Bác Hồ với mùa Xuân Hà Giang
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Mùa Xuân như có một cái gì đó định mệnh gắn liền với Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Có thể bắt đầu từ mùa Xuân năm 1930, khi cách mạng thế giới có những bước phát triển thuận lợi, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại biểu của Quốc tế Cộng sản, ngày 3.2.1930, Ngườiđã sáp nhập ba tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), tại Hương Cảng, Trung Quốc, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại, mở ra một thời kỳ mới của cách mạng vô sản theo học thuyết Mác.
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SỐNG MÃI TRONG SỰNGHIỆP CỦA CHÚNG TA!
Những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác luôn hướng về Tổ quốc, cùng Đảng tổ chức, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đứng lên từng bước đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. Để rồi từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, đúng vào mùa Xuân năm 1941, khi thời cơ cách mạng đã đến, Người từ Trung Quốc trở về Tổ quốc ngày 28.1.1941 tại vùng biên giới tỉnh Cao Bằng, trực tiếp cùng Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật, làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nôngđầu tiên ở Đông - Nam Á. Con đường đi làm cách mạng của Người là cả một chặng đường lịch sử gắn với vận mệnh dân tộc. Có một nhà thơ đã viết: Cuối trời Bác đi ngàn sóng tiễn/ Ngày về hoa nở thắm vùng biên/ Ba mươi năm thức tìm chân lý/ Lập nước Việt
Mùa Xuân này Bác đã đi xa44 năm. Với Hà Giang, kể từ mùa Xuân 1961 Người lên thăm Đảng bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh nhà, đến nay đã 52 năm. Vậy là hơn nửa thế kỷ, trong trái tim đồng bào 22 dân tộc Hà Giang, hình ảnh Bác Hồ vẫn in đậm trong trái tim mỗi người dân như cơm ăn nước uống hàng ngày... Nhớ lại những tháng năm ấy, giữa lúc miền Bắc đang đẩy mạnh hàn gắn vết thương chiến tranh,kiến thiết đất nước tiến lên xây dựng XHCN, nửa nước - miền Nam vẫn còn dưới áchcai trị của đế quốc Mỹ xâm lược. Mặc dù bận trăm công ngàn việc, Bác Hồ đã lên thăm Hà Giang- một tỉnh biên cương cực Bắc của Tổ quốc, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Chính phủ, của Người với đồng bào các dân tộc. Ngày lên thăm Hà Giang, trước Lễ đài tại sân vận động Người căn dặn: “Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải đoàn kết, ra sức tăng gia, sản xuất, phát triển chăn nuôi, khai thác lâm thổ sản, giữ gìn vệ sinh và cố gắng xóa mù chữ. Các dân tộc từ huyện đến khu cần phải ra sức giúp đỡ đồng bào rẻo cao...”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, được sự giúp đỡ trách nhiệm của các bộ, ngành Trung ương, trực tiếp là Đảng bộ Hà Giang, 22 dân tộc anh em trong tỉnh luôn đoàn kết bên nhau, vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, thách thức, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng... đã từng bước đưa Hà Giang vươn lên XĐGN, phát triển KT- XH, giữ vững QP- AN, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, luôn xứng đáng là một tỉnh phên giậu vững chắc biên cương của Tổ quốc. Từ một tỉnh sau tái lập thuộc diện nghèo nhất nước, sau 21 năm chia tách, Hà Giang đã vươn lên trở thành tỉnh có nền kinh tế tốc độ tăng trưởng luôn cao, năm 2012 đạt 10,78%; thu nhập bình quân đầu người đạt 11, 1 triệu đồng/năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1.200 tỷ đồng, tăng cao so các năm trước. Đặc biệt tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 98%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 30,06%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,76%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 55,6%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch 64, 5%v.v... Đến nay 100% các xã có đường ô tô trải nhựa đến trụ sở, nhiều xã có đường ô tô xuống thôn. Chương trình: Điện, đường, trường, trạm củatỉnh từ đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIII đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, đặc biệt ở vùng sâu, xa, biên giới nâng lên rõ nét. 100% các xã có trụ sở làm việc của UBND, nhà trạm xá xã, trường học cao tầng, điện về xã, có nhiều nơi đến thôn... Chương trình bể nước, mái nhà, con bò ở 4 huyện vùng cao nguyên đá Đồng Văn đã cơ bản giúp cho gần 20 vạn đồng bào thoát khỏi cảnh thiếu nước trầm trọng vào mùa đông. Kinh tế thị trường đã tỏa sâu vào tận xóm thôn, làng bản, đồng bào các dân tộc thiểu số không còn xa lạ với từ kinh tế hàng hóa. Bà con ở vùng cao phía Bắc hay phía Tây... của tỉnh đã biết trồng cỏ để phát triển chăn nuôi bò hàng hóa, từ đó hình thành chợ bò ở huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh... Trong lao động sản xuất, XĐGN đã xuất hiện hàng ngàn hộ đồng bào thiểu số lao động giỏi, XĐGN nhanh... Các chương trình đưa báo chí như: PT-TH đến với bà con đạt từ 92 đến 98%; báo Hà Giang và các loại báo ngành trung ương đã đến tận thôn, bản, trường học... không ngừng nâng cao dân trí cho đồng bào... Đặc biệt chương trình XDNTM do Đảng ta lãnh đạo, hơn 2 năm qua bộ mặt nông thôn Hà Giang như một công trường xây dựng, được gắn với các chương trình, dự án đã nâng cao hiệu quả đầu tư, cộng sự đóng góp của nông dân bước đầu tạo cho nông thôn ở miền núi, biên giới vùng sâu, xa một nền tảng vững chắc để đồng bào xây dựng cuộc sống mới.
Mùa xuân mới lại về trên quê hương Hà Giang. Thị xã Hà Giang ngày Bác lên thăm nay đã thành thành phố khang trang, xanh, sạch, đẹp... Đồng bào các dân tộc Hà Giang đang phấn khởi đón xuân về, trong những cành đào, mận, lê trắng muốt... rộ nở khắp núi rừng, bà con các dân tộc như thấy Bác đang về thăm Hà Giang cùng mùa xuân. Hà Giang đang từng bước thực hiện rất tốt lời căn dặn của Người.
1/ 2013
Ý kiến bạn đọc