Tham vấn nhân dân để xây dựng và thực hiện chính sách

09:01, 13/09/2012

HGĐT- Tham vấn (TV) là tạo điều kiện cho người dân đóng góp kiến của mình vào những vấn đề quốc sách, dân sinh và được chính quyền trực tiếp lắng nghe, chắt lọc, tiếp thu và có ý nghĩa quan trọng trong mối liên hệ với cử tri.


TV là công cụ quan trọng giúp cho cơ quan dân cử có đầy đủ căn cứ, lý lẽ thông tin quan trọng, sát thực tế phục vụ cho hoạt động quyết định các chính sách và giám sát thực hiện chính sách (GSTHCS). TV ý kiến công chúng được thực hiện ở Việt Nam từ những năm 1980, dưới hình thức lấy ý kiến nhân dân tham gia vào Hiến pháp và các dự án luật, pháp lệnh, những vấn đề có quan hệ tới lợi ích của nhiều người. Tham vấn nhân dân (TVND) được qui định trong Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật sửa đổi năm 2008. Hoạt động TV được thể hiện trong hoạt động của HĐND các cấp như gặp gỡ, tiếp xúc cử tri; tiếp công dân; khảo sát; hội nghị; hội thảo... Qua thực tiễn cho thấy, hoạt động của đại biểu HĐND các cấp trong việc xây dựng chính sách và GSTHCS một cách hiệu quả nhất phải xuất phát nhu cầu thực tiễn của mọi người dân. Vì vậy các chủ trương, chính sách mới trước khi được ban hành cần phải có sự tham gia góp ý của người dân, các nhà khoa học, ý kiến phản biện xã hội như: MTTQ, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội, khi nghị quyết đó ảnh hưởng tác động trực tiếp cuộc sống và hoạt động của họ. Mục đích cuối cùng của TV ý kiến nhân dân cũng là để xây dựng chính sách đó phù hợp với lòng dân, tổ chức thực hiện hiệu quả hơn, chính sách đó được ổn định, giảm hạn việc thay đổi bổ xung trong quá trình tổ chức thực hiện ở cơ sở.

 

TVND là hành động có chủ đích của HĐND, nhằm thông báo, hỏi và lắng nghe, thảo luận với những người chịu ảnh hưởng bởi một quyết định, một giải pháp nào đó hoặc những người có liên quan, có quan tâm đến chính sách, giải pháp sắp được ban hành hoặc đã ban hành; những chính sách, chủ trương lớn phát sinh ở địa phương. Thông qua đó, người dân có cơ hội để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, tạo điều kiện để HĐND thu thập thông tin từ nhiều chiều, tiếp nhận được những ý kiến đóng góp sát thực để phục vụ cho việc thẩm tra và xem xét, cân nhắc trước khi quyết định ban hành hoặc sửa đổi cơ chế, chính sách. Hoạt động TV là bất cứ bên nào có quyền lợi bị ảnh hưởng hoặc liên quan đến quyết định sẽ được đưa ra. Là những người chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ cơ chế, chính sách đã hoặc có thể sẽ đưa ra; những người hưởng lợi trực tiếp và những người có quyền, lợi ích liên quan; những người bảo vệ quyền lợi; những người am hiểu vấn đề; những người cung cấp dịch vụ liên quan; những người chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện chính sách. Nội dung cần TVND bao gồm: Các cơ chế, chính sách trong dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh sẽ ban hành theo Chương trình xây dựng Nghị quyết hàng năm của HĐND. Các cơ chế, chính sách trong Nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành (theo Chương trình giám sát hằng năm của HĐND). Hình thức TVND: Hội nghị TV cử tri; hội nghị thảo luận với nhóm chịu tác động của chính sách; khảo sát thực tế; lấy ý kiến nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng... (HĐND tỉnh chọn thông tin để soạn bộ câu hỏi TVND và công bố các thông tin này trên Website, chuyên mục Người đại biểu nhân dân tỉnh để cá nhân, tổ chức tham gia ý kiến. Các ý kiến tham gia của cá nhân, tổ chức có thể gửi qua bưu điện, thư điện tử, điện thoại, trang thông tin điện tử của HĐND tỉnh). Phiếu điều tra đối tượng TV; Gặp gỡ, phỏng vấn cá nhân; tiếp dân trực tiếp; hội nghị các bên có liên quan tổ chức hội nghị các bên có liên quan (hội nghị điều trần); họp các hộ dânkhu dân cư...

 

