“Thời cơ vàng” của lao động khu vực nông thôn

17:01, 25/04/2012

HGĐT- Hàng chục nghìn lao động nông thôn - đối tượng hưởng lợi trực tiếp của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” sẽ được đào tạo kiến thức, tay nghề để tự tạo việc làm, hoặc làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, thủ công nghiệp… Đây là quyết tâm rất lớn của tỉnh nhằm trang bị cho người lao động khu vực nông thôn cái “cần câu” để họ chủ động câu được “con cá”.


 

 Nhà máy luyện Feromangan và Siliconmangan của Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc tại KCN Bình Vàng luôn cần một lượng rất lớn lao động qua đào tạo nghề.


CHIẾN CHIẾN LƯỢC TẠO “CẦN CÂU”

Trên 706 tỷ đồng dành để đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020 là số tiền không nhỏ đối với một tỉnh miền núi còn khó khăn như Hà Giang. Với số kinh phí trên, tỉnh ta kỳ vọng hàng năm đào tạo nghề cho trên 15 nghìn lao động, trong đó có 13-13,5 nghìn lao động nông thôn, 2-2,5 nghìn lượt cán bộ, công chức xã. Phân theo giai đoạn 2011-2015 sẽ đào tạo nghề cho 75 nghìn lao động, 12 nghìn lượt cán bộ, công chức xã, khoảng 55% lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, 45% học nghề phi nông nghiệp, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%, đào tạo nghề đạt 36% vào năm 2015; giai đoạn 2016-2020, đào tạo nghề cho 80 nghìn lao động, khoảng 42% lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, 58% học nghề phi nông nghiệp, phấn đấu lao động qua đào tạo đạt 60%, đào tạo nghề đạt 50% vào năm 2020.


Các đối tượng tham gia chiến lược tạo “cần câu” là lao động nông thôn, trong đó ưu tiên dạy nghề cho người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi như người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác với phương thức học chính quy tại các cơ sở đào tạo, lưu động tại làng xã, thôn bản, nơi sản xuất. Các lĩnh vực dạy nghề chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh; quản lý tưới tiêu, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường nông thôn; quản lý trang trại, HTX, tổ hợp tác, dịch vụ nông nghiệp, y tế, xã hội, khách sạn, du lịch và dịch vụ cá nhân; thủ công nghiệp... Trong đó, tập trung vào các ngành nghề thị trường có nhu cầu sử dụng nhiều lao động, có thu nhập cao, ổn định.


Chính sách đào tạo nghề cho người lao động khu vực nông thôn của tỉnh được triển khai mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bởi lẽ, với điều kiện đặc thù của một tỉnh miền núi, trên 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp hút một lượng rất lớn lao động, trong khi đó, đa phần lao động chưa qua đào tạo nên giá trị tích luỹ ở mỗi sản phẩm họ làm ra chưa cao. Theo dự báo của cơ quan chức năng, đến năm 2015 tỉnh ta có trên 395 người ở độ tuổi lao động, trong đó có tới 300 nghìn lao động ở khu vực nông thôn, nếu không giải quyết tốt chiến lược đào tạo thì sẽ nảy sinh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Tuy nhiên, để đào tạo nghề cho hàng chục nghìn lao động, với số kinh phí trên cũng không dễ gì thực hiện được, đấy là chưa đề cập đến sản phẩm đầu ra có đáp ứng được yêu cầu thị trường. Những lo ngại trên không phải không có cơ sở, giai đoạn trước (2006-2010), tỉnh ta cũng dành nguồn kinh phí trên 144,5 tỷ đồng đào tạo nghề cho gần 54 nghìn lao động, con số đào tạo lớn nhưng chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường nên một bộ phận học viên vẫn không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không đúng nghề; một số cơ sở đào tạo chưa gắn dạy nghề với giải quyết việc làm và nhu cầu sử dụng lao động của địa phương, doanh nghiệp nên quá trình tìm việc, chuyển đổi nghề gặp nhiều khó khăn. Mặc dù tăng nhanh về số lượng, quy mô, ngành nghề đào tạo nhưng chủ yếu là hình thức sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng nên chất lượng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.


CÁCH LÀM HAY CẦN NHÂN RỘNG

Với quyết tâm chính trị lớn, chiến lược tạo “cần câu” cho người lao động nông thôn sẽ hoàn thành về số lượng theo kế hoạch đề ra. Nhưng nếu việc đào tạo gắn chặt với địa chỉ để người lao động sau khi được trang bị “cần câu” có thể câu ngay được “cá” to thì Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” sẽ tạo ra sức bật lớn cho nền kinh tế. Và việc thực hiện mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ triển khai tại xã Trung Thành (Vị Xuyên) năm vừa qua là bài học rất quý báu.


