Đất và người nơi biên cương
HGĐT- Đã lâu, tôi mới có dịp trở về Bản Máy. Như đứa con đi xa trở về quê hương, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của một vùng biên giới. Đất và người quê tôi nay đã thay da đổi thịt.
Vườn rau xanh ở Đồn Biên phòng Bản Máy. |
Khu trung tâm xã, nhiều ngôi nhà xây mới đã mọc lên, chợ xã phiên cuối năm nhộn nhịp. Đời sống của người dân thay đổi từng ngày nhưng tình quân dân vẫn luôn gắn bó, ngày càng bền chặt, tạo nên sức mạnh bảo vệ vững chắc chủ quyền ANBGQG.
Trước đây, mỗi khi về Bản Máy, phải cuốc bộ gần 40km, nay đường về đã được trải nhựa từ trung tâm huyện Hoàng Su phì vào đến trung tâm xã Chiến phố, chỉ còn hơn chục km đường đất gập gềnh là đến Bản Máy, ven đường đã có những đống đá chuẩn bị làm tiếp.
Ở Đồn Biên phòng, Trụ sở xã, đến các hộ gia đình, đâu đâu cũng được nghe bàn chuyện làm ăn, xây dựng nông thôn mới, chuyện “Tự quản”, bà con nhắc nhiều đến hiệu quả của:
“Mô hình giúp dân phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo”.
Bản Máy có diện tích 3.093 ha, trong đó 475 ha lúa và hoa màu. 1400ha rừngcòn lại đất trống đồi núi trọc. Địa hình, thời tiết khắc nghiệt, tạo cho Bản Máy có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Nếu như mùa khô trời hanh khô, giá rét ảnh hưởng chăn nuôi trồng trọt, đất bạc màu, thì mùa mưathuận tiện cho bà con canh tác, song do địa hìnhphân cách, các sườn núi có độ dốc lớn, gây sói mòn và sạt lở, giao thông khó khăn. Cũng do dặc thù thời tiết trời lạnh, thiếu nước nên hầu hết chỉ canh tác một vụ vào mùa mưa. Được Đảng, Nhà nước đầu tư các chương trình dự án, song đời sống của bà con cũng còn nhiều khó khăn, nhất là các hộ ở các xóm giáp biên. Vấn đề nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân, chuyển đổi nếp nghĩ, cách làm chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi sao cho hiệu quả để xóa đói giảm nghèo, luôn là những băn khoăn, trăn trở của cấp uy, chính quyền và cán bộ chiến sỹ (CBCS) Đồn Biên phòng Bản Máy. Để giải quyết được những vấn đề trên cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, đặc biệt làphải có sự đầu tư, sự vào cuộc của các cấp, các ngành một cách toàn diện. Xuất phát từ thực tế địa bàn, CBCS Đồn Biên phòng Bản Máy đã xây dựng và triển khai đề án “Trồng rừng, trồng cây dong giềng, làm đường và đặc biệt là xây dựng công trình phụ liên hoàn tại cụm 3 thôn Tà Chải và xóm Lao Sán, thôn bản Pắng” Ban chỉ đạo thực hiện Đề án do Chính trị viên đồn, Trung tá Trương Văn Dương, làm Trưởng ban.
Trồng cây Dong giềngvừa là lương thực dự trữ cho gia súc mùa khô cằn, vừa góp phần phủ xanh diện tích hoang hóa. Mô hình thực hiện trồng 29 ha cây dong giềng, có 55 hộ thực hiện. Đồn huy động CBCS cho vay không lãi và nguồn vốn vay không lãi suất của Ngân hàng NNPTNT huyện(sau khi bà con thu hoạch sẽ hoàn vốn), để mua giống, phân bón hỗ trợ cho bà con. Đồn cũng hỗ trợ 3 tấn giống cây dong giềng cao sản cho 10 hộ nghèo không có điều kiện mua giống. Đơn vị còn trồng 500 kg giống cây dong giềng (tại đơn vị), đểlàm mô hình cho bà con trong xãhọc tập. Khi hỗ trợ giống cho bà con, đơn vị cử cán bộ xuống từng nhà hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc. Đến nay, diện tích dong giềng của các hộ đều sinh trưởng và phát triển rất tốt. Năng suất trung bình ước đạt 80 tấn/ha. Có gia đình tại Tà Chải thu ước đạt hơn 100tấn/ha, song cũng có nơi đất cằn, khoảng 30 tấn/ha. Mô hình trồng dong giềng hiệu quả, được bà con nhiệt tình hưởng ứng bởi phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, phù hợp tập quán trồng cấy của địa phương, việc triển khai thuận tiện thiết thực hiệu quả, được xác định là cây xóa dói giảm nghèo ở xã.
