“Bức tranh” đường giao thông thôn xóm ở thị trấn Đồng Văn

10:41, 11/06/2012

HGĐT- Về với thị trấn Đồng Văn hôm nay, có thể dễ dàng nhận ra sự đổi thay trong cuộc sống của người dân nơi đây. Không chỉ là ấm no đang đến từng ngày, cùng với đó do làm tốt đường giao thông thôn xóm, những con đường bê tông sạch sẽ, rộng rãi chạy dài như đang dần vẽ lên diện mạo về một cuộc sống mới trên cao nguyên đá…



   Các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Đồng Văn được người dân thường xuyên duy tu, bảo dưỡng và nạo vét rãnh dọc.


Đồng Văn là một thị trấn có đường biên tiếp giáp với nước Trung Quốc dài 1,82 km. Diện tích tự nhiên hơn 3000 ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ có hơn 1.600 ha. Toàn thị trấn có 15 thôn và 7 tổ dân phố; tổng dân số của thị trấn là 1.311 hộ với 5.801 nhân khẩu, trong đó có tới 528 hộ là cán bộ công nhân viên chức và cán bộ hưu trí. Có 17 dân tộc cùng chung sống, dân tộc Mông chiếm 65% dân số của thị trấn, số hộ nghèo chiếm 36,8%. Trong những năm qua, do được Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ thông qua nhiều chương trình, chính sách đã tạo cho người dân thị trấn Đồng Văn có thêm nhiều điều kiện trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, dù là một thị trấn nhưng chịu sự chi phối của địa hình, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, diện tích đất sản xuất không nhiều, giao thông đi lại khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, sinh hoạt của người dân. Nhưng được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, bằng sự nỗ lực, cố gắng của lãnh đạo huyện, thị trấn, các ngành, hội, đoàn thể và của nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, tạo ra một sự chuyển biến tích cực. Đó không chỉ là đời sống của người dân được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo mà đáng nói nhất là do làm tốt đường giao thông thôn xóm đã tạo nên bộ mặt mới cho thị trấn Đồng Văn hôm nay.

 

Để có được những thành quả như bây giờ, đồng chí Dương Ngọc Đức, Chủ tịch UBND thị trấn Đồng Văn chia sẻ: “Tuy vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nhìn chung mà nói, để có kết quả này là do Ban chấp hành Đảng bộ không ngừng tự đổi mới, cải tiến phương thức lãnh, chỉ đạo, tập trung những vấn đề trọng tâm, trọng điểm và phân công trách nhiệm cụ thể, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là phát huy được tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng cuộc sống mới của toàn thể bà con trên địa bàn”. Cuộc sống của người dân đang từng ngày đổi thay, góp phần trong những đổi thay ấy có thể nói việc bê tông hóa các con đường “huyết mạch” dẫn vào thôn xóm có tầm quan trọng rất lớn.

 

Hiện tại, hầu hết các con đường từ trung tâm thị trấn dẫn vào các thôn đã và đang được đổ bê tông và mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đi lại, mua bán, trao đổi hàng hóa. Đi cùng với đó thường xuyên làm tốt công tác tu sửa, vệ sinh đường giao thông nông thôn, phối hợp giám sát và quản lý tốt các chương trình dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn. Ngay từ những ngày đầu năm nay, do chủ động xây dựng kế hoạch phân công cụ thể nên đã thực hiện tốt việc quản lý, duy tu bảo dưỡng 22 km đối với tuyến đường được phân cấp, đảm bảo giao thông luôn được thông suốt. Trong đó có các tuyến đường như Đồng Văn – Tù Sán, Đồng Văn – Thiên Hương, Pố Lổ - Đồng Văn, Lùng Lú – Đồng Văn…

 

Không chỉ bảo dưỡng, sửa chữa những đoạn đường bị hư hỏng, nâng cấp, mở rộng những vị trí đường hẹp, có nguy cơ sạt lở mà còn thường xuyên huy động nhân dân phát cỏ phần tả luy dương, tầm nhìn từ 100 – 200m, tạo thông thoáng, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Đồng thời, tổ chức nạo vét3000 m rãnh dọc trên tuyến đường Đồng Văn – Hấu Đề.Bên cạnh đó, nằm trong chương trình đường giao thông nông thôn loại B nguồn vốn 135 theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tuyến đường bê tông nông thôn Mã Tìa đi Thiên Hương đến nay đã hoàn thành trên 80% kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân.

