Sau Tết, người dân giảm bớt nỗi lo về giá

18:22, 30/01/2012

HGĐT- Tết Nguyên đán qua rồi, với khí thế của một năm Rồng đầy mạnh mẽ, hi vọng tràn trề về một nền kinh tế khởi sắc... và cũng qua rồi cái thời điểm người dân sống cùng vấn đề "loạn giá".


 

 Rau tươi chợ chiều thành phố.


Qua sự tìm hiểu về giá cả tại một số chợ sau Tết trên địa bàn T.p Hà Giang, nhận thấy: giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu so với trước Tết gần như không tăng, đặc biệt có một số mặt hàng còn giảm giá so với trước... đây chính là một trong những tín hiệu vui mừng đối với người tiêu dùng.

 

Dù Tết Nguyên đán Nhâm Thìn đã qua, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu sau Tết nhìn chung vẫn bình ổn, tăng không đáng kể. Một số mặt hàng rau xanh như: su hào, rau cải giao động ở mức giá 8.000 - 10.000 đồng/kg; cà chua, cà rốt, cam sành từ 10.000 - 12.000 đồng/kg. Thịt bò loại ngon hiện ở mức giá 240.000 đồng/kg, tăng từ 40 - 60.000 đồng/kg, cao nhất trong các mặt hàng thực phẩm tươi sống; thịt lợn thăn loại ngon 150.000 đồng/kg; thịt mông, xườn lợn loại ngon 100.000 đồng/kg; cá chép to 120.000 đồng/kg...


Cuối chiều mùng 7 Tết Nguyên đán, nghe được tâm sự của vợ, chồng nhà hàng xóm sau khi đi chợ về: “Anh à, giá cả năm nay mềm rất nhiều so với năm trước rồi! Mới sau Tết, mà các mặt hàng gần như vẫn giữ giá, chỉ có thịt bò, gà là nhỉnh hơn một tí chút. Nếu cứ ổn định vậy, thì năm nay với khoản lương của 2 vợ, chồng cộng lại chắc cũng đỡ vất vả hơn...”...


Chính bởi những lời tâm sự, nhận xét về thị trường sau Tết mà đúng 16h30, với đầy đủ đồ nghề tác nghiệp của một Nhà báo, tôi đã có mặt tại Chợ lớn của Thành phố. Hòa mình vào dòng người đi chợ mua thêm đồ ăn, thức uống sau mấy ngày đón Tết, cái thời điểm mà gần như tủ lạnh nhà nào cũng vơi thức ăn dự trữ. Dù đã mùng 7, nhưng không khí Tết vẫn còn hiển hiện rõ trên từng khu phố, mái nhà, hàng cây bên đường và thể hiện ngay chính trên những khuôn mặt của người bán, kẻ mua. Và khi ấy, bất cứ ai cũng có thể nhận thấy cái âm thanh náo nhiệt trong không gian chợ tiếng chào mời, gọi nhau í ới, tiếng chào hàng, mặc cả râm ran hòa cùng lời chúc Tết hài hước, vui tai mà trong một chương trình hài cuối năm đã phát trên Đài truyền hìnhViệt Nam: “Song tế nha!”, “Năm nay xa-tế hơn năm ngoái nhiều nhé..!”. Dưới lòng đườnglố nhố hàng trăm kẻ bán, người mua; chen lấn, mặc cả: “mua đê, rau tươi, rẻ hơn trước Tết, mới hái, bán ngay đây”; “Bò, lợn vừa mổ xong, tươi ngon, giòn, ngọt đây, ăn lẩu thì hết ý” đó là tiếng chèo kéo của bà hàng thịt sau khi nhiều khách đi qua chỉ nhìn chứ không mua và kèm theo đó là tiếng còi xe inh ỏi, tiếng cười, bàn tán xung quanh vấn đề Tết, chúc Tết vang dội khắp tuyến đường trước cổng chợ... đúng như “cái chợ vỡ”, bởi chợ vẫn họp 2 bên đường như những ngày trước Tết, không chỉ át cả tiếng xe cộ ầm ĩ trên đường mà còn làm cho không gian của chợ những ngày đầu năm thêm Xuân.


Mặt hàng chủ yếu của chợ chủ yếu vẫn là rau, củ, quả đều khá là tươi ngon. Ngoài ra, còn có khoảng hơn chục phản thịt lợn, bò; dăm ba hàng cá cùng vài hàng thịt gà... Những mặt hàng này vốn vẫn thường thấy dù ở bất cứ buổi chợ nào trên khắp vùng, miền. Nhưng điều khác biệt ở đây chính làmức giá cả đã “mềm” hơn khá nhiều so với mấy ngày trước Tết... Tuy nhiên, qua trao đổi với một số người bán hàng đều cho rằng: “Dù năm nay, giá cả các mặt hàng sau Tết đều gần như giữ hoặc giảm giá so với trước, chỉ có thịt bò, gà và cá tăng vài giá. Nhưng người mua rất thưa thớt hay mua với số lượng rất ít...


Qua hết hàng này, rồi đến quầy rau, thịt khác thì đều thấy người bán thì nhiều, người mua thì ít. Chị Hòa, bán hàng ăn, cho hay: “Nhà mình làm hàng cơm bình dân, dù chưa mở hàng nhưng vẫn ra chợ để tham khảo giá cả và cũng mua thêm một ít thịt bò về làm nồi lẩu liên hoan cho thằng cò mai đi học... Mình đi khắp chợ, hỏi hết giá các mặt hàng và với mức giá vậy cũng tạm ổn, vài ngày nữa mở hàng cũng dễ mua, dễ bán hơn rồi...”.


