Sức sống mới ở vùng biên Nghĩa Thuận

10:29, 16/07/2012

HGĐT - Chuyến công tác vùng cao lần này của chúng tôi là về xã biên giới Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ. Trên những thôn bản của mảnh đất vùng biên này không khí lao động sản xuất của bà con nhân dân nơi đây dường như tích cực hơn, khẩn trương hơn để thu hoạch những diện tích lúa, ngô còn lại. Người dân Nghĩa Thuận đang nỗ lực chinh phục, cải tạo vùng đất khó với nhiều mô hình điển hình, cách làm hay và đang phát huy hiệu quả.


Nằm cách trung tâm huyện 15 km, xã Nghĩa Thuận có 9 thôn, cuộc sống của người dân nơi đây sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp nên gặp không ít khó khăn. Trong sản xuất nông nghiệp, xã tập trung vào một số cây mũi nhọn có thế mạnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu như cây ngô, lúa, đậu tương… Xác định muốn tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững thì phải đổi mới tư duy, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cấp ủy, chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thay đổi cách nghĩ, cách làm như: Thâm canh tăng vụ, đưa các giống ngô lai C919, 30NY, giống lúa cho năng suất cao vào canh tác, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi cho bà con. 6 tháng đầu năm tổng diện tích gieo trồng toàn xã đạt 950,4ha, trong đó diện tích cây ngô 383ha/445ha. Chị Mương Kim Đước, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận hồ hởi chia sẻ: Nếu nói về sự nghèo khó trước đây của vùng đất này kể cả ngày cũng không hết. Thế nhưng mấy năm trở lại đây đời sống của bà con vùng biên đã được nâng lên một cách rõ rệt. Đó là nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các chương trình hỗ trợ sản xuất đã làm đời sống cho người dân được nâng cao một cách hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ đều phù hợp với điều kiện sản xuất của từng thôn, bản cho đến từng gia đình. Cán bộ xã, rồi cán bộ huyện, cán bộ tỉnh đến từng thôn tuyên truyền vận động bà con từ bỏ những tập tục lạc hậu trong sản xuất, sinh hoạt; đầu tư vốn, giống, cây, con, hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó cuộc sống của bà con từng bước được cải thiện. Nếu như trước đây, người dân ở đây quen với tập quán thả rông gia súc, nay đã xây dựng chuồng trại, chăn dắt trâu, bò... Chính nhờ sự chuyển đổi tập quán chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm của xã ngày một phát triển. Đến nay cả xã có tổng đàn gia súc lên tới gần 1.444 con; đàn lợn 2.100 con, gia cầm trên 10.300 con. Nguồn thu từ chăn nuôi hàng năm mang lại giá trị kinh tế không nhỏ, góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình trong xã. Được Nhà nước quan tâm xây dựng đường giao thông trải nhựa đến tận trung tâm xã, đây là điều kiện thuận lợi để bà con phát triển kinh tế gia đình. Sản phẩm bà con làm được đã có thể cung cấp ra thị trường ngoài huyện, góp phần tăng thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

 

Một tín hiệu vui với bà con, hiện nay xã đang thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc xây dựng mô hình “Hộ gia đình nông thôn tiêu biểu chăn nuôi lợn thịt hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới”, bước đầu đã lựa chọn được 5 hộ gia đình tiêu biểu của 2 thôn Cốc Pục và Phín Ủng với các tiêu chí xây dựng chuồng trại đảm bảo đủ diện tích, hệ thống Bioga để tận dụng chất đốt phục vụ sinh hoạt gia đình. Tổng kinh phí khoảng 150 triệu đồng/mô hình, trong đó huyện hỗ trợ mỗi gia đình 50 triệu đồng, số còn lại do gia đình đầu tư. Mô hình đang trong quá trình thực hiện nhưng đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân và bước đầu cho thấy hiệu quả trong công tác phát triển kinh tế hộ gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến thăm hộ gia đình ông Sần Sài Huân, thôn Cốc Pục, là hộ được xã lựa chọn làm mô hình điểm chăn nuôi lợn thịt hàng hóa. Chia sẻ với chúng tôi, ông Huân nói cho biết gia đình rất hy vọng vào mô hình mới này vì rất thiết thực và phù hợp với điều kiện thực tế, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình. Nếu mô hình này được nhân ra thì sẽ giải quyết được số lượng lớn lao động lúc nông nhàn, hạn chế được người dân sang biên kia biên giới làm thuê.

 

Cùng với phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền xã luôn quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Công tác giáo dục và y tế  được quan tâm, 100% trẻ em của xã đều được đến trường, đội ngũ thầy thuốc của trạm hiện đã đáp ứng được những nhu cầu về khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân địa phương... Là một xã vùng biên nên việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Điều đáng mừng là Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã được triển khai thực hiện một cách hiệu quả ở xã Nghĩa Thuận, người dân tích cực tham gia cuộc vận động thông qua việc xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá. Hiện nay xã có 6/9 thôn đạt thôn văn hóa, 366 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa (trong đó có 153 hộ đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục).Bên cạnh việc phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hoá xã hội, an ninh trật tự ở Nghĩa Thuận cũng được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng no ấm.

 

Những kết quả đã đạt được sẽ là động lực đưa xã Nghĩa Thuận vượt qua khó khăn của chặng đường phía trước, tạo niềm tin cho nhân dân tập trung phát triển kinh tế, xã hội. Cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây như càng khẳng định một sức sống mãnh liệt đã đang và sẽ mãi trường tồn nơi vùng biên cương của Tổ quốc.


TRẦN HIỀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 62 năm thành lập lực lượng TNXP: Họ đã sống, chiến đấu và hy sinh anh dũng…
Trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, những chàng trai, cô gái tuổi 18, 20 đã sống, chiến đấu, hy sinh anh dũng trên con đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại.
16/07/2012
Đến với Giáp Trung sau lũ
HGĐT - 5 giờ sáng ngày 7.7.2012, từ trụ sở CA tỉnh, 30 đoàn viên, thanh niên xuất phát lên đường đến với xã Giáp Trung của huyện Bắc Mê để giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng chí Trần Anh Tuấn, Bí thư Đoàn CA tỉnh thông tin nhanh những thiệt hại nặng nề của huyện Bắc Mê trong đợt mưa lũ ngày 22 và 23.6.2012.
14/07/2012
Sạt lở đường tại Km4 đường Hà Giang - Tuyên Quang
HGĐT- Khoảng 3 giờ 10 phút, ngày 13.7, tại Km số 4, Quốc lộ 2, đường Hà Giang - Tuyên Quang đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng làm tắc nghẽn toàn bộ tuyến đường.Mưa lớn, nhiều diện tích hoa màu tại xã Phương Thiện bị mất trắng Mưa lớn làm sạt lở đất, sập nhà dân 1 người bị thương nặng
13/07/2012
Mưa lũ làm thiệt hại ở Xín Mần, 1 người bị thương
HGĐT- Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Xín Mần, vào hồi 4 giờ sáng ngày 13.7 mưa lớn xảy ra trên địa bàn huyện kéo dài gần 2 giờ đồng hồ đã gây thiệt hại tại 7 xã: Trung Thịnh, Chế Là, Cốc Rế, Tả Nhìu, Nấm Dẩn, Ngán Chiên, Thu Tà.
13/07/2012