiếng mẹ đẻ chợt nhận ra rằng chỉ khi ta thấu hiểu nguồn cội sâu xa của dân tộc mình, khi đó ta mới tìm thấy bản thân mình.


Một mùa xuân mới đang về trên quê hương Đường Thượng. Dù còn nhiều gian khó song tin tưởng rằng với sự quyết tâm của Đảng bộ và người dân nơi đây, trong thời gian không xa, Đường Thượng sẽ trở thành một điểm sáng về phát triển KT-XH của huyện Yên Minh và là một điểm đến của du khách mỗi khi lên với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.


Hùng Hiền

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Báo Hà Giang - Đoàn từ thiện Hà Nội và Hội những người từng công tác tại Hà Giang: Tặng quà hộ nghèo
HGĐT- Ngày 11.1, tại xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc, Báo Hà Giang phối hợp với Đoàn từ thiện Hà Nội đã tổ chức chúc Tết Đảng uỷ - UBND xã và trao quà cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn. Đến dự và trao quà có đồng chí Sùng Mí Chứ, Phó tổng Biên tập Báo Hà Giang; bà Trần Thị Ánh Tuyết, Trưởng đoàn Từ thiện Hà Nội và các thành viên; đại diện lãnh đạo huyện Mèo Vạc và xã Sủng Trà
14/01/2013
Mang cờ Tổ quốc đến biên giới, hải đảo
Nhằm tăng cường bồi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống Cách mạng cho thế hệ trẻ, Tỉnh Đoàn Hải Dương vừa phát động chương trình Tô thắm màu cờ Tổ quốc với sự tham gia của hơn 2.000 đoàn viên thanh niên.
14/01/2013
Chỉ mua bán với... “khách quen”(!)
HGĐT- Ngày đầu tiên Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chính thức có hiệu lực (10.1), các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh đã chấp hành đúng quy định. Tuy nhiên, thị trường vàng đã xuất hiện tình trạng mua, bán... ngầm(!)
12/01/2013
Sủng Máng, đổi thay từ nghề may truyền thống
HGĐT- Đến với xã Sủng Máng (Mèo Vạc) hôm nay sẽ dễ dàng nhận ra sự đổi thay ngay từ diện mạo của mỗi thôn, xóm. Trong màn sương dày đặc và cái lạnh đến tê tái đặc trưng của miền sơn cước này vẫn có thể nhìn thấy những ngôi nhà mới khang trang đang nối tiếp nhau “mọc lên” trên triền đá, cuộc sống ấm no đang trở về nơi đây khi người dân có sự đổi thay từ cách nghĩ đến cách làm.
12/01/2013
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.