Từ Lũng Cú tới Trường Sa
Kỳ cuối: Trường Sa - hạt máu của Tổ Quốc
HGĐT- Chúng tôi rời đảo Đá Tây khi biển đã vào đêm. Sóng và gió bắt đầu nổi lên giận giữ. Biển một màu đen kịt. Chỉ nghe thấy tiếng sóng và bão vỗ vào mạn tàu ào ào, có những lúc con sóng mạnh bất ngờ hung dữ vọt lên tràn cả vào boong tàu. Phía trước con tàu nơi mà chúng tôi đang đến là đảo Trường Sa Lớn, hòn đảo cuối cùng của chuyến đi. Cả đêm tàu vẫn chạy, chỉ riêng có thuỷ thủ tàu là thức.
Kỳ 2: Sức sống ở Quần đảo Trường Sa
Kỳ 3: Tổ quốc là lẽ sống
Mờ sớm, mọi người tỉnh dậy đã thấy đảo Trường Sa lớn sừng sững, uy nghiêm bên mình. Đây là đảo có diện tích lớn nhất trong các đảo nổi trên quần đảo Trường Sa, với 0,15 km2, được gọi là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”, đảo nổi lên như một pháo đài hiên ngang kiên trunggiữa biển Đông.
Đoàn nghệ thuật tỉnh giao lưu với cán bộ, chiến sĩ hải quân.
Đảo Trường Sa lớn có hình dáng gần giống như một tam giác vuông, có cạnh huyền nằm theo hướng Đông Bắc - Tây
Đảo Trường Sa lớn (thị trấn Trường Sa) là Trung tâm hành chính của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà. Ngoài các lực lượng bộ đội, đảo có các hộ dân sinh sống từ lâu, các công trình dân sự, văn hoá tâm linh như: Trạm khí tượng thuỷ văn nằm trong hệ thống khí tượng thuỷ văn quốc gia và thế giới, thường xuyên cung cấp tình hình thời tiết, khí hậu, khí tượng ở khu vực biển Đông; có nhà khách Thủ Đô; nhà tưởng niệm Bác Hồ; tượng đài liệt sĩ; chùa; trường họcv.v... Đảo Trường Sa lớn là nơi thuận lợi cho ngư dân ta tránh gió bão; cấp cứu, điều trị, tiếp nhận nước ngọt, lương thực, thực phẩm và rau xanh... Với vị trí thuận lợi Trường Sa lớn sẽ trở thành huyện lỵ giàu đẹp của huyện đảo Trường Sa không xa.
Từ ngoài biển nhìn vào, đảo Trường Sa lớn như một một chiếc dù khổng lồ màu xanh nổi lên trên xanh của biển. Cũng như các đảo trên quần đảo Trường Sa, đảo Trường Sa lớn được Nhà nước và nhân dân cả nước quan tâm đầu tư, các công trình nhà ở, dân cư, hệ thống năng lượng mặt trời, năng lượng gió khá đầy đủ...
Do điều kiện của nhiệm vụ, Đoàn công tác số 14 chúng tôi trước khi đến Trường Sa Lớn phải chia làm hai Đoàn. Một đoàn do đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư tỉnh uỷ Hà Giang, Trưởng Đoàn công tác số 14 làm Trưởng đoàn đi thăm đảo Trường Sa lớn; một đoàn do đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ, Thường trực UBND tỉnh Hà Giang làm Trưởng Đoàn đi thăm cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Lát.
Sáu giờ ba mươi phút cán bộ chiến sĩ đảo Trường Sa lớn đã ra tận cầu tàu đón Đoàn. Vì mực nước ở bờ đảo Trường Sa lớn sâu, đảo lại có cầu tàu nên chúng tôi cập đảo mà khhông phải đi xuồng máy vào bờ. Thật vinh dự cho Đoàn công tác, chúng tôi đựợc dự lễ chào cờ và dự diễu binh của các lực lượng bộ đội trên đảo Trường Sa tại đường băng sân bay trực thăng dài khoảng gần cây số và bề rộng như một quảng trường. Xúc động và tự hào khi được nhìn tận mắt các chiến sĩ ở đảo duyệt đội ngũ thật hoành tráng, hùng dũng, chỉnh tề. Điều đó luôn chứng minh rằng bộ đội ta dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ vững nền nếp tác phong và kỷ kuật quân đội, Đó cũng chính là sức mạnh của quân đội ta...