Quy trình thực hiện TVND đối với cơ chế, chính sách trong Nghị quyết của HĐND tỉnh sẽ ban hành, hoặc đã ban hành: Vào cuối tháng 10 hàng năm, căn cứ vào dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về chương trình xây dựng nghị quyết năm kế tiếp; Thường trực HĐND tỉnh thống nhất với UBND tỉnh, Ban thường trực UBMTTQ tỉnh, các Ban HĐND tỉnh lựa chọn cơ chế, chính sách trong dự thảo nghị quyết sẽ ban hành cần tổ chức TVND năm kế tiếp để trình HĐND quyết định tại kỳ họp cuối năm, chậm nhất là 90 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp (KMKH) giữa năm của HĐND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch tổng thể về TV đối với các cơ chế, chính sách trong Nghị quyết đã được lựa chọn, thống nhất với UBND, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện, chậm nhất 60 ngày trước ngày KMKH thường kỳ của HĐND tỉnh. UBND tỉnh có trách nhiệm gửi dự thảo nghị quyết có nội dung TV đến Thường trực HĐND để triển khai thực hiện các nội dung TVchậm nhất là 30 ngày trước ngày KMKH HĐND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh gửi báo cáo kết quả TV và các tài liệu kèm theo cho UBND tỉnh để xem xét chỉnh lý, chậm nhất là 15 ngày trước ngày KMKH HĐND tỉnh, UBND tỉnh phải gửi dự thảo nghị quyết đã được chỉnh lý sau khi TV đến Thường trực HĐND và Ban của HĐND được phân công thẩm tra. Chậm nhất là 05 ngày trước ngày KMKH HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả TV và các tài liệu kèm theo cho các đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu, đồng thời xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện, đồng thời chủ trì, phân công tiến hành hoạt động TVND đối với cơ chế, chính sách trong dự thảo nghị quyết. Tổng hợp các số liệu, thông tin thu thập được sau TVND, đảm bảo các ý kiến tham gia của nhân dân được tổng hợp đầy đủ, trung thực khách quan. UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan soạn thảo nghiên cứu báo cáo kết quả TV và các tài liệu kèm theo để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi trình kỳ họp HĐND tỉnh. Trong trường hợp có quan điểm khác nhau giữa Thường trực HĐND tỉnh với UBND tỉnh về việc tiếp thu ý kiến nhân dân qua TV, Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm báo cáo HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

 

Qui trình thực hiện TVND khi có vấn đề mới phát sinh: Thường trực HĐND tỉnh theo đề nghị của UBND, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh, hoặc tự mình quyết định lựa chọn nội dung cần TVND. Xây dựng kế hoạch chi tiết về một nội dung TV cụ thể, đồng thời chủ trì, phối hợp với UBND, Ban thường trực UBMTTQ tỉnh tổ chức TVND về nội dung đã lựa chọn. Báo cáo tổng hợp kết quả TVND và gửi báo cáo đến UBND, ban Thường trực UBMTTQ, các đại biểu HĐND tỉnh. UBND tỉnh có trách nhiệm giải quyết, trả lời các kiến nghị nêu trong báo cáo kết quả TV theo qui định của pháp luật. HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh và Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh có trách nhiệm giám sát, theo dõi, đôn đốc UBND tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan giải quyết các kiến nghị sau TVND.

 

Trách nhiệm phản hồi: Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm quyết định các nội dung, cách thức cần phản hồi đối với nhân dân, các cơ quan, tổ chức đã được TV. Các vấn đề chính sách, chủ trương lớn phát sinh ở địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh. Ý nghĩa, tầm quan trọng của TVND: Các hoạt động TV có ý nghĩa then chốt đối với việc ban hành chính sách và gíam sát thực hiện chính sách. Có sự tham gia của nhân dân trước khi xây dựng chính sách, thể hiện sự tham gia của người dân được lắng nghe, tiếp thu. Thu thập được nhiều thông tin kiểm chứng, bổ khuyết cho việc xây dựng chính sách và giám sát thực hiện chính sách. TV là tạo điều kiện cho HĐND và UBND hợp tác sớm hơn trong việc xây dựng chính sách ở địa phương. Giúp cho việc lựa chọn ban hành chính sách, quyết định ban hành chính sách minh bạch hơn, để cho người dân hiểu hơn về chính sách, tạo sự ủng hộ của người dân khi chính sách được ban hành. TV sẽ làm cho chính quyền quan tâm hơn đến nhu cầu và lợi ích của người dân. Khi dự thảo các chính sách phải chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng, tính toán tới quyền lợi và lợi ích của người dân./.

                                                                     ĐẶNG ĐÌNH NHIÊU

                                                               (Ban Dân tộc - HĐND tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tháng Tám trên quê hương cách mạng Pác Bó
HGĐT- Trong không khí chung của người dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9, chúng tôi – những người làm báo Hà Giang - có dịp được về thăm quê hương Pác Bó, tỉnh Cao Bằng, nơi “cội nguồn” cách mạng, để được hòa mình vào “bảo tàng” sống động về không gian và thời gian, nơi lưu trữ những địa danh, hiện vật gắn liền với giai
30/08/2012
Vùng chè Ngam La đang hồi sinh
HGĐT- “Mấy năm nay chè được giá, người dân quan tâm hơn đến việc chăm sóc, thu hái đúng kỹ thuật nên cây chè cho năng suất, sản lượng cao hơn trước; chất lượng chè ngon hơn và thu nhập từ cây chè cũng tăng lên đáng kể, Những yếu tố đó giúp hồi sinh vùng chè Ngam La...”. Đó là những lời khẳng định của anh Nguyễn Văn Du, Bí thư Đảng ủy xã Ngam La (Yên Minh).
30/08/2012
Một Bí thư Đoàn xã năng động, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới
HGĐT- Trong chuyến xuống cơ sở lần này, tôi đi theo một ý định khác. Cũng tại hôm trước chị Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã điện cho tôi: "Này anh nhà báo ạ, anh Thào Chờ Sáu lại hiến mảnh đất nữa để xây dựng trường mầm non cho bản, vậy mà không có kinh phí, chẳng biết lấy đâu ra tiền để đầu tư xây dựng cả...".
29/08/2012
Tuyên dương Thanh, thiếu nhi tiêu biểu trong hoạt động Đoàn - Đội hè 2012
HGĐT- Tối 27.8, Thành đoàn Hà Giang tổ chức Lễ tuyên dương thanh, thiếu nhi tiêu biểu trong hoạt động Đoàn – Đội hè năm 2012. Đến dự có lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Hà Giang; đại diện các nhà tài trợ cùng đông đảo thanh, thiếu nhi tiêu biểu thành phố.
29/08/2012