Công tác Lao động, việc làm ở tỉnh: Giải quyết việc làm cho hơn 15.500 lao động

17:10, 12/03/2012

HGĐT- Trong năm 2012, Sở Lao động TB&XH sẽ giải quyết việc làm cho hơn 15.500 lao động trong tỉnh. Đây là mục tiêu trước mắt của Sở Lao động TB&XH nhằm giải quyết việc làm cho lao động nhàn dỗi ở tỉnh, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo ở các huyện khó khăn.


Thực trạng lao động, việc làm

Tỉnh Hà Giang được đánh giá là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ đói nghèo của toàn tỉnh khoảng 25%, đời sống của người dân khu vực nông thôn phần lớn còn rất khó khăn; nhất là đối với các vùng sản xuất thuần nông, số người lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập trung bình không nhiều. Theo báo cáo của Sở Lao động, TB&XH, trong năm 2011 đã giải quyết được việc làm cho khoảng 15.527 người. Để đạt được con số này, tỉnh đã tổ chức đoàn khảo sát, tiếp cận thị trường lao động tại các tỉnh phía Nam, tổ chức hội nghị cung ứng nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động và tổ chức thành công ngày hội việc làm tỉnh Hà Giang kết hợp với Hội chợ Thương mại quốc tế và xúc tiến đầu tư năm 2011; tại ngày hội việc làm đã có 65 người được doanh nghiệp tuyển dụng và 181 người được tuyển sinh. Đây chưa phải là con số lớn vì trong toàn tỉnh có 6 huyện nghèo, hầu hết người dân đều không có công ăn việc làm ổn định.


Lý giải cho tồn tại trên, ông Nguyễn Hữu Phư, Trưởng phòng Việc làm, An toàn lao động (Sở Lao động, TB&XH) cho biết: “Do điều kiện giao thông, địa bàn của tỉnh chưa thu hút được đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ nên chưa giải quyết được nhiều việc làm cho lao động phổ thông. Các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tính ổn định công việc không cao, khả năng thu hút lao động ít. Do đó, người lao động tìm được việc làm vẫn chủ yếu là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thu nhập lại không cao. Một phần nữa là do ảnh hưởng từ lạm phát nên hoạt động của một số doanh nghiệp bị thu hẹp nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản, đã tác động lớn đến khả năng tạo việc làm mới.”


Nguyên nhân cơ bản là trình độ văn hóa của người lao động còn thấp, chuyên môn kỹ thật hầu như không có. Chất lượng công tác đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, đào tạo chưa gắn với giải quyết việc làm. Số lao động sau đào tạo tìm được việc làm chiếm tỷ lệ thấp, đào tạo nghề phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động chưa được chú trọng. Ngoài ra, các trung tâm dạy nghề mới được thành lập nên thiếu giáo viên, trang thiết bị dạy nghề và cơ sở vật chất...


Chú trọng công tác xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một hướng đi quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động. Vì thế trong năm 2011, Sở Lao động, TB&XH đã phối hợp với các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương đưa 1.839 người lao động đi làm việc ở các tỉnh khác và nước ngoài; đây là những thị trường lớn, cần nhiều nguồn cung lao động và không đòi hỏi trình độ cao. Với thị trường trong nước, người lao động đi làm việc ở các khu công nghiệp lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh phúc, Bắc Ninh...có tiền lương và việc làm khá ổn định. Thị trường nước ngoài, hiện Hà Giang mới có 140 lao động xuất cảnh ra nước ngoài làm việc tại các nước Malaysia , Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Có thu nhập trung bình từ 5-6 triệu đồng/tháng, lao động sau khi hết hạn hợp đồng về nước đều phát huy hiệu quả nguồn vốn, kinh nghiệm học tập được ở nước ngoài vào thực tế sản xuất tại gia đình để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho bản thân và nhiều người khác. Đây chưa phải là con số lớn nhưng là một hướng đi mới có hiệu quả để giải quyết việc làm, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo.


