Nà Chì: Phố và làng

17:10, 07/05/2012

HGĐT - Ai đó, đã từng nhận xét: Đến Nà Chì bây giờ vừa mang những nét đặc trưng giữa “phố và làng”. Và cho rằng, phố phải ra phố, mà làng, thì phải đúng, là làng. Với tôi, hôm nay đến Nà Chì đã quá thân quen rồi nhưng những đổi thay của vùng quê núi diễn ra quá nhanh, nhanh đến nỗi cái làng vùng sâu, xa, khi xưa nay đã sắp trở thành... Phố núi như lời của bài ca nào đó khi xưa vang lên giữa đại ngàn xanh!



              Đồng bào thôn Đại Thắng làm đường, sân bê tông điểm trường.

Đây rồi, thôn Phố Mới – Nà Chì (Xín Mần). Cái tên nghe đã thấy mới. Anh bạn tôi bảo: Ngày xưa nói Nà Chì là Nà Chì thôi, chứ lấy đâu ra Phố Mới? Lại chuyện ngày xưa, bao giờ cho đến ngày xưa? Bây giờ chỉ nói chuyện ngày nay thôi. Thôn Phố Mới hôm nay là cả quá trình vận động của sự phát triển đi lên đã tạo ra cái tên thôn Phố Mới của vùng núi ngày xưa heo hút đó. Phố Mới bây giờ có trên trăm hộ. Trong ngần ấy đã có gần 80 hộ chuyên buôn bán, kinh doanh vừa và nhỏ. Năm ngoái đã đóng góp cho xã trên trăm rưởi, trăm tám triệu đồng để trang trải thêm vào ngân sách. Chuyện đóng góp ấy chẳng đáng là bao so với miền xuôi, nhưng miền ngược đầy khó khăn như Xín Mần thì thật đáng để nói lắm chứ. Khi xưa, nơi đây heo hút, khỉ ho, cò gáy, mấy ai đến, ai qua lại. Giờ này, trông đi, ngoảnh lại, vài năm đến Nà Chì, nói thật với tôi cũng khó tưởng nó phát triển mang dáng “phố” như ngày hôm nay nhanh đến thế.. Tại đây, hiện có 1 bệnh viện loại 3, có trường học từ Mẫu giáo tới THPT cấp III to đẹp nhất tỉnh Hà Giang, tính đến thời điểm này. Ngoài ra, nơi đây có hạ tầng tốt như: Hệ thống giao thông đến 13 thôn bản, bưu điện, cây xăng dầu, cùng 6 HTX hoạt động đủ các loại hình kinh doanh tạo cho nền sản xuất không ngừng phát triển cả bề sâu, chiều rộng. Đêm đến điện cao áp sáng cả một vùng rừng núi thay sao. Phố Mới, thôn Nà Chì có cả một trung tâm hỗ trợ cộng đồng chuyên lo công việc đào tạo nghề ngắn ngày cho lực lượng lao động địa phương bằng các nghề thiết thực gắn với đời sống của một vùng quê đang dần thay da, đổi thịt. Phải kể đến nghề đầu tiên là học cách làm nông, lâm nghiệp nhằm tạo ra các giá trị gia tăng cho sản phẩm của vùng sơn cước. Năm qua nhờ có nghề ươm cây chè giống bằng phương pháp dâm cành do dân tự học làm lấy Nà Chì đã trồng tập trung gần 27 ha chè cành, đưa diện tích cây chè toàn xã lên gần 600 ha. Trong đó có gần 400 ha chè đang cho thu hái. Đồng bào nơi đây “hái ra tiền” nhờ cây chè và 48 chiếc máy sao chè mi ni trong các hộ gia đình. Nghề lái xe, xây dựng, đan lát... cũng được thu hút về đào tạo tại địa phương. Năm 2011 Nà Chì đã có 120 người trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề, tạo công ăn, việc làm mới. Thu nhập bình quân đầu người năm qua là 9,1 triệu đồng/người. Xã có trên 3% hộ giàu, 16% hộ khá, chỉ còn gần 34% hộ nghèo theo tiêu chí mới. Kết quả trên cho thấy Đảng bộ, chính quyền địa phương xác định đúng đó là: Muốn Nà Chì trở thành “phố” thì ắt phải chuyển đổi nghề, chuyển đổi hướng sản xuất. Và hướng trên đã đúng khi mà cả thôn Phố Mới, thôn Nà Chì vươn ra làm dịch vụ, làm nghề chế biến chè hay xây dựng. Cùng đó là các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các HTX dịch vụ vươn ra trong các loại hình làm ăn, kinh doanh. Tuy không nằm trong điểm chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới, nhưng Nà Chì đã có 2/13 thôn bản đã cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng Nông thôn mới theo tiêu chí quy định. Các anh lãnh đạo xã cho rằng: Muốn lên “phố” nhất thiết phải có “nghề” về tận thôn bản. Muốn xây dựng Nông thôn mới thì phải “huy động sức dân” vì đó là việc làm của dân, do dân làm và dân hưởng lợi. Công việc của Đảng, chính quyền cơ sở là tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân. Đồng thời mở rộng sự ủng hộ của toàn xã hộ, cộng đồng các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác. Có nghĩa, phải mở rộng tấm lòng của toàn dân để đón nhận sự ủng hộ của toàn xã hội trong, ngoài “vào” với Nà Chì. Đi liền đó là quyết tâm xây dựng cho đồng bào một nếp sống văn hoá đậm bản sắc, đầy nhiệt huyết để cởi mở các tấm lòng gần xa. Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Ngân hàng Liên Việt- Bưu Điện khi đến Nà Chì đã cảm nhận điều đó qua đất và người chia sẻ: Hỗ trợ xây dựng trường THCS, trường Mần non nơi đây đạt chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất trị giá cả chục tỷ đồng. Doanh nghiệp Gia Phú của tỉnh Hà Giang tài trợ xây dựng Trung tâm giáo dục cộng đồng. UBND tỉnh Hà Giang đã đồng ý quy hoach Nà Chì hình thành thị tứ vào giai đoạn 2015. Nói như ai đó Nà Chì đã dần trở thành “phố” đến nơi rồi. Và điều đó đã và đang đến rất gần. Bởi lẽ hiện nay Nà Chì đã có trong tay cơ sở vật chất hạ tầng tốt, có đường, điện, chợ, bệnh viện, trường học, có nghề đào tạo mới, có trên 650 gia đình văn hoá ở 9/13 thôn bản với đậm chất quê Việt Nam và tấm lòng mở rộng.