Đứng ở giữa đảo trên đường băng chúng tôi bỗng thấy lòng mình trào dâng cảm xúc thật lạ, trên đảo ngút ngát mắt là màu xanh của cây, xen kẽ những công trình dân sự mái đỏ rực rỡ, chúng tôi có cảm giác như mình đang ở trong một thành phố đất liền, bởi ngay cả tiếng sóng biển cũng bị lấp đi bởi sự bao bọc của màu xanh cây cối... Ở giữa đảo là một cột mốc chủ quyền biển đảo của Việt Nam được xây cao tovút lên như ngọn tháp giữa biển xanh, 3 mặt có đắp nổi hình ngôi sao vàng 5 cánh trên nền đỏ màu cờ Tổ Quốc, phía trên ghi CHXHCN Việt Nam.Phía dưới là Đảo Trường Sa, vĩ độ 08o38'30'' N và kinh độ111o55'55'' E .. Chúng tôi không ai bảo ai tất cả mọi người đứng bên cột mốc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trên đảo Trường Sa, đều cảm thấy lòng mình lâng lâng tràn ngập niềm thiêng liêng và xúc động. Phía trước cột mốc chủ quyền là cột cờ Tổ quốc tung bay lồng lồng trong gió biển khơi. Một bên là tượng đài liệt sĩ đảo Trường Sa, nhà tưởng niệm Bác Hồ... một bên là nhà khách Thủ Đô và phía trước là chùa Trường Sa. Đoàn chúng tôiđược đồng chí Phạm Quang Trung, chính trị viên đảo cúng các đồng chí chỉ huy đảo hướng dẫn đi viếng thăm Tượng đàI liệt sĩ Trường Sa; mhà tưởng niệm Bác Hồ và viếng mộ các liệt sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ở đảo; đi thăm chùa... thăm các đơn vị bộ đội... Đến đâu chúng tôi cũng thấy trên đảo Trường Sa lớn một sự sống sinh sôi, một sức sống mãnh liệt, thể hiện trên nét mặt của những người lính đảo, của những khu vườn tăng gia rau xanh, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm của bộ đội; những khẩu hiệu, pa nô trên các tuyến đường trên đảo... như luôn là lời nhắc nhở cán bộ chiến sĩ hãt vượt lên mọi khó khăn, gian khổ và cả chấp nhận hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc. Đặc biệt là Đoànđã đến thăm các hộ dân ở đảo. Cuộc gặp gỡ thật cảm động của đồng chí Bí Thư Tỉnh uỷ Hà Giang Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Đoàn công tác số 14 với các hộ dân, bà con ra tận khu trung tâm đảo đón khách. Các anh, các chị và các cháu ăn mặc thật đẹp, mặt tươi như hoa phong ba,những câu chào hỏi thắm thiết như người thân đi xa về. Trước mắt chúng tôi các hộ dân thật sự có một cuộc sống khá, nhà cửa được xây dựng khang trang, gia đình nào cũng có ti vi thu từ vệ tinh; chăn nuôi gia cầm, gia súc, vườn rau xanh. Gia đình nào cũng có các cháu nhỏ, mẫu giáo hoặc tiểu học... Nhìn các cháu thiếu nhi từng đôi đi xe đạp thong thả trên đảo, trong bộ áo quần lính hải quân, cười nói hồn nhiên, chúng tôi có cảm giác không phải là cuộc sống trên đảo giữa biển Đông. Các cháu khoẻ mạnh, vui tươi hồn nhiên... điều đó cũng đủ hiểu sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, tỉnh Khánh Hoà và cấp uỷ, chính quyền huyện đảo Trường Sa với dân, với thế hệ tương lai của đất nước như thế nào. Đồng chí Triệu Tài Vinh , Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang đã giành nhiều thời gian đi thămvà nói chuyện với bà con thân mật, cởi mở bằng tấm lòng của người dân nơi cực Bắc về với bà con nơi đảo xa giữa biển Đông. Chị Trần Thị Hoa năm nay 44 tuổi, quê ở tỉnh Khánh Hòa cùng chồng là anh Nguyễn Xuân Yêntâm sự: Chúng tôi có hai con, ở đảo đã lâu đã quen với khí hậu và tình người ở đảo. Được chính quyền quan tâm, được bộ đội giúp đỡ, dù xa đất liền nhưng chúng tôi vẫn yên tâm ở đảo để xây dựng đảo cho thật giàu, thật đẹp. Còn cô giáo Bùi Thị Nhung, trường Tiểu học Trường Sa thì nói: Chồng tôi là Đặng Thanh Chương, quê ở Vĩnh Phúc, vào Nam sinh