Mặc dù vậy, công tác XKLĐ năm 2011 không đạt được chỉ tiêu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, biến động chính trị... Thông tin từ những năm trước về việc làm không ổn định, thu nhập thấp đã ảnh hưởng tới tâm lý người lao động. Mặt khác, do lao động ở các huyện nghèo rất hạn chế về trình độ văn hóa cũng như chuyên môn nên số người tham gia xuất khẩu lao động ở những nước có thu nhập cao còn ít. Hơn nữa, một số người khó khăn về kinh tế có tâm lý ngại đi xa, không muốn xa gia đình... chưa nhận thức đầy đủ về XKLĐ nên tham gia đi XKLĐ còn hạn chế, chưa tạo thành phong trào. XKLĐ cần phải có chi phí ban đầu, việc vay vốn tại các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Những lao động thuộc hộ cận nghèo, hộ trung bình có nhu cầu đi XKLĐ lại không thuộc diện đối tượng và đủ điều kiện để các ngân hàng cho vay vốn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ xuất cảnh của nhiều người lao động và doanh nghiệp.


Ông Nguyễn Hữu Phư cho biết thêm: “Năm nay, Sở Lao động TB&XH sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác XKLĐ thông qua tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho nhân dân, đặc biệt là người lao động ở 6 huyện nghèo về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh về đề án XKLĐ; nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường. Phối hợp với doanh nghiệp, các cấp, ngành giúp đỡ người dân giải quyết những khó khăn như: thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho người lao động không thuộc hộ nghèo, huyện nghèo vay vốn ngân hàng; làm tốt công tác đào tạo nghề, ngoại ngữ cho người lao động; có giải pháp sử dụng lao động sau khi xuất khẩu về nước... Chú trọng đào tạo người lao động có đủ tiêu chuẩn đi các thị trường khó tính, có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc.


Mục tiêu hiện tại là đưa người lao động đi xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Malaysia . Vì Malaysia là một thị trường không yêu cầu cao về chất lượng lao động, chi phí trước khi đi thấp, phù hợp với lao động ở các vùng nông thôn, thu nhập khoảng 3,5 – 5 triệu đồng/tháng. Chính phủ Malaysia cũng đưa ra một số chính sách giảm chi phí và bảo vệ quyền lợi của người lao động nước ngoài. Đặc biệt, kể từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 71 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020, khoảng một nửa trong số trên 2.500 lao động các huyện nghèo đang làm việc tại Malaysia đều có điều kiện làm việc bảo đảm, thu nhập khá, hàng tháng tiết kiệm được khoảng 4 triệu đồng.


Tóm lại, người lao động trong tỉnh muốn có việc làm ổn định, thu nhập cao thì đầu tiên phải chú trọng đến việc học nghề phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng của bản thân. Xác định rõ hướng đi cụ thể, kiên trì và gắn bó với công việc, có tác phong làm việc chuyên nghiệp và dám chấp nhận đi xa. Có rất nhiều cơ hội việc làm đang đợi người lao động, nhất là các lao động ở 6 huyện nghèo do Đảng, Nhà nước đã có chính sách ưu tiên để tạo công ăn việc làm, giúp đỡ người dân thoát nghèo.


LÊ THỊ THANH HẢI

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chung tay đưa Hà Giang thoát nghèo
HGĐT- Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng Hà Giang đang nỗ lực vươn lên, trở thành hình mẫu về sự năng động, sáng tạo nơi cực Bắc Tổ quốc.
29/02/2012
Cảm ơn những tấm lòng nhân ái
HGĐT- Trở về sau những ngày đưa con đi mổ tim ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), 2 gia đình anh chị Nam - Mai, Sinh - Cọt, vẫn tưởng như trong mơ, như có phép thần mà ông tiên đó chính là BĐBP, các y bác sỹ Bệnh viện Việt Đức, của Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, đã mang lại sự sống, niềm tin cho gia đình.Niềm vui không chỉ của gia đình, mà của bà con 2 xã Bản Máy, Bản
29/02/2012
Miền Bắc chuyển rét
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hôm nay 9/3, toàn miền Bắc sẽ có mưa nhỏ, mưa phùn, nhiệt độ giảm thêm vài độ C và đến đêm trời sẽ chuyển rét.
09/03/2012
Mỗi người tham gia giao thông hãy có trách nhiệm với bản thân
HGĐT- Năm 2012 được xác định là "Năm an toàn giao thông". Mục tiêu đặt ra, phấn đấu giảm tai nạn giao thông (TNGT) trên cả 3 tiêu chí gồm số vụ, số người chết và số người bị thương. Nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, Báo Hà Giang mở chuyên mục an toàn giao thông (ATGT) với định kỳ 2 mục/tháng.
09/03/2012
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.