Xín Mần, vững vàng miền biên viễn

Kỳ 2: Phát huy lợi thế ở xã Xín Mần

08:12, 11/08/2012

HGĐT- Xã Xín Mần được Đảng bộ huyện Xín Mần xác định là vùng “động lực” phát triển kinh tế phía Bắc của ĐỊA PHƯƠNG. Đảng bộ huyện lần thứ XVI đã ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế tại xã Xín Mần, đó là: Cặp Cửa khẩu Xín Mần (VIỆT NAM ) – Đô Long (TRUNG QUỐC) và quy hoạch phát triển du lịch, dịch vụ. Đồng thời, tận dụng tối đa nguồn lực xã hội để xoá đói, giảm nghèo bền chắc. Hướng đi đó đến nay đã dần trở thành hiện thực của một xã biên giới ổn định, phát triển.



Thế hệ tương lai ở Xín Mần.

Những ngày hè oi nồng này đặt chân lên xã Xín Mần mới thấy hết sự sung sướng. Trên độ cao 1.600m so với mực nước biển, Xín Mần mang đặc thù của vùng khí hậu cận ôn đới mát mẻ. Xín Mần có 4 thôn bản, 248 hộ, với 1.090 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Nùng, Pu Péo... Xã có 4 thôn bản, trong đó có 2 thôn biên giới và 1 cửa khẩu Quốc gia. Lợi thế đó nay đã được quy hoạch mở rộng, đầu tư mở rộng, nhằm kích thích giao thương phục vụ cho công tác xoá đói, giảm nghèo và lôi kéo sự phát triển kinh tế cả vùng miền 4 xã biên giới cùng nội địa. Trưởng Đồn Biên phòng Xín Mần, Nguyễn Quốc Khánh, cho biết: Nhiệm vụ các anh phải hoàn thành trước Đảng, nhân dân giao phó là bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới của Tổ quốc. Gắn bó đã nhiều năm nơi này, ăn, ở cùng đồng bào, hiểu từng mét đất là nhiệm vụ của các chiến sĩ Biên phòng lấy “Đồn là nhà- Biên giới là quê hương – Đồng bào các dân tộc anh em ruột thịt...”. Giữ gìn biên giới trong thời kỳ cách mạng hiện nay nhiệm vụ không đơn thuần chút nào. Một là phải đảm bảo cho được an ninh chủ quyền đất nước. Hai là phải đảm bảo tình hữu nghị, hợp tác anh em với bạn. Ba là phải thúc đẩy được kinh tế phát triển bền vững. Làm được điều đó, Biên phòng phải luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, bám dân, bám bản, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Mặt khác, phải tăng cường hợp tác với Biên phòng bạn để trao đổi thông tin, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền mỗi nước và không ngừng vun đắp tình hữu nghị 2 bên. Mềm dẻo, khôn khéo, kiên quyết đi kèm nắm bắt rõ tình hình, có giải pháp kịp thời để giữ yên bờ cõi là nhiệm vụ số I của Biên phòng hôm nay trên mảnh đất tiền tiêu.

 

Bên cạnh đó còn có công tác phối kết hợp giữa cáclực lượng trên địa bàn là: Hải quan, Đoàn 314, chính quyền địa phương cùng làm tốt công tác trật tự địa bàn, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu phát triển kinh tế Biên mậu được xác định rõ. Trong vài năm gần đây, được sự đầu tư của tỉnh và sự đồng thuận từ cả 2 bên Chính phủ Việt Nam – Trung Quốc, 2 huyện Xín Mần (Việt Nam) và chính quyền huyện Mã Quan (Trung Quốc) đã cùng đầu tư xây dựng cửa khẩu Mốc 198 nâng cấp thành cửa khẩu Quốc gia. Từ việc xây dựng cặp cửa khẩu Xín Mần (Việt Nam ) – Đô Long (Trung Quốc) và dần nâng cấp cặp cửa khẩu này lên Cửa khẩu Quốc gia góp phần thúc đẩy cơ hội giao thương nơi khu vực này khá sôi động. Có nhiều năm, kim ngạch trao đổi hàng hóa lên tới hàng chục triệu đô la. Vào thứ bảy hàng tuần, Chợ cửa khẩu Xín Mần sôi động, sặc sỡ sắc màu. Hàng nông sản, chăn nuôi được sản xuất tại chỗ, hoặc hút từ các vùng trong, ngoài huyện mang đến trao đổi đã kích thích sản xuất nội địa phát triển. Các anh lãnh đạo xã cho biết: Kinh tế cửa khẩu mở ra, hàng hoá tràn ngập các nơi đổ về làm cho đời sống của đồng bào trong xã thay đổi. Mỗi năm xã chỉ cấy được trên 54 ha lúa nước, 1 vụ vì khí hậu trên cao loãng. Còn lại là trồng ngô trên 240 ha, ngô giống mới, ngô lai. Ngoài ra là trồng đậu tương, rau màu, chăn nuôi gia súc, trâu, bò, dê và gia cầm. Phần lớn thời gian còn lại đồng bào tập trung vào buôn bán hàng hoá qua cửa khẩu, làm dịch vụ. Bí thư Huyện uỷ Xín Mần Dương Minh Hoà cho biết: Mục tiêu của Đảng bộ huyện là mở rộng quy hoạch cửa khẩu để thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vào đầu tư tại cửa khẩu theo quy định pháp luật. Tạo thông thoáng trong các thủ tục hành chính tối đa hỗ trợ các nhà đầu tư vào làm ăn tại địa bàn. Đầu tư giai đoạn I cơ bản xong, giai đoạn II mở rộng từ 5 ha lên gấp 4 lần giai đoạn trước (20 ha) cũng đã bắt đầu. Hy vọng, với cơ chế, chính sách thông thoáng trên, Xín Mần sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư vào cửa khẩu này trong thời gian gần nhất.

