Nhìn lại công tác Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm ở cơ sở
HGĐT- Theo con số báo cáo của Sở LĐTB & XH trong gần 6 tháng nửa năm 2012 công tác Tuyển sinh và Đào tạo nghề trình độ: Cao đẳng, Trung cấp, sơ cấp nghề toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 6.250/15.000 người, đạt 41,37% so với kế hoạch đề ra, giảm 6,8% so với cùng kỳ 2011. Con số trên phản ánh nỗ lực của tỉnh trong giai đoạn nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn hiện nay. Vậy đâu là nghề phù hợp hiện tại và đâu là nghề cần được cân nhắc cần được nhìn nhận lại trong công tác đào tạonghề và giải quyết việc làm trong thời gian tới?
Qua khảo sát thực tế tại một số huyện thị trong tỉnh trong nửa năm 2012 cho thấy các nghề được đào tạo ra thường “gắn” liền vớinhà nông. Cụ thể các nghề đào tạo trong 6 tháng là: Lâm sinh, trồng trọt, chăn nuôi, thú y và số “ít” nghề xây dựng dân dụng. Tại Xín Mần, nguồn đào tạo 6 tháng dựa vào sự trợ giúp 30a Cp hỗ trợ cho các huyện nghèo, số lượng đào tạo trong 6 tháng đươc 7 lớp 241 học viên. Ở Quang Bình cũng đào tạo bằng ngân sách cấp hạn hẹp mở được 14 lớp 251 học viên. Tương tự, tại Bắc Quang mở 9 lớp đào tạo cho 271 người chủ yếu là con em nhà nông. Kinh phí đào tạo bình quân gần 900.000 đ/người/ khoá học là 1,5 tháng. Qua khảo sát thực tế cho thấy, dù gặp rất nhiều khó khăn trong lúc nền kinh tế suy giảm, nhưng các huyện thị trong tỉnh đã có nhiều cố gắng nhằm giúp lực lượng lao động trong nông thôn tìm kiếm cơ hội việc làm, phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Anh Kiều Ngọc Lễ, Giám đốc Trung tâm Trường dạy nghề Bắc quang cho biết: Các anh rất phấn khởi được góp phần nho nhỏ trong công tác đào tạo cho các bậc “đàn anh” của nhà nông để họ quay trở lại “làm ruộng” và đã làm nên một vụ Chiêm xuân 2012 bội thu trên các Cánh đồng Mẫu lớn trong toàn huyện, năng xuất lúa lên trên 80 tạ/ha. Tìm hiểu thực tế tại các cánh đồng Mẫu lớn thâm canh vụ này được biết: Có những cách làm tưởng như rất đơn giản mà nhà nông vẫn làm đó là chuẩn bị giống tốt, làm đất, bón phân,, bừa cày kỹ rồi cấy, chăm sóc... chứ có việc gì phải đi học? Mà lâu nay không học thì ngàn đời nhà nông vẫn cứ cày, cấy, thu hái? Bao câu hỏi tưởng như đã biết hết trong nghề làm ruộng cha truyền, con nối, thế nhưng “té” ra lại chưa hề biết hết? Đấy là cách “học” nghề được dạy cho nhà nông “phải làm” như: Làm đất tập trung – Gieo mạ tập trung – Cấy tập trung – Bón phân tập trng cùng thời kỳ cây trồng sinh trưởng – Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh dịch hại “cũng” tập trung cùng ngày, cùng giai đoạn.v.v... Có nghĩa là “cần tập trung cao độ công việc từ các khâu chuẩn bị đồng đất, gieo cấy, chăm bón tập trung theo đúng các quy trình canh tác trên “cùng” đồng ruộng liền lô, liền khoảnh, liền dải đất đồng cho một loại cây trồng nhất định là ngô, hoặc lúa. Làm như vậy sẽ giúp nhà nông tiết kiệm được “Thời gian, chi phí sản xuất, chống và phòng ngừa được sâu hại, dịch bệnh” trên cánh đồng. Giống lúa trên cùng cánh đồng có chung điều kiện phát triển đồng đều đem lại năng xuất cao, giảm chi phí đầu vào, mang lại lợi ích thiết thực lớn hơn cánh làm dài đồng như trước kia. Trưởng phòng NN – PTNT Bắc Quang, Phạm Văn Tình cho hay rằng, các lớp nghề dạy nông dân “làm ruộng” vừa qua đã giúp tạo cho nền sản xuất Nông lâm nghiệp Bắc Quang những “công nhân Nông thôn thực sự” am hiểu nghề làm ruộng có từ bao đời nay! Từ đó giúp cho Bắc Quang làm nên những Cánh đồng Mẫu, và rồi sẽ có những Mùa vàng tiếp theo bội thu. Ông Hoàng Văn Chì, Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Quang Bình còn khoe: Trong thời gian gần đây về Quang Bình, đến các xã sẽ thấy thêm một đội ngũ các tay thợ lành nghề xây dựng các công trình dân dụng như, Nhà trụ sở thôn, chuồng trại chăn nuôi, các công trình vệ sinh hộ gia đình, gần như tất cả mọi việc dính đến xây dựng trước kia phải “thuê” thì nay, các tay thợ quê đã làm chủ. Kết quả đó có được là công tác đào tạo nghề nông thôn của huyện trong thời gian qua. Khẳng định: Trong thời gian tới, chính đội ngũ thợ nông dân trên sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Quang Bình.
Trở lên với huyện vùng cao Xín Mần, công việc đào tạo nghề cho các thanh niên đến độ tuổi lao động rất đáng ghi nhận. Ngoài các công việc làm ruộng nương, nuôi trồng thuỷ hải sản ra các thanh niên nông thôn trong huyện còn tham ra vào các dự án liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến Nông lâm sản, ươm trông cây lâm nghiệp, phát triển trồng rừng kinh tế theo hình thức: Sản xuất hàng hoá “khép kín”. Tại các vùng trồng gần 1.000 ha rừng liên doanhở 3 xã phia
Tuy nhiên thực tế đào tạo cũng cần bổ sung thêm kinh phí để thời gian đào tạo đáp ứng với chất lượng tạo ra các lớp có tay nghề cao, kỹ thuật giỏi, nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định cho lực lượng lao động dồi dào trong nông thôn hiện nay. Và đó cũng là một trong các giải pháp để chúng ta từng bước Hiện đại hoá nền sản xuất theo trình độ chất lượng cao trong tiến trình xây dựng Nông thôn mới.
Ý kiến bạn đọc