Ghi nhận về tấm lòng của những người thợ mỏ

07:39, 27/12/2012

HGĐT- Chúng tôi đến xã biên giới Thắng Mố - nơi khó khăn nhất nhì của huyện Yên Minh trong những ngày đầu đông. Thật khó có thể cắt nghĩa về cái rét tê tái nơi biên ải xa xôi toàn đá là đá này. Mùa đông ở đây xám xịt, bao phủ khắp miền Cao nguyên đá có tuổi đời trên 550 triệu năm kiến tạo, hình thành.


Tại trường PTCS xã, tiếng trẻ bi bô đọc bài tưởng như xua tan đi cái lạnh. Chủ tịch xã Thắng Mố Nguyễn Văn Việt cho biết: Trong nhiều năm gần đây, cùng sự cố gắng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã, địa phương đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chia sẻ của tập thể cán bộ, công nhân Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang trợ giúp, ủng hộ trên nhiều mặt đời sống, văn hoá, xã hội. Ngôi trường khang trang hiện nay cho con em các dân tộc trong xã học hành có sự đóng góp rất quan trọng của người thợ mỏ. Ngôi trường được đầu tư đổ bê tông toàn bộ sân chơi, xây tường rào, bể nước và đưa nước về tận nơi phục vụ cho các em học sinh và thầy, cô giáo. Tính sơ bộ tiền quyên góp của các thợ mỏ đưa vào đây trên 500 triệu đồng. Hiệu trưởng nhà trường, thầy Phùng Viết Bình tâm sự: Những năm trước kia thầy và trò vất vả lắm. Mùa mưa phùn gió rét lại càng vất vả hơn vì trơn trượt, vì mây mù bao phủ. Thiếu nước diễn ra trầm trọng, qua rất nhiều nămthầy trò vẫn phải dùng can, thùng nhựa đi vài cây số lấy nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Cả trường vài trăm con người thay phiên nhau đi lấy nước. Mưa trơn, mây mù ướt át sân trường trơn như đổ mỡ làm ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động nhà trường... Từ ngày, được Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản giúp đỡ xây dựng sân trường, bể nước, dẫn nước về, nhà trường có đủ nước ăn, sinh hoạt, sân chơi và rất nhiều đồ dùng phục vụ cho đời sống, học tập của các cháu. Sự chia sẻ của những người thợ mỏ, thầy trò nhà trường rất biết ơn, biết nói bao nhiêu cũng là chưa đủ. Chủ tịch xã Thắng Mố đưa tôi đến các gia đình nghèo được sự trợ giúp của doanh nghiệp mua bò trao tận tay để chăn nuôi vượt lên khó khăn là: Thào Vả Pao, thôn Sủng Máng; Vàng Thị Thò, thôn Mào Phố và anh Tráng Mí Chứ ở Sủa Tráng. Cả ba gia đình đều rất vui khi cả 3 con bò đều đẻ được những con bê con được 4 tháng tuổi. Chị Thò nói với tôi: Sau hơn một năm chăn nuôi bò do Công ty hỗ trợ, gia đình chị đã có cơ hội... thoát nghèo. Vui bụng lắm, khi nào về Hà Giang cho bà con tôi trên này gửi lời cám ơn các anh thợ mỏ nhiều lắm đấy.


