Công tác DS-KHHGĐ Việt Nam, chặng đường hình thành và phát triển

17:20, 21/12/2011

HGĐT- Từ Quyết định 216/CP năm 1961 về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đến năm 1975 triển khai công tác Dân số-KHHGĐ, đây là thời kỳ chiến tranh nên chương trình Dân số/kế hoạch hoá gia đình (DS/KHHGĐ) chưa đạt được mục tiêu mong muốn.


 

 

Theo Tổng điều tra dân số năm 1979, công tác DS/KHHGĐ có nhiều cố gắng nhưng mức sinh còn cao, trung bình 4,8 con/phụ nữ. Công tác dân số chưa được đầu tư tương xứng, hầu hết đầu tư cho công tác DS/KHHGĐ từ năm 1979 đến 1989 dựa vào nguồn viện trợ quốc tế. Từ năm 1989 đến năm 1990 ngân sách trong nước đã dành cho công tác dân số nhưng vẫn rất thấp. Bên cạnh đó, công tác truyền thông về dân số chưa được quan tâm. Tổ chức bộ máy không ổn định, liên tục giải thể rồi sát nhập... Những nguyên nhân đó làm cho mục tiêu giảm tỷ lệ phát triển dân số đề ra tại các kỳ đại hội Đảng không đạt kế hoạch. Năm 1991 dân số nước ta là 67,2 triệu người, số con trung bình của một phụ nữ là 3,8 con.


Đến năm 1993, đứng trước sự gia tăng dân số quá nhanh, một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế- xã hội; Hội nghị lần thứ 4, BCH T.Ư Đảng (khóa VII) quyết định ban hành Nghị quyết chuyên đề về chính sách DS/KHHGĐ. Nghị quyết đưa ra 5 quan điểm cơ bản với mục tiêu tổng quát là “ Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh tạo điều kiện có cuộc sống ấm no, hạnh phúc” và mục tiêu cụ thể mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con... Ngày 21.6.1993, Chính phủ ban hành Quyết định 42/CP quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia DS/KHHGĐ, từ đó tổ chức bộ máy được kiện toàn từ T.Ư đến cơ sở. Hệ thống làm công tác được bố trí đến tận thôn bản, tổ dân phố để công tác tuyên truyền và cung cấp dịch vụ đến tận người dân. Từ Nghị quyết T. Ư (khoá VII), công tác DS/KHHGĐ có một định hướng rõ ràng, bước đi phù hợp. Sau 30 năm hoạt động công tác DS/KHHGĐ đã có một cơ quan trực thuộc Chính phủ, chuyên trách quản lý về DS/KHHGĐ. Hệ thống Uỷ ban DS/KHHGĐ cấp tỉnh, huyện được tăng cường, cấp xã có Ban dân số và cán bộ chuyên trách, một mạng lưới cộng tác viên dân số tại thôn bản, tổ dân phố được hình thành, công tác tuyên truyền vận động được tăng cường đẩy mạnh với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của người dân với phương thức hoạt động là “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để vận động và cung cấp các phương tiện tránh thai. Đội ngũ cán bộ dân số xã và cộng tác viên thôn bản, tổ dân phố thực sự là lực lượng nòng cốt quyết định thành công của công tác DS/KHHGĐ.


Tuy nhiên, từ sau năm 2000 kết quả thực hiện DS/KHHGĐ chững lại và giảm sút, một trong những khó khăn giai đoạn này là “sự kiện” Pháp lệnh Dân số ra đời 9.1.2003 một số bộ phận người đã hiểu chưa đúng nội dung điều 10 của Pháp lệnh cho rằng từ nay đẻ thoải mái.Đến năm 2001, có sự biến động lớn về tổ chức bộ máy làm công tác DS/KHHGĐ là Uỷ ban Quốc gia DS/KHHGĐ sáp nhập với Uỷ ban Chăm sóc trẻ em Việt Nam và bổ sung thêm chức năng gia đình thành Uỷ ban Dân số-Gia đình và Trẻ em. Đến năm 2008, Ủy ban Dân số- Gia đình và Trẻ em giải thể, chức năng quản lý nhà nước được giao về Bộ Y tế. Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2008 nhiều khó khăn thách thức liên tục được đặt ra cần được giải quyết kịp thời. Một bộ phận người dân trong đó có cả cán bộ đảng viên hiểu sai cho rằng công tác dân số đã hoàn thành.


