Khởi sắc vùng biên Quản Bạ

17:18, 10/02/2012

HGĐT- Huyện Quản Bạ có 5 xã thuộc vùng biên giới là Nghĩa Thuận, Tùng Vài, Tả Ván, Bát Đại Sơn và Cao Mã Pờ. Những khó khăn trong phát triển kinh tế và điều kiện sống của người dân nơi đây phải kể đến như thiếu đất, nước, khí hậu khắc nghiệt, đường giao thông khó khăn... nhưng người dân luôn đoàn kết, vượt qua khó khăn để vươn lên, cùng nhau bám đất, giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia.


 

 Trung tâm cụm xã Tùng Vài hôm nay.


Có mặt tại xã biên giới Tả Ván, Tùng Vài, Cao Mã Pờ vào những ngày đầu Xuân Nhâm Thìn 2012, khi đồng bào các dân tộc vừa đón một cái Tết đầm ấm, tươi vui, cùng niềm vui được mùa Thảo quả. Đã từ nhiều năm nay, người dân các xã biên giới huyện Quản Bạ trồng, phát triển cây thảo quả, loài cây dược liệu này rất phù hợp với khí hậu, chất đất và ánh sáng dưới những cánh rừng nguyên sinh. Cũng từ khi người dân đưa loài cây này vào trồng nó đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho cư dân vùng biên giới.


Mỗi năm vào mùa thu hoạch, các thương nhân Trung Quốc tìm sang mua tại rừng với giá vài chục nghìn đồng/1 kg quả tươi, còn quả khô có thể đạt gần trăm nghìn đồng/kg. Khó khăn chung của các xã biên giới đó là huyện Quản Bạ thiếu đất, nước, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đường giao thông đi lại khó khăn... đây là những rào cản làm ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, sản xuất của người dân địa phương. Trước những khó khăn trên, nhiều nguồn vốn của Nhà nước được đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng biên giới đã được triển khai, góp phần đưa bộ mặt nông thôn của các xã biên giới này có nhiều khởi sắc. Từ sự năng động của chính người dân nơi đây, sự khắc nghiệt của khí hậu đã trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của vùng. Theo anh Tẩn Dâu Cò, Bí thư Đảng ủy xã Cao Mã Pờ: Khí hậu ở vùng này rất lạnh, việc trồng cấy chỉ trồng được 1 vụ, nhưng chất đất và khí hậu lại rất thuận lợi cho việc trồng thảo quả và các loại rau, đậu vụ Đông. Ở Cao Mã Pờ dường như mỗi hộ gia đình đều có thảo quả, nhà ít cũng có vài trăm gốc, nhà nhiều có khoảng 2 - 3 ha; nguồn thu nhập chính của người dân là từ trồng thảo quả và chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, dê.


Nhận thấy những tiềm năng từ cây thảo quả, người dân các xã biên giới huyện Quản Bạ đã mạnh dạn mở rộng diện tích, sau mấy năm đưa vào trồng, cây thảo quả đã có mặt ở hầu hết các cánh rừng nguyên sinh dọc tuyến biên giới. Tính đến hết năm 2011, toàn huyện Quản Bạ có 2.081 ha cây thảo quả, trong đó có trên 1.000 ha thảo quả đã cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 2 tạ quả khô/ha, tổng sản lượng thảo quả ước đạt cả trăm tấn.


Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, cho biết: Các xã biên giới của huyện đã có sự chuyển biến căn bản, nhiều loại cây, con có giá trị kinh tế đã được đưa vào trồng. Ngoài việc trồng cây thảo quả, người dân đã mở rộng diện tích trồng các loại cây nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực. Nhiều giống lúa lai, ngô lai, lúa chất lượng cao đã được đưa vào trồng thay thế cho các giống địa phương, cùng với việc thực hiện thâm canh, đa canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên cùng một diện tích đất. Các loại cây trồng khác như đậu tương, cỏ cũng được người dân tích cực đưa vào trồng trên diện rộng. Trong năm nay, xã biên giới Cao Mã Pờ phấn đấu đưa tổng diện tích trồng cỏ lên 125 ha, xã Tùng Vài 120 ha, Tả Ván 100 ha. Với những chính sách đầu tư hợp lý của Nhà nước, sự mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm, cuộc sống của người dân biên giới huyện Quản Bạ đang dần được thay da đổi thịt. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều hộ gia đình đã có nguồn thu nhập ổn định, mua sắm được các phương tiện, đồ dùng sinh hoạt đắt tiền như xe máy, tivi... từ đó việc trao đổi, giao lưu hàng hoá của người dân biên giới với các xã lân cận được thuận tiện hơn rất nhiều. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng được người dân nắm bắt thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó thực hiện có hiệu quả.


Có thể nói, đến các xã vùng biên giới huyện Quản Bạ hôm nay chúng ta có thể cảm nhận được nhịp sống thật sự sôi động, các công trình điện, đường, trường, trạm ngày một được đầu tư xây dựng khang trang, đã có 5/5 xã biên giới của huyện có đường ô tô trải nhựa đến tận trung tâm xã; mỗi xã có ít nhất 3- 5 công trình trường học, trụ sở xã xây 2 tầng kiên cố, có chợ biên giới giao lưu với nước bạn Trung Quốc đã góp phần đưa bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới, cùng với đó là cuộc sống ấm no đã và đang về với người dân biên giới Quản Bạ.


HOÀNG NGỌC

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trình Đề án cải cách tiền lương vào tháng 4/2012
Chiều nay (9/2), Bộ Nội vụ họp báo về kết quả Chương trình công tác tháng 1/2012 và dự kiến công tác tháng 2/2012.
10/02/2012
Chi trả dịch vụ môi trường rừng mở ra cơ hội bảo vệ, phát triển rừng và giảm nghèo
HGĐT- Dịch vụ môi trường là vấn đề được đề cập từ lâu trên thế giới, trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 Việt Nam khẳng định “người sử dụng/người gây ô nhiễm trả tiền phí dịch vụ môi trường”.
10/02/2012
Yên Minh đào tạo nghề cho người dân nông thôn góp phần xóa nghèo bền vững
HGĐT- Công tác dạy nghề cho người dân ở Yên Minh trong những năm qua đạt hiệu quả rất cao. Đó là do Trung tâm dạy nghề huyện triển khai công tác đào tạo với hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân. Có thể khẳng định, việc đào tạo nghề cho bà con nông dân là yếu tố quan trọng giúp huyện giành được nhiều thắng lợi trong lĩnh vực phát triển
10/02/2012
Ông Pín làm giàu trên mảnh đất cằn
HGĐT- Ông Lưu Thải Pín, sinh 1951, dân tộc Hán, sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất địa đầu của Tổ quốc (xã Phố Là, huyện Đồng Văn). Năm 1979, gia đinh ông chuyển xuống xã Lăng Khả, Na Hang, Tuyên Quang. Năm 1992, gia đình ông quyết định vào sinh sống ở thôn Ngọc Bình, xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên.
09/02/2012
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.