Đường giao thông khó khăn, Ban chỉ huy đồn lại vận động cán bộ chiến sỹ, nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn, ủng hộ 15 triệu mở mới 1km đường liên thôn Bản Máy- Tà Chải, xây bể nước 5m3 cho học sinh nội trú ở xã. Với nguồn lực lao động sẵn có tại địa phương, đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con, Đồn và xã phối hợp vớiTrung tâm Dạy nghề huyện mở 7 lớp dạy nghề cho nhân dân và Hội Phụ nữ xã, (3 lớp chăn nuôi thú y, 2 lớp xây dựng, 2 lớp trồng cây, nấm). Mô hình giúp dân phát triển kinh tế - xoá đói giảm nghèo, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, các cấp, các lực lượng đứng chân trên địa bàn, của cán bộ chiến sỹ, kết hợp với sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm, tranh thủ nguồn vốn của các chương trình, dự án.
Chuyện “Nông thôn mới”:
Anh Vương Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Máy, cho biết: Ở xã, Thôn Bản Máy được huyện, xã chọn làm điểm để rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình xây dựng mô hình xây dựng NTM cho toàn xã. Bước đầu chương trình được xác định đó là tập trung làm đường, chuồng trại và 3 công trình liên hoàn (bể nước, nhà tắm và nhà vệ sinh), hoàn thành trong tháng 12 này. Trước khi triển khai, xã và đồn đã tổ chức họp dân bản, tuyên truyền cho bà con trong xã hiểu về mục đích ý nghĩa, trách nhiệm người dân với xây dựng NTM, đểngười dân hiểu và tích cực tham gia. Công trình liên hoàn xây dựng theo mẫu thống nhất, tiết kiệm vật tư, các gia đình có điều kiện làm to hơn. Với tinh thần “Một nhà làm, cả làng giúp”, chương trình được mọi người nhiệt tình hưởng ứng, sự đồng thuận cao từ cấp ủy, chính quyền,bà con và được sự hỗ trợ về kỹ thuật, ngày công của BĐBP.
Theo chân PCT UBND xã và cán bộ biên phòng, chúng tôi đến thăm các hộ gia đình đang xây công trình liên hoàn. Tại nhà anh Anh Hoàng Quốc Đương, Trưởng thôn Bản Máy, đang sắp hoàn thành công trình. Anh Đương cho biết: thôn 93 hộ, năm 2011 này, có 20 hộ được chọn làm điểm NTM, năm tới sẽ tiếp tục làm đường, làm 3 công trình cho các hộ khác. Mỗi hộ được huyện hỗ trợ 2 triệu để mua xi măng và vật tư. Các hộ tự đóng gạch bi, song khó khăn do khai thác cát sỏi, cát phải thuê xe lấy từ suối đỏ, giá 400.000đ/1m3. Không chỉ ở nhà anh, mà hầu hết các nhà khác, ngoài bà con, đều có BĐBP giúp làm. Hộ anh Nguyễn Xuân Minh, đã xây và trát tường xong. Anh Mùng Sào Đức, cho biết: Gia đình đã có bể nước, đang đóng gạch chuẩn bị làm nhà tắm, nhà vệ sinh. Có công trình mới, ăn ở hợp vệ sinh, mới khỏe và làm được nhiều việc, không xấu hổ với mọi người trong thôn nữa.
Cùng mô hình điểm của huyện, của xã, được Nữ công Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh hỗ trợ (30 triệu đồng) và các nguồn khác, Đồn Biên phòng Bản Máy cũng đã chọn thôn Tà Chải, Lao Sán (Bản Pắng) để hỗ trợ bà con xây dựng 3 công trình liên hoàn, dự kiến đến năm 2015, sẽ thực hiện xong cho 55 hộ. Năm 2011, Đồn cũng đã chọn nhà anh Vàng Diu Sèng cụm 3 di dãn dân thôn Tà Chải, làm điểm để rút kinh nghiệm và triển khai cho các hộ tiếp theo. Đồn hỗ trợ 2 tấn xi măng và 500 ngìn để mua tấm lợp, vòi nước, bản lề. Anh Sèng và vợ anh, chịSùng Thị Pàng đang đóng những viên gạch cuối cùng để xây công trình. Chị Pàng tâm sự: Không có nhà tắm, nhà vệ sinh, bất tiện lắm. Được BĐBP giúp, gia đình vui lắm, cảm ơn BĐBP nhiều.