Chị Thanh, trú tại tổ 1, phường Quang Trung (T.p Hà Giang), chuyên đi nhập hàng ở các chợ phiên tại những xã lân cận Thành phố về bán tại chợ lớn, tâm sự: “Mình học hành không nhiều nên chẳng biết đi làm gì, được mấy chị trong xóm rủ đi chạy chợ kiếm thêm đồng ra, đồng vào phụ chồng nuôi con ăn học, nên cứ 4 giờ sáng là mình dậy đi chợ xã nhập hàng về bán tại chợ chính. Nhưng tới thời điểm này, hàng hóa rất khó bán. Như chú thấy đấy, đang trong thời kỳ lạm phát, giá cả leo thang nên người bán thì nhiều, người mua thì ít, mà lựa chọn, mặc cả kỹ lắm nên hàng bán vừa chậm, lại lại ít... Kiểu này, chắc thời gian tới mình chuyển nghề mất!”.


Cái không khí bán mua vốn đã ầm ĩ, lại càng xôn xao hơn vào lúc cuối chiều, cũng là lúc rất nhiều bà nội trợ đi mua thức ăn, nhưng qua thực tế mới thấy: rau xanh trước đây là mặt hàng tăng giá mạnh nhất tại hầu hết các chợ thì nay gần như vẫn giữ giá, chỉ một số loại rau do vào thời điểm cuối vụ nên tăng giá đôi chút. Trong đó, các loại rau như: Bắp cải, su hào, cà chua, su su, cải xoong... là những rau quả đắt hàng và tăng giá hơn trong những tháng cuối năm 2011...


Như vậy, xét theo một khía cạnh nào đó thì “bão giá” đã, đang giảm dần. Giá các mặt hàng rau xanh tuy có tăng nhưng không đáng kể. Sở dĩ các mặt hàng này không tăng giá do nguồn cung các loại rau xanh trên địa bàn tỉnh khá dồi dào; mặt khác, các mặt hàng này đã tăng giá từ trước Tết do vậy không có tình trạng tăng giá. Riêng các mặt hàng như: hành, khoai tây, cà chua lại tăng cao. Sau Tết, do nhu cầu thực phẩm, rau xanh tăng trở lại, cộng thêm nguồn cung hạn chế do nhiều hộ kinh doanh chưa hoạt động buôn bán trở lại. Tuy nhiên, hiện tượng tăng giá sẽ không kéo dài và không có sự tăng giá đột biến mạnh, bởi các hoạt động buôn bán hàng hoá sẽ được duy trì trở lại bình thường trong vài ngày tới. Thị trường giá cả ngay từ những ngày trước Tết đã có sự ổn định, không có sự tăng giá bất thường, đột biến. Nguyên nhân là do lực lượng chức năng thực hiện tốt việc kiểm soát giá cả thị truờng trên địa bàn, cộng thêm các chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ, đã ngăn chặn tình trạng tăng giá bừa bãi và theo dự báo hiện tượng tăng giá trong thời gian tới sẽ không còn khi hoạt động kinh doanh trên địa bàn trở lại bình thường...


Chính nhờ sự bình ổn giá cả nên nhìn chung các mặt hàng ở thời điểm trước, trong và sau Tết đều ở mức giá khá hợp lý nên phần nào ít gây khó khăn cho người tiêu dùng. Các gia đình vẫn có thể cân đối được nguồn kinh tế cho việc sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Nhờ đó, dù trong bối cảnh kiềm chế lạm phát, nhưng nhìn chung các hộ dân có tiết kiệm chi tiêu hơn thì vẫn có một cái Tết vui vẻ, đầy đủ. Tuy nhiên, nếu chính quyền Thành phố tổ chức được nhiều hơn những hoạt động vui chơi mang tính cộng đồng thì bà con nhân dân Thành phố sẽ có một cái Tết Nguyên đán vui hơn, ý nghĩa hơn gấp nhiều lần...


TUẤN ANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gần 330 cụ cao tuổi trên địa bàn thành phố được mừng thọ
HGĐT- Hòa trong khí thế vui tươi chào mừng Xuân mới, từ mùng 2 Tết Nhâm Thìn, các phường, xã trong địa bàn T.p Hà Giang đã mở hội mừng thọ cho gần 330 Người cao tuổi (NCT). Đây là nét văn hóa đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, bởi nó thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo cũng như sự kính trọng của con cháu đối với các bậc cao niên.
30/01/2012
Tết này con ở lại để giữ vững biên cương
HGĐT - Vậy là Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012 đã về, một mùa xuân mới về xua tan sự lạnh lẽo của mùa đông buốt giá, mang hơi thở ấm áp thổi vào khắp bản làng, lấp lóa những cánh hoa đào, hoa mơ đang cùng nhau khoe sắc thắm, sức xuân đang căng tràn trên những nụ cười rạng rở của người dân vì một năm nhiều thắng lợi.
29/01/2012
Ân nhân của Thủ tướng đón Tết trong niềm vui nhân đôi
Anh hùng lực lượng vũ trang Phan Trung Kiên (67 tuổi), người đưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vượt sông trị thương bằng cối giã gạo hơn 40 năm trước, nay được vui Tết trong căn nhà đồng đội trao tặng. Niềm vui nhân đôi khi ông đã giúp đỡ nhiều đồng đội vượt qua khó khăn.
27/01/2012
Đầu xuân, gặp gỡ 4 tài năng trẻ Việt Nam
Đây là những gương mặt sáng giá của Việt Nam trong cuộc thi tìm kiếm Tài năng lãnh đạo trẻ châu Á lần thứ 11 năm 2011.
27/01/2012
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.