“Em xác định phải ra Trường Sa!”

08:32, 27/10/2011

Đó gần như là nguyện vọng chung trong hàng chục hồ sơ gửi về Sở Giáo dục - đào tạo, Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa xin ra Trường Sa dạy học.


Thiên Trang (hàng ngồi, áo trắng) trong một chuyến đi tình nguyện - Ảnh: THANH TRÚC

Từ một thông báo tuyển giáo viên cho huyện đảo Trường Sa, trong thời gian ngắn đã có 23 hồ sơ tới tấp bay về hai sở. Chiếm đa số đơn xin tình nguyện lại là... các bạn nữ tuổi đời còn rất trẻ.

Hoàng Sa muốn đi Trường Sa!

Câu chuyện về cô sinh viên vừa tốt nghiệp Huỳnh Hoàng Sa (sinh năm 1989, Phú Yên) viết lá thư dài ba trang giấy học trò kèm theo hồ sơ để trình bày nguyện vọng được ra Trường Sa dạy học làm nhiều người cảm động. Trong thư Sa viết: “Con đã đọc nhiều bài báo viết về Trường Sa, về cuộc sống của quân dân trên đảo và cả việc học của các em nhỏ. Càng đọc nhiều, con càng ước muốn ra đảo dạy học...”.

Sa kể: “Một lần đi xe buýt về Cát Lái (TP.HCM) thấy mấy anh mặc quân phục hải quân, tự nhiên trong lòng có ấn tượng rất mạnh về màu áo ấy. Thế là mình bắt đầu tìm hiểu về biển đảo, về Trường Sa...”. Sa bảo rất thích cuộc sống ở ngoài đó vì không bon chen mà chỉ có tình người, tình quân dân như trong những tin nhắn của anh Cao Văn Giáp gửi người yêu (Tuổi Trẻ 17-7-2011).

Quyết định ấy của Sa làm người thân lo lắng, nhưng Sa nghĩ: “Tốt nghiệp đại học ra đảo cống hiến thì chẳng có gì là phí như mọi người nói. Nếu ai cũng nghĩ ngoài đó khó khăn, chọn con đường ở lại TP lập nghiệp thì ai sẽ ra đó xây dựng quê hương! Mình muốn cống hiến một phần sức trẻ để đem cái chữ đến các em nhỏ đang khao khát kiến thức”.

Thôi thúc bởi điều đó, Sa bỏ dở công việc phụ quán cơm (ở TP.HCM), tối 17-10 Sa đón xe ra Nha Trang để trình bày nguyện vọng của mình với Sở Giáo dục - đào tạo Khánh Hòa. Sa chia sẻ: “Tiền đi ra Nha Trang là tiền mình dành dụm từ việc làm thêm. Trong thời gian chờ quyết định của sở, mình không dám nộp đơn nơi khác nên chỉ phụ quán cơm ban ngày, dạy kèm buổi tối để có tiền trang trải cuộc sống”.

Hai lần viết đơn tình nguyện ra đảo

Với Lâm Bùi Thị Thiên Trang (sinh năm 1989, Khánh Hòa) ước nguyện được đi ra Trường Sa dạy học bắt đầu từ cuộc thi “Tìm hiểu về biển đảo VN và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”. Bạn đã viết đơn tình nguyện ra Trường Sa dạy học vào tháng 4-2010 khi chuẩn bị ra trường, còn đính kèm cả một bức thư kể về “Hành trình tình nguyện - dạy học tại huyện đảo Trường Sa (lúc này Sở Giáo dục - đào tạo Khánh Hòa chưa có thông báo tuyển giáo viên).

“Chưa được ra Trường Sa dạy, mình lại viết đơn tình nguyện lên vùng núi Khánh Sơn để dạy” - Trang kể. Hiện Trang là giáo viên Trường tiểu học Thành Sơn. Nhưng tình yêu với biển đảo vẫn thôi thúc Trang, nên khi biết tin Trường Sa đang tuyển giáo viên, một lần nữa Trang lại viết đơn tình nguyện để thực hiện ước mơ của mình.

Để chắc ăn, Trang còn nhờ Cổng thông tin điện tử Chính phủ giải đáp về đơn xin tình nguyện dạy học ở Trường Sa của mình. Và Văn phòng Chính phủ đã chuyển thắc mắc của Trang cho UBND tỉnh Khánh Hòa giải quyết...

“Có người bảo mình... khùng vì ở đất liền không chịu, lại có người nói rằng lương ở ngoài đó cao, nhưng mình không nghĩ tới việc đó. Mình muốn đi Trường Sa là để thực hiện tâm nguyện bấy lâu nay, muốn đem nhiệt huyết của tuổi trẻ đến với đảo xa” - Trang chia sẻ. Dù biết còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nơi đảo xa nhưng với sức trẻ của mình, Trang mong muốn cống hiến tuổi trẻ, kiến thức cho biển đảo quê hương.

Đã tuyển hai giáo viên nam công tác tại Trường Sa

Ngày 24-10, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm - phó phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT Khánh Hòa, cho biết Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ Khánh Hòa đã thống nhất chọn hai hồ sơ trúng tuyển giáo viên công tác tại huyện đảo Trường Sa, gồm Trần Hướng (25 tuổi, quê huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) và Đạo Duy Linh (32 tuổi, quê huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận).

Cả hai người được chọn đều là nam, có kinh nghiệm giảng dạy tiểu học. Sở ưu tiên nam vì ngoài đảo chưa có nhà công vụ cho nữ (nam có thể ở chung với cán bộ xã).


Tuổi trẻ

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lao động - việc làm, những con số ấn tượng
HGĐT- Nhìn lại thực tế năm 2011 nổi lên một tiêu điểm chung toàn cầu là sự suy giảm kinh tế, nguyên nhân sâu xa từ sự nợ công của các Tập đoàn kinh tế thế giới nói chung và sự đầu tư kém hiệu quả của một số Tập đoàn kinh tế nhà nước trong nước nói riêng.
26/10/2011
Ghi nhận từ công tác: Quản lý tài nguyên, cấp đất hỗ trợ tái định cư ở Quang Bình
HGĐT- Là địa bàn mới được chia tách, sáp nhập và đầu tư phát triển cho nên, công tác quản lý đất đai, quản lý nguồn tài nguyên, cấp quyền sử dụng các loại đất, khoáng sản, vật liệu xây dưng... luôn luôn là các vấn đề nóng, nhạy cảm, tại Quang Bình trong suốt thời gian qua.
26/10/2011
Con đường tránh lũ thôn Khuổi Hốc
HGĐT- Vào thôn Khuổi Hốc, xã Đông Thành (Bắc Quang) được ngắm những cánh rừng lâm nghiêp xanh ngút ngàn bao phủ, có dòng suối uốn quanh, tại mỗi ngôi nhà sàn có những máng nước được bắc từ các khe nước trên đỉnh núi vừa sạch và trong mát chảy về, ruộng vườn, ao cá mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Khuổi Hốc là thôn được thành lập cách đây hơn 20 năm.
24/10/2011
Đưa hàng Việt về nông thôn
HGĐT- Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm 177 xã, 13 thị trấn và 5 phường; trong đó 112 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Tổng dân số khoảng 737.618 người, dân số nông thôn chiếm 83% dân số của toàn tỉnh.
24/10/2011
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.