Chi trả dịch vụ môi trường rừng mở ra cơ hội bảo vệ, phát triển rừng và giảm nghèo

16:58, 10/02/2012

HGĐT- Dịch vụ môi trường là vấn đề được đề cập từ lâu trên thế giới, trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 Việt Nam khẳng định “người sử dụng/người gây ô nhiễm trả tiền phí dịch vụ môi trường”.


Tuy nhiên, ở nước ta khi nói đến dịch vụ môi trường người ta thường hiểu đó là: Dịch vụ vệ sinh môi trường và xử lý chất thải... Dịch vụ môi trường rừng là giá trị sử dụng gián tiếp do rừng tạo ra, bao gồm: Bảo vệ và điều hòa nguồn nước, bảo vệ và cải tạo đất, bảo vệ đa dạng sinh học, cảnh quan, khả năng hấp thụ các bon... Chi trả dịch vụ môi trường rừng tức là việc người thụ hưởng giá trị gián tiếp do hệ sinh thái rừng mang lại sẽ thanh toán một khoản tiền cho người chăm sóc và bảo vệ rừng (chủ rừng).


Ngày 24.9.2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (hiệu lực từ ngày 1.1.2011). Theo đó, đã xác định được các đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng và các đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, cụ thể như sau:


Các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở này là 20đ/1kwh điện thương phẩm.


Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng.


Các dịch vụ môi trường rừng như: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;


Đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch với mức 40 đ/m3 nước thương phẩm;


Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng sẽ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng tính bằng 1%-2% trên doanh thu thực hiện trong kỳ;


Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất. Mức chi trả đối với đối tượng này sẽ do Bộ NN & PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể;


Các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.


Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng:


Chủ rừng của các khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước sẽ là những đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.


Việc chi trả này được thực hiện thông qua 2 hình thức là trực tiếp hoặc gián tiếp qua Qũy bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam hoặc Qũy bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh...


Hiện tại, các bộ, ngành đã ban hành được một số Thông tư hướng dẫn trình tự thủ tục triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP, tuy nhiên việc triển khai Nghị định trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn những khó khăn rất lớn như nguồn vốn để xác định diện tích rừng, chủ rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, điều tra xác định các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng... đặc biệt tỉnh chưa thành lập được Qũy bảo vệ và phát triển rừng, đây là cơ quan đầu mối triển khai các công việc trong quá trình thực hiện Nghị định.


NGUYỄN ĐỨC BÌNH (Sở NN – PTNT tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trình Đề án cải cách tiền lương vào tháng 4/2012
Chiều nay (9/2), Bộ Nội vụ họp báo về kết quả Chương trình công tác tháng 1/2012 và dự kiến công tác tháng 2/2012.
10/02/2012
Ông Pín làm giàu trên mảnh đất cằn
HGĐT- Ông Lưu Thải Pín, sinh 1951, dân tộc Hán, sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất địa đầu của Tổ quốc (xã Phố Là, huyện Đồng Văn). Năm 1979, gia đinh ông chuyển xuống xã Lăng Khả, Na Hang, Tuyên Quang. Năm 1992, gia đình ông quyết định vào sinh sống ở thôn Ngọc Bình, xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên.
09/02/2012
Hàng vạn thanh niên nhập ngũ: Ước nguyện biên giới, hải đảo
Sáng 7-2, hàng vạn thanh niên thế hệ 9X từ nhiều miền quê trong cả nước lên đường nhập ngũ, trong đó nhiều bạn tình nguyện làm chiến sĩ lên biên giới, ra hải đảo để được trải nghiệm, trưởng thành.
09/02/2012
Sắc xuân Phố Cáo
HGĐT- PHỐ CÁO LÀ XÃ VÙNG CAO BIÊN GIỚI THUỘC HUYÊN ĐỒNG VĂN. DIÊN TÍCH TỰ NHIÊN 3.793,53 HA VỚI 5.276 NHÂN KHẨU, ĐẶC BIÊT ĐẤT CANH TÁC CHỈ CHIẾM 15,71% DIÊN TÍCH TỰ NHIÊN. TUY LÀ ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG NHẬN ĐƯỢC NHIỀU ƯU ÁI CỦA TỰ NHIÊN NHƯ TÀI NGUYÊN, CŨNG NHƯ VỊ TRÍ ĐỊA HÌNH, SONG VỚI CÁC NGUỒN VỐN HỖ TRỢ TỪ CHÍNH PHỦ VÀ CÁC NGUỒN LỰC SẴN CÓ, HÔM NAY PHỐ CÁO ĐÃ NỖ LỰC VƯƠN LÊN
08/02/2012
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.