Giúp xã vững mạnh và tình quân dân gắn bó:
Đảng ủy BCH Đồn xác định nhiệm vụ trọng tâm đó là xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, đặc biệt chú trọng tiêu chí cơ bản về: kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo ANTT, an toàn giao thông, công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt trong đoàn kết thống nhất xây dựng NTM. Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, 2 năm qua, Đồn Bản Máy đã tham mưu cho huyện, xã làm tốt công tác cán bộ. Đội ngũ cán bộ xã được trẻ hóa, năng lực lãnh đạo điều hành nâng cao. Nếu như những năm trước tổ chức hội phụ nữ, nông dân hoạt động trung bình, nay đã đi vào nề nếp, hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Chị Vương Thị Liên, Hội trưởng Hội Phụ nữ xã, cho biết, đó là nhờ công của BĐBP. Mới đây, xã thành lập tổ chức hội NCT, Hội nghệ nhân dân gian gồm 39 hội viên, ra mắt “Làng người Mông gương mẫu” ở xóm Tà Chải, “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc” ở xóm Bản Máy.
Không chỉ ở đồn, đội ngũ cán bộ tăng cường và đảng viên (BĐBP) tham dự sinh hoạt chi bộ thôn cơ bản đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong việc tham mưu cho địa phương phát triển kinh tế, xã hội,QPAN. Tổ an ninh thôn bản được thành lập, có nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy rừng, cơ bản giải quyết các vụ việc từ cơ sở. Quản lý bảo vệ 19 mốc chính, 1 mốc phụ, 19,16km đường biên, đơn vị đã ký kết và giao đoạn đường biên cho 4 thôn giáp biên và 47 hộ có nương ruộng giáp biên quản lý. Các vụ xảy ra trên biên giớitrong địa bàn đều được xử lý kịp thời, ANTT địa bàn giữ vững. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhân dân tham gia phòng chống tội phạm, được phát huy. Giao các hộ giáp biên tham gia an ninh trật tự xóm bản, gắn quy ước thôn bản với xây dựng làng văn hóa, phòng gian bảo mật. người lạ vào địa bàn, vi phạm hành chính, các mâu thuẫn tự hòa giải ngay từ thôn bản. Đồn, Đoàn xã và 3 trường còn phát động phong trào Chúng em tham gia tự quản đường biên cột mốc và giữ TTTA xóm bản và Chúng em tham gia xây dựng nông thôn mới. Chú trọng nội dung hình thức tuyên truyền, thông qua các buổi họp xóm nội dung ngắn gọn, dễ hiểu có sự sáng tạo đó là tuyên truyền bằng hình thức đối thoại, giải quyết những thắc mắc của dân, cái được ở Bản Máy, đó là trên địa bàn xã không có người tham gia học đạo trái pháp luật, di cư tự do, không mắc tệ nạn xã hội, an ninh địa bàn ổn định.
Các anh cán bộ xã Bản Máy cho biết: Đầu tư cho 5 triệu cho 5 hộ gia đình nuôi dê luân phiên, dự tính 2012 có 25 con; tham mưu di dãn 73 hộ dân theo dự án 120(các hộ đã ổn định cuộc sống), tham gia xóa 17 nhà tạm; phối hợp với Phụ nữ, Đoàn KTQP314 đỡ dầu cho 9 cháu học sinh nghèo vượt khó học giỏi (mức100.000đ/tháng/ cháu, đơn vị đỡ đầu 4 cháu); giúp gia đình anh Vương Đức Tiến, Dân tộc La Chí ở thôn Lùng Cẩu bị hỏa hoạn (hỗ trợ 20 kg gạo, 500.000đ; 12 bộ quần áo. 2 chăn bông và 20 ngày công lao động), đó là những việc cơ bản trong năm 2011 mà CBCS Đồn Bản Máy đã giúp xã.
Khơi dậy cho nhân dân tính chủ động, tích cực, ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” và “Gương mẫu, trọng dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, đó chính là phương châm của CBCS Đồn Biên phòng Bản Máy.
Chia tay bà con Bản Máy và CBCS Đồn, trong cái bắt tay xiết chặt, tôi không sao quên được tấm lòng của BĐBP, của bà con quê tôi. Vâng, đất và người quê tôi nay đã thay da đổi thịt. Đời sống của người dân thay đổi từng ngày nhưng tình quân dân vẫn luôn gắn bó, ngày càng bền chặt, tạo nên sức mạnh bảo vệ vững chắc chủ quyền ANBGQG.
Ý kiến bạn đọc