Cần ban hành chính sách phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn trên địa bàn tỉnh
HGĐT - Những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra khá nhiều vụ ngộ độc do sử dụng thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc từ rau, quả, chè và điều đó đã trở thành mối lo ngại chung cho toàn xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh đã có chủ trương xây dựng vùng rau, quả, chè an toàn theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), để cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, đảm bảo sức khoẻ của người tiêu dùng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Chính phủ đã có Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả và chè an toàn đến năm 2015; Bộ Nông nghiệp &PTNT có Thông tư số 59/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 107/2008/QĐ-TTg; tuy nhiên trong quyết định nêu trên đã chỉ rõ tại điểm 2. một số chính sách quy định: Ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư chợ bán buôn, kho bảo quản, xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật rau, quả chè an toàn; chứng nhận cơ sở sản xuất rau, quả, chè an toàn. Mức hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định.
Sở Nông nghiệp & PTNT giao cho Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản tham mưu chính sách nói trên trình UBND tỉnh xem xét để trình HĐND tỉnh quyết định, nội dung như sau:
- Tên chính sách:Chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn tỉnh Hà Giang giai đoạn2011 – 2015, định hướng đến năm 2020;
- Thời gian thực hiện : Hoàn thành trong năm 2011;
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh – Trình HĐND tỉnh quyết định; gồmhỗ trợ các hoạt động sau:
a)Chợ bán buôn, kho bảo quản, trạm cấp nước phục vụ sơ chế, nhà sơ chế, bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp;
b)Xúc tiến thương mại;
c)Chuyển giao tiến bộ kỹ thuậtvề rau, quả, chè an toàn;
d) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn; chứng nhận, công bố sản xuất rau, quả, chè an toàn phù hợp với VietGAP; Chứng nhận, công bố chế biến rau, quả, chè an toàn phù hợp với HACCP;
- Cơ quan tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Quản lý chất lượng NL thuỷ sản).
Căn cứ Kết luận 161/KL-UBND ngày 26/8/2011 Kết luận phiên họp UBND tỉnh tháng 8/2011; Để kịp thời cụ thể hoá quy định của Chính phủ và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm thúc đẩy sản xuất và chếbiến sản phẩm nông sản phù hợp theo quy trình VietGAP; Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo và giaocho các ngành liên quan xây dựng quy định mức hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, với một số nội dung sau:
1. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đầu tư phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả, chè nằm trong quy hoạch rau, quả, chè an toàn của tỉnh, phù hợp theo quy trình VietGAP.Đối tượng đã được hưởng theo chính sách này thì không được hưởng các chính sách hỗ trợ tương ứng quy định tại Nghị quyết số:12/2009/NQ-HĐND ngày 08. 7. 2009 của HĐND tỉnh.
2. Mức hỗ trợ:
2.1. Hỗ trợ 100% kinh phí cho các nội dung sau:
a) Điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, xác định các vùng đủ điều kiện để sản xuất rau, quả, chè an toàn.
b) Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, sơ chế, bảo quảnrau, quả, chè an toàn theo quy trình VietGAP.
c) Cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn; chứng nhận, công bố sản xuất rau, quả, chèan toàn phù hợp VietGAP, bao gồm: kinh phí kiểm tra phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu sản phẩm; kinh phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn; kinh phí cấp Giấy chứng nhận VietGAP; Các khoản kinh phí trong điểm này, ngân sách của tỉnh chỉ hỗ trợ cho cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX .d) Xúc tiến thương mại: Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đầu tư phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả, chèan toàn với những nội dung (Tuyên truyền giúp người sản xuất, tiêu dùng có nhận thức đúng về rau, quả, chè an toànVietGAP. Hỗ trợ vềbao bì, nhãn mác, biển hiệu cho điểm tiêu thụ rau, quả, chè an toàn; Tiếp thịgiới thiệu sản phẩm an toàn với nơi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh).
2.2. Hỗ trợtối đađến 70%mức đầu tưdự ánđược cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuỳ theo theo điều kiệnthực tế địa bàn của tỉnh cho các nội dung sau:
a) Xây dựng kho bảo quản nhưng tối đa không quá 178,5 triệu đồng/1 kho;
b) Xây dựng trạm cấp nước phục vụ sơ chế nhưng tối đa không quá 63,0 triệu đồng/1 trạm;
c) Xây dựng nhà sơ chế, tập kết nhưng tối đa không quá 161,42 triệu đồng/1 nhà;
d) Xây dựng bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp cho rau, quả, chè an toàn nhưng tối đa không quá 0,44 triệu đồng/(1 bể 0,6 m3).
2.3. Hỗ trợ lãi suất tiền vay
- Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay lần đầu tối đa trong thời gian 03 năm kể từ khi phát sinh lãi vay; thời gian vay được tính hỗ trợ lãi suất trong thời gian thực hiện chính sách, cho những doanh nghiệp có sản xuất, sơ chế rau, quả, chè an toàn VietGAP.
- Hỗ trợ lãi suất chỉ thực hiện sau khi các chủ đầu tư đã thực hiện thanh toán lãi vay cho các tổ chức tín dụng;
- Mức vốn hỗ trợ lãi vay không quá 300 triệu đồng/dự án;
- Ngân sách không hỗ trợ phần lãi suất quá hạn của hợp đồng vay vốn.
Nội dung dự thảo trên đã được tham vấn ý kiến các ngành và Sở Tư pháp, đã trình UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh trong phiên họp tháng 12. 2011; nếu được HĐND tỉnh nhất trí thông qua thì chính sách sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất rau, quả, chè an toàn theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả, chè tươi an toàn tại tỉnh Hà Giang có một bước phát triển vượt bậc, đúng với su thế sản xuất rau, quả, chè an toànhiện nay ởtrong nước và thế giới.
PHẠM ĐỨC TUẤN
(Chi cục phó Chi cục
QLCL NLS và TS)
Ý kiến bạn đọc