Tham gia mô hình đào tạo nghề theo Quyết định 1956, học viên là con em các dân tộc xã Trung Thành được học nghề trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản chè sau thu hoạch; sửa chữa máy nông nghiệp với thời gian 3 tháng. Trước khi mở lớp, phần lớn học viên chưa nắm bắt được kỹ thuật sản xuất nông - lâm nghiệp, việc trồng, chế biến chè tiến hành theo tập quán canh tác truyền qua nhiều thế hệ nên năng suất không cao, tốn nhiều nhân lực, sản phẩn thu hoạch không kịp thời; việc sử dụng máy móc, thiết bị trong nông nghiệp chủ yếu dựa theo kinh nghiệm bản thân nên chưa đáp ứng được yêu cầu, chi phí cao, hiệu quả thấp, không phát triển bền vững, chưa bảo vệ được môi trường... Mặc dù làm việc vất vả nhưng thu nhập bình quân của các học viên cũng chỉ đạt 7-8 triệu đồng/người/năm.


Mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn xã Trung Thành được kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành ngay tại xưởng sản xuất, vườn ươm, kết hợp tham quan các mô hình điểm nên rất thuận lợi cho quá trình tiếp thu kiến thức của học viên. Trước khi tiến hành đào tạo, Trung tâm dạy nghề Vị Xuyên đã liên hệ, ký kết bao tiêu đầu ra “sản phẩm” với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Vì vậy, ngay khi tốt nghiệp, các học viên của lớp kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp đã được nhận vào làm việc tại các xưởng cơ khí trên địa bàn huyện Vị Xuyên, xã Trung Thành với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng; học viên lớp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản chè sau thu hoạch được Công ty TNHH Hùng Cường ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên thu nhập của họ được cải thiện rõ rệt với mức bình quân từ 1,8-2 triệu đồng/người/tháng.


“Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề và yêu cầu của thị trường” là quan điểm xuyên suốt của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020 của tỉnh. Nhưng để làm được điều này, đòi hỏi sự thay đổi rất lớn trong tư duy đào tạo nghề vốn đã ăn sâu, bám dễ một quá trình dài đó là đào tạo cứ đào tạo còn có phù hợp với nhu cầu hay không, người lao động có việc làm hay không hồi sau sẽ rõ! Việc liên kết giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất triển khai trên địa bàn xã Trung Thành đã tỏ rõ hiệu quả của việc đào tạo theo địa chỉ, đào tạo những ngành nghề thiết thực, phù hợp với nhu cầu thị trường... rất cần được nhân rộng trong quá trình tạo “cần câu” để người lao động chủ động câu được “con cá”.


THIÊN THANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phấn đấu thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012
HGĐT- Ngày 27.7.2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1271/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra (TĐT) cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012. Cuộc TĐT được tiến hành 5 năm 1 lần trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin cơ bản về các cơ sở kinh tế, cơ sở hành chính, sự nghiệp, các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài trên phạm vi cả nước, phục
25/04/2012
Dỡ giàn giáo, khối bê tông khoảng trên 40kg rơi vào nhà dân
HGĐT- Vào lúc 10 giờ 45 phútngày 25.4, trong khi thi công dỡ giàn giáo khu vực thang máy của công trình Nhà khách Công an tỉnh thuộc tổ 5, Phường Nguyễn Trãi, một khối bê tông khoảng trên 40 kg ở độ cao trên 20 mét đã rơi xuống khu vực gian bếp của gia đình anh Phạm Bình Sơn (phía bên phải công trình).
25/04/2012
Quản Bạ phát động hiến máu tình nguyện năm 2012
HGĐT - Vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ, BCĐ vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Quản Bạ phối hợp với Khoa Huyết học- truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức phát động HMTN năm 2012. Dự lễ phát động có lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh, huyện Quản Bạ, cùng đông đảo cán bộ, CNVC, đoàn viên thanh niên địa bàn thị trấn Tam Sơn.
25/04/2012
Thị trấn Đồng Văn khắc phục hậu quả thiên tai
HGĐT - Vào khoảng 16 giờ ngày 20.4, một cơn mưa đá kèm theo gió lốc xảy ra trên địa bàn thị trấn Đồng Văn đã làm tốc mái 31 căn nhà, ước thiệt hại khoảng gần 200 triệu đồng; một số diện tích nhưNgô, rau, đậu các loại cũng bị gẫy đổ và dập nát, gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng phát triển sản xuất của nhân dân.
25/04/2012
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.