 


         Chuẩn bị giống cây ươm trồng rừng kinh tế tại thôn Phố Mới.


Giữa Phố là Làng, đó cũng là nét rất Nà Chì hôm nay. Anh Hoàng Văn Cởi Bí Thư Đảng uỷ xã cho biết: Trước khi trở nên Phố Nà Chì vẫn xác định mình là làng quê Nông lâm nghiệp. Thực tế vẫn sản xuất, kinh doanh chè trên 560 ha. Mỗi năm cây chè cho thu hoạch chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn thu của nhân dân. Đầu tư chế biến chè chất lượng cao với giá bán bình quân không dưới trăm ngàn đồng/kg. Hàng năm sản lượng chè thành phẩm của xã đạt trên 300 tấn, đây là nguồn chính để xoá nghèo, không ít gia đình đã vươn lên nhờ cây chè. Bây giườ cây chè được ươm trồng, thâm canh theo lối mới qua đào tạo nghề, đào tạo, đầu tư chế biến. Cây chè vẫn luôn là cây “mũi nhọn” trong các làng bản hiện nay. Trồng rừng kinh tế “gắn” với doanh nghiệp đã ký kết năm 2012 trồng quy hoạch là 252,4 ha hiện đã làm xong và đang chuẩn bị giống tại chỗ cho trồng rừng vào mùa mưa năm nay. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư giống, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu mua theo giá thị trường cho nhân dân. Toàn bộ chi phí ban đầu đến khi thu hoạch rừng do doanh nghiệp tài trợ 100%. Như vậy là hướng chắc làm - chắc ăn đã có lối đi cho làng. Về sản xuất nông nghiệp xã coi trọng công tác khuyến nông và giống mới. Với 465 ha lúa hàng năm sẽ đưa vào thâm canh giống mới để đảm bảo an ninh lương thực toàn dân theo đúng nghĩa: Mạnh về gạo – Bạo về tiền cho đồng bào trong 13 thôn bản. Ngoài ra còn đậu tương, lạc, rau màu các loại, mùa nào thức ấy để cải thiện đời sống nhân dân. Rau Ngót Nà Chì ai đã từng ăn, chắc chắn không thể nào quyên được hương vị của miền rừng núi đặc trưng Nà Chì. Tôi đùa, có lẽ xã phải đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu sản phẩm rau Ngót sớm kẻo nó bị làm nhái các nơi thì phí. Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Đại rằng, tới đây xã sẽ tính đến phát triển hàng hoá và sẽ đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ. Rau ngót Nà Chì lá to xanh đen, cánh lá dày mộc mạc như cây rừng, có vị ngọt đậm, thơm ngậy, mát rất riêng không chộn lẫn. Còn ngành chăn nuôi Nhím, trâu bò, nuôi lợn đen, vịt Bầu, dê núi và cả cá Chày mắt đỏ suối Nà Chì là một trong những “sơn hào” không sai, không hề chôn lẫn... tất cả điều trên đã làm nên một Nà Chì vừa mang tính chất của cả “Phố và làng” quê thân thương. Phố là sự phát triển vượt lên của ngày hôm nay trong sự đổi mới cả về “chất và lượng”. Còn đặc tính Làng vẫn đậm nết quê, có rừng, có suối, có sản vật, có văn hoá các dân tộc đậm chất dân gian. Ở trong đó chứa đựng cả tình người, tình đất và nghĩa nước non đang ngày một phát triển vươn lên.

 


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người dân thôn Làng Má khát khao có điện lưới và cây cầu kiên cố
HGĐT- Cách trung tâm xã Đạo Đức (Vị Xuyên) chưa đầy 10km, nhiều năm qua 127 hộ dân ở thôn Làng Má vẫn phải dùng đèn dầu để thắp sáng, ngoài ra người dân trong thôn ao ước có một cây cầu kiên cố để thuận tiện cho việc đi lại, lưu thông, trao đổi hàng hóa.
30/04/2012
Chiều về Thiên Hương
HGĐT- Vào những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi có dịp về với Thiên Hương (thị trấn Đồng Văn), đây được coi là một trong những thôn đi đầu trong phát triển kinh tế, đặc biệt là chăn nuôi, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho nhiều hộ dân trên vùng cao nguyên đá. Đến với Thiên Hương, không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay về cuộc sống của người dân nơi đây. Có được
30/04/2012
Huy động tổng thể lực lượng nhằm đảm bảo ATGT trong dịp nghỉ lễ
HGĐT- Tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp. Mặc dù các ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, nhưng tai nạn giao thông (TNGT) vẫn gia tăng.
27/04/2012
Đại hội chi đoàn Trường Trung cấp KTKT Hà Giang nhiệm kỳ 2012-2014
HGĐT - Sáng 27.4, Chi đoàn Trường Trung cấp KTKT Hà Giang đã tổ chức Đại hội chi đoàn khóa IV, nhiệm kỳ 2012-2014.
27/04/2012