Quyết tâm của phóng viên Báo Đảng
HGĐT- Trong thời gian gần đây, hoạt động hậu trường của những người làm báo trên địa bàn tỉnh có sự sôi động hơn hẳn.
Lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Giang chúc mừng Ngày 21.6 tại Tóa soạn Báo Hà Giang. Ảnh: BIỆN LUÂN
Chỉ trong một thời gian ngắn, hầu hết lực lượng phóng viên của các loại hình báo chí của tỉnh đều cùng có một động tác lật tìm những tác phẩm báo chí đặc sắc của cá nhân mình đã được đăng tải trên các phương tiên thông tin trong năm 2011 và 4 tháng đầu năm 2012, để tự mình lựa chọn và gửi tham dự 3 cuộc thi sáng tác tác phẩm báo chí với các chủ đề “Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VI năm 2011”; “Giải Báo chí tỉnh Hà Giang năm 2012”; Sáng tác, quảng bá tác phẩm Văn học nghệ thuật và Báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Chỉ thông qua động tác này, cá nhân mỗi những người tham dự các giải cũng đã có một thời gian nghiêm túc, tự đánh giá lại chất lượng tác phẩm báo chí của mình đã sáng tác. Trong đó tiêu chí tự đánh giá cơ bản nằm trong nội dung chủ đề và sự hấp dẫn của tác phẩm trước độc giả, chất lượng chuyên môn của bài báo và đặc biệt là hiệu quả xã hội sau khi bài báo được đăng tải... Từ đó mới có ý thức xây dựng cho mình sự quyết đáp chọn tác phẩm báo chí nào để gửi tham gia các giải.
Thông qua các cuộc trao đổi trò chuyện của anh em phóng viên trong cơ quan thường ngày, có phóng viên sau khi đọc xong tác phẩm của đồng nghiệp, tiếc rẻ: Đề tài bài báo thì hấp dẫn, nhưng phương thức xử lý thông tin và kỹ năng viết bài của ông này “non quá” tiếc thật ! - Ngay lập tức, có ý kiến nghiệp vụ của phóng viên khác trong phòng chất vấn: Tại sao “non” và phải xử lý thông tin như thế nào thì bài báo mới đạt chất lượng ? Không chút ngập ngừng phóng viên đã có lời nhận xét phân tích: Tác phẩm báo chí chất lượng là bài báo có đề tài hấp dẫn độc giả, được đông đảo độc giả tìm đọc. Nhưng nếu là đề tài giật gân cũng hấp dẫn thu hút thị hiếu độc giả thì đó chưa chắc đã là tác phẩm báo chí chất lượng. Theo quan điểm của mình tác phẩm báo chí chất lượng ngoài việc phải đạt yếu tố hấp dẫn thu hút độc giả, còn phải đạt hiệu quả xã hội cao. Ví dụ: Nếu chỉ là một bài báo phản ánh về một thôn vùng sâu nào đó còn gặp nhiều khó khăn, sau khi đăng tải cấp ủy, chính quyền các cấp không quan tâm vào cuộc giải quyết những bất cập được nêu ra trong bài báo thì đó là tác phẩm “non”. Còn những tác phẩmcũng viết về đề tài nêu trên, qua phương thức xử lý thông tin, kỹ năng viết bài của phóng viên, đạt tầm sau khi bài báo đăng tải được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm vào cuộc, kịp thời có nhiều biện pháp, giải pháp khắc phục những vấn đề bất cập được nêu trong bài báo, đạt hiệu quả xã hội cao thì đó là tác phẩm báo chí chất lượng. Có anh em “dễ dãi với nghề” sau khi nghe ý kiến phân tích của đồng nghiệp, buông một câu – Để làm được thế thì mất thời gian lắm ! Mình phát hiện vấn đề, nêu được vấn đề trên mặt báo là xong – là có tiền nhuận bút. Việc còn lại của các địa phương và các sở, ngành chức năng… Nghe mọi người tranh luận, thấy có ý kiến buông xuôi ngay lập tức có ý kiến của đồng nghiệp khác vào cuộc tham gia: . Chính chúng ta là một trong trong những nhân tố nòng cốt để tuyên truyền mọi người “Học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nếu mọi người ai cũng thấy khó không làm thì bài viết làm sao có sức thuyết phục độc giả. Bác Hồ dạy “nói phải đi đôi với làm” là phóng viên ai chả thấm nhuần, vậy mất thời gian cũng phải làm – khó cũng phải làm vì chúng ta là những người làm Báo Đảng. Không những thế, ngay trong phòng chúng ta có hẳn một nhóm phóng viên năm nào mọi người cũng có bài báo viết về thể tài chống tiêu cực. Tất nhiên, để có bài viết về thể tài này mọi ngườ phải mất rất nhiều thời gian, công sức, đôi khi phải đối mặt với sự nguy hiểm... Nhưng trên mặt Báo Hà Giang vẫn cótác phẩm của nhiều anh em trong phòng, nhiều tác phẩm sau khi đăng tải được các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh đánh giá cao. Nghiêm túc nhìn nhận lại, trong phòng còn một số ít anh em chưa có tác phẩm ở thể tài này bao giờ. Ban Biên tập và phòng đã nhận thức rõ về vấn đề này nên đã đưa ra bàn, mọi người cũng đã thống nhất cao là mỗi phóng viên một năm phải có ít nhất từ 2 bài báo có tính chất phản biện xã hội. Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh đã phát biểu tại lễ tổng kết năm của cơ quan: (Trách nhiệm của Tòa soạn Báo Hà Giang là phải làm sao xây dựng cho được tờ Báo Hà Giang có “Thương hiệu”uy tín trong quần chúng độc giả). Nếu phóng viên chỉ viết bài xuôi chiều thì đến bao giờ tờ báo của cơ quan chúng ta mới có thể xây dựng tốt “Thương hiệu” của mình.
Cuộc tranh luận kết thúc trong không khí trầm tư, hình như cá nhân mỗi phóng viên trong trong phòng ai cũng đã nhận thức rằng, là người làm báo chuyên nghiệp thì ai cũng phải phấn đấu để có được những tác phẩm báo chí thể hiện tâm huyết của mình và đạt được hiệu quả xã hội cao. Kỷ niệm 87 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, người viết bài lạc quan tin tưởng rằng, trong năm 2012 mỗi thành viên của phòng phóng viên Báo Hà Giang sẽ phấn đấu hoàn thành tiêu chí phấn đấu của Phòng đã đề ra.
Ý kiến bạn đọc