Theo dấu chân người thợ mỏ tôi trở lại xã Mậu Duệ, tới thăm bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Đa khoa. Trong không gian xanh, sạch, thoáng mát của bếp ăn có hàng chục bệnh nhân nghèo đang được trợ cấp bữa ăn trong khi đến bệnh viện điều trị. Các y, bác sĩ bệnh viện cho biết, có được nơi nấu ăn khang trang hiện nay giúp đỡ các bệnh nhân đến khám, điều trị là sự đóng góp, chia sẻ của những người thợ mỏ tại mỏ Ăng ti mon Mậu Duệ quyên góp, xây tặng. Trị giá nhà cửa, nội thất phục vụ nấu ăn... là của thợ mỏ. Trở ra khu trung tâm xã Mậu Duệ là các công trình: Sân chợ đổ bê tông trên 200 triệu đồng; Nhà văn hoá thôn Bắc Luy trên 350 triệu đồng; Nhà văn hoá khu phố Mậu Duệ trên 100 triệu đồng cũng được các người thợ mỏ quyên góp xây tặng, tạo thành bộ mặt mới cho xã vùng cao còn khó khăn này. Anh Đào Xuân Tuất, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang cho biết: Cùng với sự chia sẻ giúp đỡ xã Thắng Mố và Mậu Duệ, Công ty còn giúp đỡ xã Du Già xây 1 nhà công vụ, 1 nhà bếp ăn tình thương; hỗ trợ trên 70 triệu đồng mua đóng giường tầng cho các cháu học sinh trường THPT huyện Mèo Vạc; mua bò trao tận tay cho các hộ nghèo huyện Yên Minh. Mới đây nhất, tập thể cán bộ, công nhân Công ty còn đóng góp trên 1 tỷ đồng giúp đồng bào Yên Minh xây dựng nông thôn mới và mua thêm 20 con bò trị giá 160 triệu đồng giúp cho 20 gia đình nghèo có bò nuôi tìm cơ hội thoát nghèo. Giám đốc Công ty Trịnh Ngọc Hiếu đã từng chia sẻ và coi sự sẻ chia giúp đỡ người nghèo, ủng hộ công tác an sinh xã hội vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của anh chị em trong doanh nghiệp trong rất nhiều năm qua. Đồng thời chỉ rõ, người thợ mỏ của đơn vị coi việc ủng hộ xoá nghèo tại địa phương là công việc “không tách rời” trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu đề ra là: Làm giàu cho mình, cho nhà nước và chia sẻ cho cả xã hội. Trong 6 năm liên tục, những cán bộ, công nhân của đơn vị đã quyên góp, ủng hộ trên 6 tỷ đồng để xây dựng trường học, bếp ăn, nhà văn hoá, tặng bò... Tính bình quân mức đóng góp cho công tác an sinh xã hội của mỗi người thợ mỏ không dưới 30 triệu đồng/người/năm. Đấy là chưa nói đến sự ủng hộ, chia sẻ trong các ngày lễ, tết đối với các đơn vị trường học, bệnh viện trên địa bàn Mậu Duệ, nơi người thợ mỏ đóng chân, hay việc ủng hộ, giúp đỡ xã Du Tiến trong đợt lũ năm 2004 và những năm tiếp theo đó tại xã này.


Theo đánh giá chung đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh thì Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang vẫn là đơn vị đi tiên phong trong công nghệ khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản. Đồng thời cũng là doanh nghiệp có đóng góp lớn nhất trong nhiều năm liên tục vào ngân sách nhà nước tại địa phương. Mức đóng góp ngân sách liên tục tăng cao qua các năm. Cụ thể: Năm 2006, Công ty nộp ngân sách tỉnh là 1,7 tỷ đồng, đến năm 2010, nộp 14,8 tỷ đồng, năm 2011 là 28,1 tỷ đồng, năm 2012 dự kiến nộp ngân sách khoảng 44 tỷ đồng.


Với gần 200 người thợ mỏ trong Công ty, nhiều năm qua đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp rất lớn cho công tác xã hội. Tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ doanh nghiệp, sự chuyên cần của người thợ và “tấm lòng vàng” của họ sẽ và mãi tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp người thợ mỏ để góp phần làm giàu cho quê hương.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thanh Sơn, niềm vui nghề làm giấy bản
HGĐT- Trong nhịp sống hối hả, nhiều nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Nhưng đến thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang), không khỏi ngỡ ngàng khi nơi đây chỉ cách huyện lị hơn 1km mà cái cốt cách vẫn còn nguyên trong một làng nghề làm giấy bản. Bà con dân tộc Dao nơi đây cho biết, nghề được truyền lại từ thời các cụ ngày xưa, duy trì nó vừa vui, vừa có
25/12/2012
Đẹp mãi hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”
HGĐT- Hàng năm tháng 12 đến, trong lòng mỗi người dân Việt Namkhông khỏi trào dâng một niềm cảm súc tự hào mãnh liệt, Ngày 22.12 cách đây 68 năm đội quân vũ trang đầu tiên do Hồ Chí Minh và Đảng ta sáng lập - Tiền thân của QĐND Việt Nam,được sinh ra từ nhân dân, vì nhân dân chiến đấu, hy sinh. Và ngày đó đã trở thành dấu son lịch sử cách mạng tiếp nối truyền thống dựng nước
22/12/2012
Thăm, tặng quà gia đình, người có công với cách mạng
HGĐT- Nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 23 năm ngày quốc phòng toàn dân, sáng 21.12, Trường THCS Yên Biên (TPHG) tổ chức cho các em học sinh đi thăm, tặng quà gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng trên địa bàn TPHG.
21/12/2012
Bộ đội PK-KQ với sự nghiệp bảo vệ bầu trời Trường Sa!
Trường Sa những ngày tháng 12, thời điểm trung tâm của mùa mưa bão, gió muối khắc nghiệt của biển cả. Song, gạt qua tất cả trên khuôn mặt của những người lính phòng không - không quân vẫn rạng ngời ánh lên một niềm tin, vinh dự tự hào. Tất cả đang hừng hực một khí thế thi đua sôi nổi, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ nhằm lập thành tích chào mừng kỉ niệm 40 năm chiến thắng
21/12/2012
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.