 

Có dịp ghé thăm Thiên Hương, một thôn nằm cách xa trung tâm thị trấn, nếu như trước đây đường vào thôn chỉ là con đường nhỏ, trời mưa trơn, người dân chỉ có cách dùng con lừa để làm phương tiện đi lại thì nay đã có con đường rộng rãi, nhiều đoạn được đổ bê tông sạch sẽ chạy vào tới thôn. Bà con bây giờ có thể đi chợ phiên, đi mua bán những nhu yếu phẩm hàng ngày một cách thuận tiện, có thêm nhiều điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Chính vì thế mà trong thời gian qua, tỉ lệ hộ nghèo cũng giảm nhanh. Trong tổng số 44 hộ sinh sống nơi đây thì hiện tại chỉ còn 7 hộ nằm trong diện nghèo. Trưởng thôn Lương Đình Ninh phấn khởi cho biết: “Từ ngày đường vào thôn được nâng cấp, mở rộng thì bà con vui lắm. Mong mỏi bấy lâu nay cũng thành hiện thực rồi, bây giờ không lo đi chợ xa nữa, trẻ con được đi học ở tận ngoài thị trấn, người nhà có ai bị ốm là đưa ra bệnh viện nhanh lắm”. Niềm vui của trưởng thôn Thiên Hương cũng giống như niềm vui của bao người dân trên vùng cao nguyên đá này vì không còn nhiều nỗi lo phải mất nhiều thời gian đi lại.

 

Để tính trên toàn thể địa bàn thị trấn Đồng Văn đến thời điểm hiện nay thì các tuyến đường liên thôn vẫn còn khoảng 26 km chưa có đường bê tông nông thôn loại B và đang cố gắng sẽ hoàn thành một cách sớm nhất. Bộ mặt của thị trấn Đồng Văn trong sự đổi mới hôm nay đang cho thấy có một sự khởi sắc chắc chắn trong tương lai.


KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoạn km 2 đường Ngọc Linh - Bạch Ngọc (Vị Xuyên) sạt lở nghiêm trọng
HGĐT - Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Vị Xuyên xảy ra mưa lớn kéo dài cục bộ gây ra tình trạng sạt lở đất trên nhiều đoạn đường, trong đó có đoạn km 2 đường Ngọc Linh - Bạch Ngọc (Vị Xuyên) bị sạt lở nghiêm trọng, bề mặt đường bị sạt lở mất 2/3, phần còn lại cũng đang trong tình trạng bị sụt lún, rất nguy hiểm đối với người và phương tiện khi tham gia giao thông.
31/05/2012
Nhiều hoạt động giúp đỡ hội viên
HGĐT - Hướng tới kỷ niệm 51 năm Ngày thảm họa da cam/điôxin ở Việt Nam (10.8.1961 – 10.8.2012), Thời gian qua, bên cạnh lời kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ủng hộ nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/điôxin, Hội NNCĐDC)/Điôxin tỉnh đã có nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ các hội viên làm, sửa nhà, khám và điều trị bệnh... tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang,
31/05/2012
“Đá Hà Giang” cùng cả nước xây Trường Sa vững mạnh
HGĐT - Trong tháng 5 lịch sử này, Hà Giang cùng với cả nước hướng về Trường Sa bằng cả tấm lòng mình. Suốt hải trình, không chỉ chúng tôi - 80 con người đại diện cho Hà Giang về với Trường Sa - mà tất cả mọi người trong Đoàn công tác số 14 được trải nghiệm, lắng sâu trong cảm xúc của tình người, của ý chí, nghị lực và sự kiên cường, bất khuất vượt qua phong ba, bão tố để giữ
31/05/2012
Kỳ cuối: Trường Sa - hạt máu của Tổ Quốc
HGĐT- Chúng tôi rời đảo Đá Tây khi biển đã vào đêm. Sóng và gió bắt đầu nổi lên giận giữ. Biển một màu đen kịt. Chỉ nghe thấy tiếng sóng và bão vỗ vào mạn tàu ào ào, có những lúc con sóng mạnh bất ngờ hung dữ vọt lên tràn cả vào boong tàu. Phía trước con tàu nơi mà chúng tôi đang đến là đảo Trường Sa Lớn, hòn đảo cuối cùng của chuyến đi. Cả đêm tàu vẫn chạy, chỉ riêng có
11/06/2012