Đưa hàng Việt về nông thôn
HGĐT- Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm 177 xã, 13 thị trấn và 5 phường; trong đó 112 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Tổng dân số khoảng 737.618 người, dân số nông thôn chiếm 83% dân số của toàn tỉnh.
Hàng Việt đã đến các phiên chợ vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. |
Tổng số hộ nghèo theo chuẩn mới là 41,8%, hộ cận nghèo theo chuẩn mới là 14,02%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo sống ở vùng nông thôn chiếm 47,46%. Với 83% dân số của tỉnh sống tại các vùng nông thôn và tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số, thu nhập chính là từ nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Do điều kiện vị trí địa lý, thời tiết không thuận lợi và quy mô chăn nuôi, kỹ thuật canh tác còn ở trình độ thấp, nhỏ lẻ nên thu nhập bình quân của người dân nông thôn chưa cao, thiếu tính bền vững dẫn tới tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tái nghèocao. Sản xuất của nhân dân vùng nông thôn chưa phát triển đến trình độ sản xuất hàng hoá thương mại mà mới chỉ dừng ở hoạt động sản xuất tự cung tự cấp là chính...
Những năm qua được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, kinh tế của tỉnh ta đã thu được một số kết quả nhất định, tốc độ tăng trưỏng kinh tế đạt 12,7%, lương thực thu nhập bình quân đầu người đạt 460 kg, thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng/năm, tổng giá trị lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ đạt 2250 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp cao nhưng do xuất phát điểm thập nên tỉnh ta vẫn thuộc trong các tỉnh nghèo của cả nước....Thực hiện một số Nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển chợ đến năm 2010, UBND tỉnh ta đã ban hành quyết định và phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo số liệu thống kê hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 181/195 xã, phường có chợ, với tổng số 196 chợ các loại, trong đó 23 chợ thành thị, 1 chợ đầu mối, 5 chợ cửa khẩu, 27 chợ biên giới, 140 chự nông thôn. Theo thống kê hiện nay tổng các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 4.500 hộ, tỷ trọng hàng hoá và dịch vụ lưu thông qua chợ khoảng 90% so với tổng lượng hàng hoá và dịch vụ lưu thông trên thị trường qua các loại hình phân phối. Các loại hàng hoá chủ yếu lưu thông qua chợ như thực phẩm tươi sống, nông sản khô, sơ chế (hàng nông sản tự sản, tự tiêu và kinh tế hộ), hàng thực phẩm công nghệ, tạp hoá, đồ gia dụng các loại, may mặc, giầy dép, vật tư nông nghiệp. Trong hệ thống chợ hiện có, ngoài 44 chợ hoạt động kém hiệu quả, các chợ còn lại đang phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Cùng đó, mạng lưới dịch vụ thương mại đã phát triển đến các xã, góp phần tích cực trong việc thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước về cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng thời thu mua nông sản, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Hiện nay những công việc này được giao cho các doanh nghiệp thương mại đóng trên địa bàn do địa phương quản lý, các công ty thương mại này có hệ thống cửa hàng tại các trung tâm huyện lỵ, cụm xã... Thực hiện cuộc vận động “Người Việt
Để tích cực thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, trong thời gian qua tỉnh ta đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện, với mục tiêu thúc đẩy trao đổi thương mại của nhân dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, hỗ trợ nhân dân các vùng nông thôn có cơ hội tiếp cận và sử dụng các hàng hoá thiết yếu trong nước sản xuất có chất lượng cao, giá cả phù hợp với thu nhập của người dân, ưu tiên các nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân và các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá của Chính phủ về nông thôn. Bên cạnh đó tích cực tuyên truyền vận động để nhân dân thay đổi toàn diện nhận thức, đánh giá của người tiêu dùng về hàng hoá trong nước sản xuất thông qua chất lượng và mẫu mã sản phẩm, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam. Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ, thực hiện cam kết bảo vệ quyền lợi cuả người tiêu dùng, xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm hàng hoá. Đặc biệt cần tổ chức đưa hàng hoá do các doanh nghiệp của địa phương, trong nước sản xuất về các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh thông qua hình thức các chợ phiên, bên cạnh đó tổ chức ngày bán hàng Việt Nam tại các chợ biên giới, chợ của khẩu, nơi có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng. Tổ chức các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng tổng hợp hoặc máy móc, vật tư phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đến người tiêu dùng....nhằm góp phần tích cực đưa hàng Việt về nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh...
Ý kiến bạn đọc