Yên Minh đào tạo nghề cho người dân nông thôn góp phần xóa nghèo bền vững

17:14, 10/02/2012

HGĐT- Công tác dạy nghề cho người dân ở Yên Minh trong những năm qua đạt hiệu quả rất cao. Đó là do Trung tâm dạy nghề huyện triển khai công tác đào tạo với hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân. Có thể khẳng định, việc đào tạo nghề cho bà con nông dân là yếu tố quan trọng giúp huyện giành được nhiều thắng lợi trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn.


 

 Người dân xã Na Khê (Yên Minh) tham gia lớp đào tạo nghề làm chè do Trung tâm Dạy nghề Yên Minh tổ chức.


Hơn 60 nông dân ở xã Na Khê vừa được đào tạo nghề trồng, chăm sóc, chế biến chè do Trung tâm Dạy nghề Yên Minh tổ chức. Trong thời gian học 1,5 tháng, các học viên được đào tạo nghề theo hình thức “ Cầm tay chỉ việc” từ khâu chọn giống chè, kỹ thuật đào hố trồng chè, cách chăm sóc và thu hái, quá trình chế biến chè và phương pháp đắp lò... Giảng viên hướng dẫn là những người có kinh nghiệm làm chè đến từ vùng chè nổi tiếng Thái Nguyên, Hội Làm vườn tỉnh. Được học kinh nghiệm trồng chè ngay nơi mình sinh sống, không mất kinh phí đi lại hay kinh phí tham gia lớp học nên dù bận công việc nhà nông nhưng các học viên vẫn giành thời gian theo học. Kết thúc lớp học, bà con nắm được những kỹ thuật nghề làm chè để áp dụng vào thực tế địa phương. Anh Vũ Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Na Khê cho biết: “ Những năm trước, xã có trên 20 ha chè nằm rải ở các thôn. Bà con trồng chè, chế biến chè còn rất đơn giản bởi sản phẩm làm ra chủ yếu là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Với lợi thế về đất đai cũng như khẳng định cây chè có thể phát triển tốt ở nhiều thôn, xã xác định cây trè là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn, giúp bà còn xóa nghèo bền vững. Do đó, từ năm 2011, xã phấn đấu mỗi năm phát triển từ 20 đến 30 ha chè mới, đồng thời vận động bà con cải tạo vườn chè cũ. Mục tiêu đến năm 2012 xã có trên 100 ha chè ở các thôn Thèn Phùng, Lùng Vái, Lùng Búng. Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi nhận thức của bà con về cây chè cũng như cách làm chè phải thay đổi. Do đó xã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện tổ chức lớp học nghề làm chè ngắn hạn trên địa bàn cho những hộ nằm trong quy hoạch phát triển diện tích chè những năm tới. Qua lớp học cho thấy bà con trong xã nâng cao nhận thức về giá trị của việc trồng chè, từ đó đồng tình ủng hộ mục tiêu của xã. Đồng thời, bà con cũng đã tiếp cận với kỹ thuật trồng chè mới để áp dụng vào thực tế. Sau lớp học này, nhiều hộ đã về cải tạo vườn chè hiện có, đồng thời phát triển thêm diện tích, năm vừa rồi xã đã trồng mới thêm 30 ha chè. Có thể khẳng định, lớp dạy nghề làm chè là yếu tố quan trọng giúp xã thực hiện mục tiêu đưa cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, xóa đói, giảm nghèo cho dân ”.


Lớp dạy nghề làm chè ở Na Khê chỉ là 1 trong rất nhiều lớp đào tạo nghề ngắn hạn phát huy hiệu quả. Yếu tố dẫn đến hiệu quả của các lớp đào tạo nghề là do Trung tâm Dạy nghề huyện thực hiện công tác đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương đó là: Đào tạo nghề theo nhu cầu của người dân; đào tạo ngay tại thôn bản; thời gian đào tạo chủ yếu thực hành theo hình thức “ Cầm tay chỉ việc”. Chị Lương Thị Lan, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện cho biết: “ Nhu cầu học nghề của người dân vùng cao là rất lớn. Tuy nhiên, mỗi vùng, mỗi địa phương, nhu cầu học nghề của bà con lại khác nhau do sự khác biệt về trình độ lao động, điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển nghề... Do đó, để phát huy hiệu quả các lớp đào tạo, Trung tâm thực hiện việc mở lớp nghề trên cơ sở nhu cầu, ý kiến của người dân. Các địa phương tự chọn nghề và cùng phối hợp triển khai lớp đào tạo. Hầu hết các lớp nghề ngắn hạn được tổ chức ngay tại thôn bản, trong năm 2011 vừa qua, có đến 90% số lớp học được tổ chức ở thôn. Mở lớp nghề tại thôn là phù hợp với hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn của bà con bởi nó tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở, tiết kiệm được thời gian... Về hình thức đào tạo, do trình độ nhận thức của bàn con còn hạn chế nên các lớp học đều giành đến 75% tổng thời gian cho thực hành theo hình thức “ Cầm tay chỉ việc”. Có thể khẳng định, với hình thức tổ chức lớp học như trên, các lớp đào tạo nghề do Trung tâm triển khai thực sự phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề ở các địa phương cũng như thu hút được nông dân tham gia. Tỷ lệ học viên đi học ở các lớp đào tạo nghề luôn đạt gần 100%, đa số học viên sau đào tạo nắm được nội dung nghề nghiệp để áp dụng vào thực tế cuộc sống.


