Lòng hảo tâm
Dưới sự lónh đạo của Đảng cộng sản Việt
Mỗi khi nói đến tổ tiên, cha mẹ thì các con đều tỏ lòng thành kính, tôn trọng và thể hiện hành động chăm sóc với người còn sống, hương khói cho người đã khuất. Nói đến đền ơn đáp nghĩa, thì cả nước nhớ công lao các chiến sĩ đã hy sinh cho đất nước, nhớ công lao của các thế hệ tiền bối đã nuôi và cất giấu cán bộ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như hàng triệu triệu người đã tham gia kháng chiến để giành độc lập cho dân tộc và cho đất nước để hôm nay cả dân tộc Việt Nam được sống trong độc lập tự do và đã có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Vì vậy mà mọi người đều nhớ tới công lao của lớp lớp người đã khuất, già yếu và những người thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam còn sống mà gia đình khó khăn. Hành động đền ơn đáp nghĩa được thể hiện bằng nhiều cách: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ ngày công hoặc bằng tiền để an ủi, động viên và tạo điều kiện giúp họ vượt qua khó khăn hoà nhập cộng đồng trong giai đoạn đất nước phát triển, xã hội tiến lên theo trào lưu chung của nhân loại toàn cầu, đó là tấm lòng của người được hưởng thụ độclập, tự do.
Trải qua gần 67 năm tổ quốc độc lập và 37 năm đất nước thống nhất, người Việt Nam luôn thể hiện tấm lòng tri ơn bằng tình cảm thân thương yêu người và gia đình có công với cách mạng và dân tộc. Từ khi Đảng và Nhà nước xác định nạn nhân chất độc da cam là người có công, được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước và có tổ chức của các nạn nhân chất độc da cam là Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam đến nay, hàng năm đều tổ chức ủng hộ nạn nhân, xây dựng quỹ của nạn nhân chất độc da cam/đioxin. Nhiều đơn vị là cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân, trường học, bệnh viện, các doanh nghiệp và các cá nhân cán bộ công chức viên chức, cán bộ chiến sĩ các lự lượng vũ trang có cơ hội được thể hiện lòng hảo tâm của mình, lòng thương cảm với các nạn nhân chất độc da cam, đã sẵn sàng trích một phần thu nhập từ đồng lương và thu nhập từ sức lao động của bản thân để ủng hộ quỹ nạn nhân với hy vọng góp phần nhỏ bé để thực hiện nghĩa lớn là đền ơn đáp nghĩa với người có công. Người nhiều thì tiền triệu, người ít: 50 ngàn đồng, một số cán bộ, chiến sĩ ủng hộ 200 – 300 ngàn đồng.
Qua hai tháng hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh và hướng dẫn của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Hà Giang cho thấy:
Đơn vị nào tổ chức họp mặt cán bộ công chức viên chức, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị để nghe phổ biến ý nghĩa, mục đích thì các cá nhân ủng hộ ít nhất từ50 ngàn đồng trở lên. Ngược lại các cơ quan, đơn vị không vận động mà làm nghĩa vụ cho qua bằng cách trích quỹ cơ quan để ủng hộ thì cán bộ nhân viên cơ quan, đơn vị vừa không được thể hiện tấm lòng hảo tâm, thương cảm, vừa không hiểu biết ý nghĩa ủng hộ nạn nhân, tiền ủng hộ lại ít hơn rất nhiều so với ủng hộ bằng tấm lòng hảo tâm của các cá nhân. Đó là điều cần lưu tâm trong việc thể hiện tấm lòng hảo tâm và vừa là trách nhiệm của công dân đối với người có công./.
Triệu Đức Thanh
Chủ tịch Hội NNCĐDC/ĐIOXIN tỉnh
Ý kiến bạn đọc