Mèo Vạc tập trung giải quyết việc làm cho người lao động
HGĐT- Hàng năm, huyện Mèo Vạc có khoảng trên một nghìn lao động cần được giải quyết việc làm (GQVL). Chính vì vậy, công tác GQVL luôn được huyện Mèo Vạc quan tâm, để không chỉ tạo động lực thúc đẩy phát triển KT – XH tại địa phương mà còn góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an sinh xã hội, an ninh – quốc phòng trên địa bàn.
Mèo Vạc là một trong những huyện còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, mức sống của người dân còn thấp. Bên cạnh đó là mặt bằng dân trí còn thấp, nếp nghĩ của người dân còn nhiều hạn chế nên công tác GQVL cũng gặp không ít trở ngại. Đặc biệt, người dân còn tự ý bỏ sang nước bạn Trung Quốc làm thuê dẫn đến việc quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Theo như tìm hiểu, từ đầu năm đến nay, toàn huyện Mèo Vạc có 2.893 lao động sang Trung Quốc làm thuê, chủ yếu là các công việc lao động phổ thông như: giúp việc, làm nương rẫy...bình quân số lao động này thu nhập từ 100 – 200.000 đồng/ngày. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, đồng chí Sùng Minh Sính, Bí thư Huyện ủy Mèo Vạc cho biết: Tình trạng người dân tự ý sang Trung Quốc làm thuê, tập trung chủ yếu ở các xã giáp biên kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh cần giải quyết, trong đó khó khăn nhất vẫn là quản lý lao động. Để giảm thiểu tình trạng này quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền, làm thay đổi nhận thức của người dân, mặt khác phải giải quyết được việc làm tại chỗ để đảm bảo mức sống cho bà con. Trên thực tế thì vấn đề này vẫn còn rất nan giải. Tuy nhiên, huyện Mèo Vạc lại có nhiều điều kiện để GQVL, đó là những thuận lợi về chính sách xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, cho vay vốn, GQVL. Đây là vấn đề quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước XĐGN cho đồng bào trong huyện, tạo được niềm tin trong nhân dân đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Qua tìm hiểu được biết, huyện Mèo Vạc mỗi năm có khoảng gần một nghìn học sinh THCS và THPT tốt nghiệp. Chỉ có một số ít tiếp tục theo học ở các trường phổ thông hay chuyên nghiệp, đa số còn lại cần được GQVL. Đứng trước thực tế này, huyện Mèo Vạc đã và đang triển khai nhiều giải pháp mang tính trước mắt và lâu dài, từng bước tạo việc làm cho người lao động. Để khuyến khích, động viên các con em đi học, huyện Mèo Vạc đã thực hiện chính sách “trải thảm đỏ”, sắp xếp công việc, GQVL cho con em người địa phương sau khi tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, đã GQVL cho 982 lao động, trong đó 950 lao động địa phương. Để ngày một đảm bảo đời sống người dân, Mèo Vạc chú trọng GQVL cho người lao động thông qua các chương trình phát triển KT – XH trên địa bàn; thông qua các các cơ quan Đảng, đoàn thể, UBND huyện, xã, thị trấn, các đơn vị hành chính sự nghiệp; thông qua các HTX, kinh tế trang trại, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh... Nhìn chung, hầu hết lao động có việc làm đều cho nguồn thu nhập ổn định. Anh Làu Mí Nô, một người dân xã Pải Lủng hiện đang làm nghề xay đá tại trung tâm dạy nghề huyện Mèo Vạc, cho biết: “Thu nhập bình quân khoảng 200.000 đồng/ngày, công việc tuy vất vả nhưng có công ăn việc làm nên gia đình cũng không còn lo đói nghèo nữa”.
Một trong số những tín hiệu vui đang đến với người lao động ở huyện Mèo Vạc đó là huyện đã ký kết với Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
GQVL là một trong những khâu quan trọng trong quá trình phát triển KT – XH. Nhận thức rõ điều này, huyện Mèo Vạc đã và đang triển khai đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động. Với những nỗ lực như hiện nay, có thể tin tưởng rằng Mèo Vạc sẽ đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân thông qua việc làm tốt công tác GQVL.
Ý kiến bạn đọc