Dù vậy, trong 50 năm qua, công tác DS/KHHGĐ vẫn đạt nhiều thành công. Tỷ suất sinh, số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 6,4 con vào năm 1960, xuống còn 2,1 con, năm 2010. Đây là cuộc cách mạng thực sự trong công tác DS/KHHGĐ, tỷ suất sinh giảm, tuổi thọ ngày càng tăng, cách đây 50 năm tuổi thọ trung bình của người Việt Nam chỉ đạt 40 tuổi trong khi đó tuổi thọ trung bình thế giới là 47 tuổi, hiện nay tuổi thọ trung bình thế giới mới đạt 68 tuổi, tuổi thọ trung bình Việt Nam là 73 tuổi. Từ việc thực hiện tốt công tác dân số đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.


Cùng với sự phát triển và trưởng thành của công tác DS/KHHGĐ toàn quốc, công tác DS/KHHGĐ ở tỉnh ta cũng đã có được những thành quả quan trọng. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số đã được kiện toàn từ tỉnh đến thôn bản. Hiện bộ máy làm công tác DS/KHHGĐ cấp tỉnh, cấp huyện đã hoàn thiện về bộ máy tổ chức, đáp ứng đuợc yêu cầu nhiệm vụ. 100% xã, phường, thị trấn đều có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác dân số. 100% thôn, bản, tổ dân phố có cộng tác viên dân số hoạt động. Ngoài việc kiện toàn bộ máy tổ chức, công tác DS/KHHGĐ cũng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của các ngành, các cấp. Do đó, công tác DS/KHHGĐ tỉnh ta đã đạt được những kết quả đáng kể, đến năm 2010: Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại: tăng từ 23% năm 1991 lên trên 70% (2010); tỷ suất sinh thô giảm từ 38,83%o năm 1991 xuống còn 20,2%o năm 2010; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống chỉ còn 1,42% (2010)...

Mục tiêu trong giai đoạn tới của công tác DS/KHHGĐ đó là tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Dân số/Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14.11.2011. Chiến lược tập trung vào 5 quan điểm cơ bản, 11 mục tiêu cụ thể, 17 nhóm chỉ tiêu, 7 giải pháp, 13 dự án. Chiến lược được thực hiện theo hai giai đoạn ( 2011 – 2015) và (2016 – 2020). Nội dung của công tác Dân số-Sức khỏe sinh sản giai đoạn tới không còn theo mục tiêu duy nhất trước đây là giảm sinh mà giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản tập trung nâng cao chất lượng dân số và cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và khảo sát tỷ số giới tính khi sinh. Tuy nhiên, đối với tỉnh Hà Giang, việc triển khai chiến lược trong giai đoạn 2011- 2015 tập trung cho giảm sinh, đồng thời nâng cao chất lượng dân số đó là triển khai các mô hình can thiệp. Để tỉnh ta đạt được mục tiêu trên, cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn xã hội, đặc biệt là cần phát huy vai trò của đội ngũ như người làm công tác dân số từ tỉnh đến thôn, bản.


BS: HOÀNG THỊ DUNG, Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các công trình khắc phục hậu quả thiên tai đang phát huy hiệu quả
HGĐT- Tỉnh ta nằm trong vùng thời tiết, khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, cấu tạo địa chất yếu nên khi thiên tai ập đến thường gây hậu quả nghiêm trọng, nhiều công trình kết cấu hạ tầng bị phá huỷ, đe doạ trực tiếp cuộc sống của người dân. Từ năm 2010 trở về trước, các địa phương trong tỉnh thường bị mưa, lũ hoành hành, gây sạt lở đất, cuốn trôi đường giao thông, kênh
21/12/2011
Chi nhánh Viettel Hà Giang Hội nghị tri ân “Viettel và những người bạn”
HGĐT- Đêm 17.12, tại Nhà hàng Hoàng Đại Gia, Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Chi nhánh Viettel Hà Giang đã tổ chức Hội nghị Tri ân “Viettel và những người bạn”.
19/12/2011
Đoàn đại biểu phường Quang Trung, quận Hà Đông - Hà Nội và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thăm, tặng quà tại Mèo Vạc
HGĐT- Trong 2 ngày 17-18.12, Đoàn đại biểu phường Quang Trung, quận Hà Đông- Hà Nội và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam lên thăm và tặng quà các đơn vị trên địa bàn huyện Mèo Vạc.
19/12/2011
Hội Cựu chiến binh Quang Bình phát huy bản chất “người lính” trong thời kỳ mới
HGĐT- Phát huy truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh huyện Quang Bình đã không ngừng củng cố các tổ chức cơ sở hội vững mạnh, đồng thời vận động hội viên tích cực tham gia các phong trào thi đua, nhất là phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Vì thế, đến nay đời sống vật chất, tinh thần của hội viên từng bước được nâng
19/12/2011
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.