sống rồi chúng tôi lấy nhau và tình nguyện ra đảo. Ở đảo lâu đã thích nghi nên không muốn về đất liền nữa... Và trong câu chuyện, chúng tôi được biết cháu Nguyễn Ngọc Trường Xuân, con chị Nguyễn Thị Thanh Thuý được sinh ra tại đảo Trường Sa lớn, nay cháu rất khoẻ mạnh và ngoan... Gặp bà con nào chúng tôi cũng thấy tấm lòng họ thanh thản, an tâm cùng bộ đội chung sức chung lòng xây dựng Trường Sa thân yêu trở thành huyện đảo - hòn ngọc giữa biển xanh. Bà con rất cảm động khi được nghe giới thiệu Đoàn chúng tôi có đại biểu các tỉnh ở tận đầu cực Bắc biên cương Tổ quốc - Hà Giang và tận cuối đất nước Kiên Giang, ở giữa là tỉnh Hải Dương đến thăm... được lãnh đạo các tỉnh đã tận tay trao quà cho bà con, trong đó có Hà Giang, tuy ít nhưng tấm lòng lớn đã thể hiện tình cảm của cả nước hướng về Trường Sa thân yêu. Thật cảm động khi Đoàn đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang đi thăm các bộ phận bộ đội trực chiến, khi hỏi thăm tình hình về tình hình nhiệm vụ và hoàn cảnh gia đình của từng đồng chí, được biết có 3 cán bộ, chiến sĩ hiện nay có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người thì con mắc bệnh máu, người thì con bệnh tim bẩm sinh, người thì có người thân phải chạy thận nhân tạo... nhưng các anh vẫn kiên cường bám đảo, vượt lên khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhìn những đôi mắt của các anh sáng lên niềm tin ta vẫn nhận ra nét buồn thoáng qua trong gió biển và nắng cháy. Bởi các anh cũng đã tự hiểu mình như cây phong ba trên đảo Trường Sa, càng muối mặn, bão giông cây càng xanh tươi tốt. Xúc động và cảm phục những con người như thế, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang đã thay mặt Đoàn Hà Giang tặng tập thể phân đội chiến đấu 10 triệu đồng. Còn anh Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Miền Tây tỉnh Hà Giang tặng 3 chiến sĩ mỗi người 5 triệu đồng, với tình cảm muốn đựợc chia sẻ với hoàn cảnh của gia đình các anh, mong người thân của các anh chóng khỏi bệnh. Các chiến sĩ đã không nén nổi sự xúc động, trong khoé mắt các anh ngấn nước, thay cho sự cảm ơn và lòng quyết tâm dù trong hoàn cảnh nào bộ đội Trường Sa luôn là niềm tin yêu của đồng bào cả nước. Được biết trong chuyến đi thăm huyện đảo Trường Sa lần này, Đoàn công tác số 14 ngoài tặng quà, còn tặng cho quân và dân Trường Sa trên 2 tỷ đồng, riêng Đoàn Hà Giang tặng 787 triệu đồng...
Chiều cùng ngày, một sự kiện có ý nghĩa chính trị to lớn thể hiện trách nhiệm và cũng là lòng khát khao của nhân dân ta tại nơi đảo xa Trường Sa, tại cột mốc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đã diễn ra Lễ Trao cờ nhà Trần, tượng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn làm bằng gốm Chu Đậu Hải Dương, một loại gốm quí và các ấn tín, chân hương thờ nhà Trần, của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương; Lế kết nghĩa giữa Đoàn Học viện CSND với Liên Chi Đoàn đảo huyện đảo Trường Sa; đặc biệt là Lễ trao lá cờ 54 m2, thể hiện sự đoàn kết của 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, từ cột cờ Lũng Cú Hà Giang nơi cực Bắc Tổ quốc; phiến đá trên cao nguyên đá Đồng Văn và bức ảnh Cột cờ Lũng Cú - Hà Giang, nơi khẳng định chủ quyền thiêng liêng trên biên giới cực Bắc Tổ quốc cho Đảng bộ, quân và dân huyện đảo Trường Sa. Trong sự linh thiêng và trang nghiêm, tất cả mọi người có mặt trong buổi Lễ đó đều cảm nhận: Tổ quốc ở Trường Sa . Trường Sa là hạt máu của Tổ quốc. Và vì Trường Sa chúng ta sẵn sàng hy sinh máu của mình để bảo vệ toàn vẹn biển đảo của Tổ quốc.