 

Việc quy hoạch mở rộng cửa khẩu Xín Mần giai đoạn II, cùng với đầu tư hệ thống: Kho bãi ngoại quan, nhà hàng, khách sạn, chợ, nhà nghỉ... sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới. Đã có rất nhiều nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh đến khảo sát tại cửa khẩu tìm cơ hội đầu tư. Còn phía chính quyền địa phương cũng đã và đang xúc tiến quy hoạch để quy tụ dân cư tập trung tại thôn Hậu Cấu nhằm phát huy hết lợi thế có được trong phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại mà cửa khẩu mang lại. Tương lai xây dựng Xín Mần trở thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng theo mô hình xanh của Thành phố cao nguyên Đà Lạt tại Xín Mần đang trong tầm tay. Dự trữ nguồn lực để phát triển, Đảng bộ huyện đã xây dựng một hệ thống giáo dục, đào tạo tại chỗ bao gồm: Trường Nội trú II cụm xã biên giới (4 xã) và một hệ thống trường lớp từ Mầm non đến hết THCS, dự kiến sẽ dần hình thành trường THPT tại đây để nuôi dưỡng nguồn lực lâu dài thúc đẩy phát triển bền vững cho cả vùng biên ải. Lợi thế đó còn nhận thấy trong các tà áo thổ cẩm đầy sắc màu của nghề thêu dệt truyền thống đang trỗi dậy trong bàn tay xinh của các thôn nữ dân tộc Nùng miền sơn cước, hay nghe thấy trong các điệu khèn Mông, khèn lá của đồng bào Pu Péo. Và ngay cả trong các món ăn dân dã truyền thống dân tộc miền Tây Xín Mần. Văn hoá truyền thống và ẩm thực truyền thống đi kèm một không gian xanh khêu gợi, quyến rũ đã mê hoặc tôi khi đến với miền biên ải Xín Mần. Và, Xín Mần xinh đẹp, phát triển đang dần trở thành hiện thực sinh động trên vùng kinh tế “mở” nơi biên giới miền Tây Tổ quốc.

 

Tạm biệt biên giới trong ngày nắng đẹp tôi lại hát:... “Em ơi, có nơi nào đẹp hơn, chiều biên giới khi mùa đào hoa nở...”!


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngày hội Prudential tại huyện Quang Bình
HGĐT- Ngày 30.7.2012, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam Chi nhánh Bắc Quang phối hợp với Báo Hà Giang đã tổ chức ngày hội Prudential và trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã cố gắng vươn lên trong học tập tại huyện Quang Bình.
31/07/2012
Hòn đảo mang tên một người anh hùng
HGĐT- Quần đảo Trường Sa có hơn 100 đảo nổi, đảo chìm và điểm đảo. Nhìn từ xa các đảo hiện ra chỉ là rẻo đất bé xíu bằng cái móng tay giữa mênh mông đại dương. Song khi đặt chân lên những điểm đảo ấy tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng trên đảo đang ngày
30/07/2012
Lễ cầu siêu anh linh liệt sỹ
HGĐT- Kỷ niệm 65 năm Ngày thương binh, liệt sỹ (27.7.1947 - 2012), chiều ngày 29.7, tại Đài tưởng niệm liệt sỹ Thanh Thủy (Vị Xuyên), Hội đoàn Phật tử Thiện Tâm cùng Hội đoàn Phật tử chùa Hộ Quốc (TP Hà Giang) long trọng tổ chức lễ tưởng niệm, cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ, đồng bào tử nạn.
30/07/2012
Người cán bộ Đoàn tiêu biểu ở Trạm Rađa đảo Trường Sa lớn
HGĐT- Đến với đảo Trường Sa lớn, xuất hiện trong các chương trình giao lưu văn nghệ hình ảnh một người lính màu áo xanh da trời của Quân chủng Phòng không – Không quân với chất giọng ngọt ngào, sâu lắng đi vào lòng người cùng với các ca khúc như: Nơi ấy là Trường Sa, Tâm tình người lính đảo… Đó là Thiếu úy Đỗ Hữu Trung, nhân viên Thông
30/07/2012