Mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới

07:14, 30/11/2011

HGĐT- Phương Độ của huyện Vị Xuyên năm xưa và Phương Độ của thành phố Hà Giang hôm nay là điểm khởi đầu, là mô hình điểm cho Chương trình Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.


Tôi theo những con đường bê-tông phẳng lì vào thôn Tha, thôn Hạ Thành, thôn Núp... qua những cái cổng làng văn hoá còn vàng rực nét sơn là những mái nhà sàn truyền thống nhưng gầm sàn, chân tảng không còn là nơi “độc quyền” của gia súc, gia cầm mà đã trở thành một “tầng chệt” nơi vui chơi của trẻ nhỏ, hay nơi đặt bàn uống nước, tiếp khách của người lớn. Những hàng rào truyền thống với cúc tần, bông bụt, nan tre, nan nứa đan mắt cáo làm nên sắc thái thôn quê. Thấp thoáng in vào nền trời xanh những bóng tre xanh, những hàng cau thôn dã lúc lỉu treo buồng vào mây trắng...

 


 Làm đường bê-tông ở thôn Hạ Thành, Phương Độ (TPHG).                                                         

Anh Nguyễn Văn Tấn, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND xã đón tôi trong trụ sở thôn Tha, một thôn được coi là “ruột” của chuỗi làng Văn hoá du lịch dân tộc mà Phương Độ đã định hình. Thôn Tha theo tiếng Tày là thôn “Mắt” một cái tên khai quang cho vùng đất, vùng người mà theo anh Nguyễn Văn Thiện, hiện là trưởng thôn thì thôn Tha cũng có nhiều huyền thoại vào bậc nhất trong vùng dân tộc Tày ở Hà Giang. Thôn Tha bám vào sườn Đông của dông núi mà vươn lên có lẽ đã hàng nghìn năm tuổi, nơi ấy có con suối Tha mang đầy nước ngọt, cho tiếng cối giã gạo nước truyền thống xa xưa “ụp xoà” suốt ngày đêm mặc dù mấy chục năm qua đã có máy xay, máy xát, có điện lưới Quốc gia thay thế. Để mỗi mùa thu hoạch về đâu đó vẫn còn tiếng đập thóc “bụp xoè” trong thuyền gỗ đập lúa trên cánh đồng vàng. Đặc biệt hơn cả, những chiếc xe đạp kéo thùng của thôn Tha đã thành một đội vận chuyển nông sản độc nhất vô nhị ở vùng núi Hà Giang, có lẽ đến vài ba chục chiếc, nó đã xuất hiện vài chục năm nay, làm nên nét riêng biệt cho vùng độc canh cây lúa. Rồi cũng thôn Tha, khởi đầu cho kênh mương bê tông nội đồng, đường bê tông liên xóm, liên nhà, giữ mái lá cọ nhà sàn thôn quê, giữ cách ăn mặc Tày truyền thống... để làm nên một làng Văn hoá du lịch đầy hấp dẫn.

 

Theo sự chỉ dẫn của anh Tấn, tôi tìm đến thôn Hạ Thành, con đường vào thác Số Sáu năm xưa nay đang được nâng cấp, cổng làng Văn hoá còn mới tinh khôi, hằng mấy chục người nông dân chính hiệu đã nghiễm nhiên trở thành thợ xây, thợ đổ bên tông ngay dưới cái cổng đầy hãnh diện ấy. Cũng đúng như lời của Phó Chủ tịch xã Vũ Thị Vân bảo tôi lúc chia tay: “Quan trọng là hợp lòng dân anh ạ. Khi đã là của dân, do dân và vì dân thì khó mấy người dân cũng hoàn thành, họ là những nhân tố chính cho những vùng nông thôn đổi mới. Xã em được tỉnh chọn làm điểm “Xây dựng nông thôn mới” cho toàn tỉnh, rồi xã lại lựa chọn hai thôn là thôn Núp và Hạ Thành làm điểm cho xã và thành phố. Hơn một năm qua, mọi chuyển biến đều theo hướng tích cực, vừa làm, vừa học, giao cho từng chi bộ, từng đảng viên và nhất là cán bộ xã, cán bộ thôn, có lòng dân góp sức... Tuy nói là hơn năm, nhưng mới từ tháng tám đến nay, khi có kinh phí hỗ trợ thì mọi sự chuẩn bị đã sẵn sàng và cứ thế như một cỗ máy có xăng dầu nổ ròn vào cuộc. Từ Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân... sắn tay áo lên mà vào cuộc. Nhất là tuổi trẻ, màu áo xanh gần như đã thành chủ đạo ở mỗi lĩnh vực, mỗi công trình...”.

 

Thôn Hạ Thành có 170 hộ gia đình, 100% là dân tộc Tày, đã hình thành khu tụ thuỷ, tụ cư lâu đời, bởi vậy cộng đồng dân cư ở đây đã làm nên một truyền thống chung đầy hấp dẫn và cũng đầy hãnh diện. Từ chiếc sàn phơi nông sản đầu nhà, chiếc cầu thang chín nhịp, tới những máng nước rửa chân, những viên đá nát lối lên sàn... đều in dấu chân, vân tay của người Tày cổ. Vẫn là những con đường được bê tông hoá nhưng không phá vỡ cảnh quan, những mái nhà sàn được trở về nguyên trạng thấp thoáng trong bờ rào với những dãy cau cao vút. Đúng như lời anh Tấn, Phó Bí thư Đảng ủy xã khẳng định: “Điều không thể tách rời là xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với truyền thống văn hoá, truyền thống canh tác và làng Văn hoá du lịch. Quy hoạch cho việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn xã đã xong, từ ba thôn vùng cao là Nà Thác đến Khuổi Mi rồi cao tít tắp trên vùng lõi Tây Côn Lĩnh là Lùng Vài... xuống tới Tân Thành, Hạ Thành, thôn Lúp, thôn Chang, thôn Tha, Tân Tiến, tổ 9 nhân dân... Đặc biệt ngày 25.12 này, Phương Độ sẽ đưa làng Văn hoá cộng đồng Hạ Thành vào hoạt động...”.