Gặp nhà sư trụ trì chùa Trường Sa, Thích Giác Nghĩa, ông vốn gốc quê Huế, nay ở Khánh Hoà và nhà sư Thích Ngộ Thân, các ông rất xúc động và vui nói với chúng tôi: Bảo vệ chủ quyền biển đảocủa Tổ Quốc không phải chỉ của quân đội hay của tôn giáo... mà là của toàn dân tộc Việt Nam, của mỗi người dân ởtrong nước cũng như ở ngoài nước. Vì sự bình yên của quốc gia, chúng tôi hàng ngày cầu nguyện cho đồng bào ta không phải hứng chịu chiến tranh. Vì sự an bình của thế giới, các lãnh tụ các nước hãy chụm đầu lại để làm cho con người chỉ biết có lòng yêu thương, không còn sự thù hận... ViệtNam đã trải qua nhiều chiến tranh, nhiều người đã hy sinh cho Tổ quốc, xương thịt của họ đã hoá thành màu xanh của núi, của biển cả, rất nhiều người đến nay vẫn chưa được tìm thấy xương cốt... Dù nơi đất liền hay nơi hải đảo, đâu cũng là Tổ quốc thiêng liêng. Chúng tôi cầu nguyện cho những linh hồn họ siêu thoát về với cõi vĩnh hằng để phù hộ cho dân tộc ngày càng thịnh vượng.
Ở Trường Sa lớn qua câu chuyện chúng tôi được biết nguồn gốc cây quả bàng vuông ở Trường Sa. Vào một đêm năm 1980, đảo Trưởng Trường Sa lớn có môt chiến sĩ tên là Tấn, quê ở Hải Phòng, trong một lần đi kiểm tra đảo, anh tình cờ thấy một quả khô trôi dạt vào mép nước, hình dáng lạ, anh đem về trồng xem là loại cây gì. Sau một thời gian, quả nảy mầm thành cây... Và cứ thế cây lên càng ngày càng xanh tốt, mặc dù trên đảo không có đất chỉ có cát san hô, không có điều kiện chăm sóc. Cây lên cao khoảng 5 – 6 mét, lá to tán rộng, như một chiếc dù che mát cho đảo. Rồi cây ra hoa, những bông hoa vươn nhuỵ dài như những que tăm có màu trắng và tím, kết quả thành hình vuông ở phần đầu cuống, thon dần về phần đuôi như hình trái tim. Lính đảo đặt tên cho cây đó là cây quả bàng vuông.
Từ đó trên quần đảo trường Sa cây bàng quả vuông cứ thế đượcchiết cành nhân rộng tới các đảo nổi. Nhưng cây bàng quả vuông chỉ đậu quả ở đảo Trường Sa lớn.
Đến với Trường Sa lớn cũng như đến với các đảo nổi, đảo chìm trên quần đảo Trường Sa, cùng với những hoạt động thăm và tặng quà, chúng tôi được chứng kiến hoạt động của các nghệ sĩ, ca sĩ xung kích của Đoàn Nghệ thuật Hà Giang và các tỉnh đã vượt lên rất nhiều khó khăn, gian khổ của biển cả sóng gió, nắng cháy, nhiều anh chị em sức vóc nhỏ bé, nhưng khi lên đảo, các anh chị nghệ sĩ đã dốc hết tình cảmcủa mình để đem lời ca tiếng hát cho tình yêu biển đảo và tình thương yêu cho cán bộ chiến sĩ đảo xa. Họ đã hát không có sân khấu, có lúc không có nhạc đệm, hát ở mọi chỗ, mọi lúc, mọi không gian... cùng các chiến sĩ giao lưu... Một số ca sĩ không quen đi tàu biển bị say sóng nằm bẹp, nhưng khi được thông báo biểu diễn cho bộ đội xem, chị em lại tươi tỉnh hẳn lên, hát vang lên quen cả mệt nhọc. Sự chia sẻ, cảm thông đầy tình thương yêu, trách nhiệm của mỗi người trong đoàn công tác chính là một “viên gạch” để xây cho Trường Sa của Việt Nam ngày càng bền vững to đẹp...
Chúng tôi ấn tượng cái ngày cuối cùng từ đảo Trường Sa lớn đi Nhà Giàn DK1 thềm lục địa phía
Chúng tôi biết lúc này do điều kiện thời gian Đoàn và các chiến sĩ bên nhau không còn được là bao lâu. Những lời hát của các cô văn công, của các chiến sĩ hải quân cứ trao nhau đi về... cứ níu kéo tình lời như hơi thở. Và cái giờ phút không thể đã đến. Một hồi còi tàu vút lên giữa biển cả bao la thay cho lời tạm biệt. Chào các chiến sĩ hải quân Nhà Giàn DK1. Chào các chiến sĩ trên quần đảo Trường xa thân yêu. Hẹn gặp lại. Tất cả chúng tôi ra boong tàu, có nhiều người chạy lên boong trên đỉnh tàu để ngắm nhìn các chiến sĩ hải quân một lần nữa. Những cánh tay vẫy chào nhau từ hai phía như những cánh chim hải âu yêu biển cả rập rờn trên sóng biển cho đến khi mờ xa...
Trường Sa 26.5
Ý kiến bạn đọc