Hình thức đào tạo phong phú, phù hợp với thực tế cũng giúp Trung tâm hoàn thành kế hoạch đào tạo hàng năm. Trong năm 2011 vừa qua, tổ chức được 54 lớp nghề cho trên 1.500 học viên. Trong đó có 25 lớp chăn nuôi gia súc, gia cầm; 10 lớp trồng cây lương thực, thực phẩm; 2 lớp kỹ thuật trồng chè và nhân giống hồng không hạt; còn lại là các lớp nghề sửa xe máy, cắt may, xây dựng... Theo đánh giá của Trung tâm, có đến 80% học viên học nghề về nông nghiệp, chăn nuôi đã tự tạo việc làm phục vụ cuộc sống. Những năm qua, nhiều học viên sau khi được đào tạo đã mạnh dạn vay vốn làm trang trại chăn nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao. Nổi bật như gia đình anh Lò Phà Dìn, thôn Bản Rào, xã Na Khê, sau khi tham gia lớp đào tạo nghề chăn nuôi đã mạnh dạn vay vốn phát triển chăn nuôi gia súc, hàng năm thu nhập đạt từ 40 đến 50 triệu đồng; gia đình anh Tẩn Phù Phúc, Giàng Dũng Hờ, Thào Mí Dính ở xã Phú Lũng, phát triển chăn nuôi gia súc quy mô vừa đã cho thu nhập hàng năm trên 20 triệu đồng; ở các xã Na Khê, Đông Minh, Hữu Vinh, thị trấn Yên Minh bà con học nghề nông nghiệp nên đã xuất hiện nhiều mô hình trồng rau sạch, nấm, dưa chuột... cho kinh tế cao. Đối với học viên các lớp đào tạo nghề may mặc, sửa chữa xe máy, xây dựng sau khi tham gia lớp đào tạo đã tự tạo việc làm cho bản thân, trong đó nhiều người đã xin được việc làm ở trong và ngoài tỉnh. Nổi bật, học viên lớp xây dựng đã tự thành lập nhóm thợ để thi công các công trình trên địa bàn như ở Bạch Đích có 2 tổ thợ; Ngam La, 2 tổ thợ; Phú Lũng, 5 tổ thợ...


Có thể khẳng định, công tác đào tạo nghề ở Trung tâm Dạy nghề Yên Minh triển khai đã trang bị cho người dân lao động kiến thức khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp phục vụ cuộc sống. Giúp bà con loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, chủ động áp dụng tiến bộ mới vào sản xuất, chăn nuôi. Công tác đào tạo nghề góp phần không nhỏ giúp huyện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện tốt hơn công tác đào tạo, Trung tâm cần các cấp, các ngành giúp đỡ, giải quyết những khó khăn hiện tại như: Đội ngũ giáo viên còn quá ít; cơ sở vật chất thiếu thốn; nguồn kinh phí hỗ trợ cho các lớp đào tạo thấp...


KHÁNH TOÀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chi trả dịch vụ môi trường rừng mở ra cơ hội bảo vệ, phát triển rừng và giảm nghèo
HGĐT- Dịch vụ môi trường là vấn đề được đề cập từ lâu trên thế giới, trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 Việt Nam khẳng định “người sử dụng/người gây ô nhiễm trả tiền phí dịch vụ môi trường”.
10/02/2012
Trình Đề án cải cách tiền lương vào tháng 4/2012
Chiều nay (9/2), Bộ Nội vụ họp báo về kết quả Chương trình công tác tháng 1/2012 và dự kiến công tác tháng 2/2012.
10/02/2012
Hàng vạn thanh niên nhập ngũ: Ước nguyện biên giới, hải đảo
Sáng 7-2, hàng vạn thanh niên thế hệ 9X từ nhiều miền quê trong cả nước lên đường nhập ngũ, trong đó nhiều bạn tình nguyện làm chiến sĩ lên biên giới, ra hải đảo để được trải nghiệm, trưởng thành.
09/02/2012
Ông Pín làm giàu trên mảnh đất cằn
HGĐT- Ông Lưu Thải Pín, sinh 1951, dân tộc Hán, sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất địa đầu của Tổ quốc (xã Phố Là, huyện Đồng Văn). Năm 1979, gia đinh ông chuyển xuống xã Lăng Khả, Na Hang, Tuyên Quang. Năm 1992, gia đình ông quyết định vào sinh sống ở thôn Ngọc Bình, xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên.
09/02/2012
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.