 

Hiện tại Phương Độ đang tập trung chỉ đạo hai thôn điểm, đều là nơi đồng bào Tày sinh sống ổn định, ít có sự biến động, tạo dựng một vẻ mặt nông thôn mới trên miền sơn cước. Đó là thôn Lúp và thôn Hạ Thành, tổng cộng có 208 hộ gia đình thì có tới trên 125 mô hình kinh tế trang trại siêu nhỏ trong qui mô hộ. Ông Trần Cao Hạt, trưởng thôn Lúp tâm sự: Cái được của xây dựng nông thôn mới là sự gắn kết giữa nhận thức với mong muốn của bà con nên người dân hồ hởi đón nhận và bắt tay vào công việc một cách đầy nhiệt huyết. Như mô hình trồng hoa, chăn nuôi vịt, một trong những mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi...”.

 

Còn Vũ Thị Vân, Phó Chủ tịch UBND xã phấn khởi: Hai thôn được chọn điểm, các gia đình đã hoàn thiện qui trình qui hoạch hộ theo truyền thống, mang tính đặc trưng của dân tộc và nếp sống văn hoá. Đặc biệt là có nhiều hộ hiến đất để làm đường, làm các công trình cộng đồng, tiêu biểu như gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Văn Nghinh, Nguyễn Văn Kháng... ở thôn Hạ Thành; gia đình ông Nguyễn Văn Thoả, Nguyễn Văn Gập, Nguyễn Văn Chắc... ở thôn Lúp. Nhờ có lòng dân và sự đóng góp của đồng bào với hàng nghìn m2 đất vườn, đất thổ cư, thổ canh mà thôn Hạ Thành đã hoàn thành gần 1.000m đường bê tông và thôn Lúp cũng hoàn thành 50% mục tiêu dự án...

 

Câu chuyện nông thôn mới cứ kéo tôi đi theo những con đường, những mái nhà, những hàng rào và những mô hình kinh tế mới đầy tiềm năng trong ánh mắt vui của người dân. Ông Nguyễn Văn Đồng ở thôn Hạ Thành cười đôn hậu: Nhà nước chi tiền làm đường cho mình đi, hỗ trợ mình làm nhà, giúp mình xây dựng mô hình kinh tế để có được cuộc sống hôm nay. Bây giờ Nhà nước lại cho tiền để xây dựng làng bản thành làng văn hoá, làng du lịch, xây dựng vùng nông thôn mới, mình bỏ ra vài trăm mét đất đáng gì đâu. Cả cái thôn này ai cũng sẵn sàng làm việc ấy, những nhà không gần đường, không gần các công trình cộng đồng thì góp công, góp những thứ khác chứ, họ không được đóng góp, hiến đất họ còn ghen tị với mình mà...”.

 

Phương Độ đang đứng trước một mùa xuân vui, một mùa xuân của nhiều mùa xuân cộng lại làm lên một mô hình điểm nông thôn mới cho vùng cực Bắc. Lòng dân, ý Đảng đang mở ra một điều kiện sống, một môi trường đầy tiềm năng cho những vùng nông thôn miền núi. Điểm nông thôn mới đầu tiên ở Hà Giang đang hình thành và sẽ trở thành mô hình cho các xã trên địa bàn toàn tỉnh học tập.

 

Xin mượn lời của ông Nguyễn Văn Đạt, một lão nông ở thôn Lúp, xã Phương Độ thay cho đoạn kết. Ông bảo: “Cái câu do dân, vì dân của Đảng nằm ngay ở nơi dân mà có. Cũng như lời dạy của Bác Hồ thôi “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong...”.


Nguyễn Quang

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đôi nét về cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hà Giang lần thứ 5, năm 2011
HGĐT - Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 7 (2010 – 2011) dành cho các em có độ tuổi từ 6 đến 19 tuổi được tổ chức nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng, hướng các hoạt động của tuổi trẻ vào các công việc hữu ích cho xã hội, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây
28/11/2011
Đồng chí Nguyễn Thị Hà, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Đồng đội T.Ư làm việc tại Hà Giang
HGĐT - Chiều ngày 25.11, đồng chí Nguyễn Thị Hà, Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Đồng đội T.Ư đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh đoàn Hà Giang. Dự buổi làm việc có đồng chí Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số cơ quan trong tỉnh.
28/11/2011
Bồi dưỡng và nhân rộng nhiều điển hình tiên tiến
HGĐT- Trong những năm qua, Đảng uỷ, Bộ CHQS tỉnh đã có kế hoạch xây dựng và nhân rộng điển hình tiến 5 năm 2011- 2015 trong LLVT tỉnh, đồng thời thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả, kịp thời bám sát tình hình thực tiễn, nhiệm vụ chính trị của LLVT tỉnh
25/11/2011
Cần ban hành chính sách phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn trên địa bàn tỉnh
HGĐT - Những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra khá nhiều vụ ngộ độc do sử dụng thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc từ rau, quả, chè và điều đó đã trở thành mối lo ngại chung cho toàn xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh đã có chủ trương xây dựng vùng rau, quả, chè an toàn theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), để cung cấp cho thị trường
25/11/2011
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.