Con đường Biển và sự huyền thoại
HGĐT- Cách đây 50 mươi năm, ngày 23. 10. 1961, Bộ Tổng tư lệnh đã ra Quyết định thành lập Đoàn 759 vận tải thuỷ, do đồng chí Đoàn Hồng Phước làm Đoàn trưởng.
Hàng cọc bê tông dấu tích của Cảng quân sự bí mật K15 tại Đồ Sơn – Hải Phòng, nơi xuất phát của những con “Tàu không số” thời chống Mỹ.
Ảnh: Lê Lâm
Trải qua 14 năm chiến đấu gian khổ, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, những con tàu không số với những chiến sĩ anh dũng, cảm tử, từ miền Bắc hậu phương XHCN hậu phương đã vượt hàng ngàn cây số đường biển vào Nam, bất chấp nguy hiểm của bão tố biển khơi, bất chấp nguy hiểm của máy bay và tàu chiến Mỹ - Ngụy ngày đêm tuần tra, đánh phá, bủa vây bom mìn…, con đường Hồ Chí Minh trên biển đã vận chuyển hàng vạn tấn hàng hoá, vũ khí các loại, kể cả con người, kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam, đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Chiến công con đường Hồ Chí Minh trên biển như một huyền thoại tô thắm thêm những trang sử truyền thống hào hùng của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Và ngày 23 tháng 10 trở thành Ngày truyền thống của Đoàn 759 trước đây và Lữ Đoàn 125 Hải quân nhân dân Việt Nam ngày nay; đồng thời là Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển.
Theo các tài liệu cho biết, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc, trên đất nước ta đã hình thành 5 tuyến đường để chi viện cho chiến trường miền
Sau định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc Việt
Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 15 BCH Trung ương Đảng khoá II tại Hà Nội, xác định nhiêm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là giải phóng miền Nam là “ Con đường cách mạng bạo lực”.
Thực hiện chủ trương của Đảng uỷ và Quân uỷ Trung ương,ngày 19.5 .1959 “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” (Đơn vị tiền thân của Đoàn 559) được thành lập. Ngày 1.6.1959 tiểu đoàn 301 trực thuộc Đoàn 559 ra đời và nhiệm vụ chínhlà mở tuyến đường vận tải xuyên Trường Sơn để chi viện vũ khí, trang bị, lực lượng cho chiến trường miền Nam. Cho đến tháng 7.1959 Tiểu đoàn 603 được thành lập, có nhiệm vụ tìm phương thức vận chuyển bằng đường biển chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam. Tiểu đoàn trên gồm 107 cán bộ, chiến sĩ đóng quân tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Để giữ bí mật Tiểu đoàn lấy tên là “ Tập đoàn đánh cá Sông Gianh”
Cho đến cuối năm 1959, sau khi công tác chuẩn bị các điều kiện đã cơ bản hoàn thành, vào lúc 18 giờ ngày 27.1.1960, lợi dụng thời tiết xấu, đại đội 1, tiểu đoàn 603 tổ chức chuyến thuyền vượt biển đầu tiên, chở 5 tấn vũ khí và thuốc chữa bệnh cho chiến trường khu V. Chuyến đi đầu tiên không thành công, Quân uỷ Trung ương quyết định cho Tiểu đoàn 603 ngừng hoạt động và giải thể; các đại đội chuyển sang nhiệm vụ khác.
Phong trào Đồng khởi ở miền Nam đầu năm 1960 cách mạng của các tỉnh đồng bằng Nam bộ chuyển mạnh lên thế tiến công, trước tình hình đó, yêu cầu về vũ khí, trang bị, đạn và thuốc chữa bệnh trở thành vấn đề sống còn. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và phát triển lực lượng của các tỉnh Nam bộ và Nam Trung bộ, Tổng Quân uỷ tiếp tục chỉ đạoBộ Tổng tham mưu khẩn trương nghiên cứu đề án mới về xây dựng và tổ chức lực lượng vận tải biển chi viện cho chiến trường Nam bộvà Khu V.
Năm 1962 Đoàn 759 đã quyết định để thuuyền “Bạc Liêu” đi chuyến trinh sát, mở đường từ Bắc vào Nam. Và ngày 18.4.1962, thuyền tới cửa Bồ Đề (Thuộc Tân Ân- Ngọc Hiển - Cà mau), thuyền đi vào cửa Rạch Ráng, 10 giờ đêm hôm đó cập vào Vàm Lũng. Sau một thời gian nghiên cứu khảo sát bến, thuyền Bạc Liêu tiếp tục quay trở ra Bắc. Chuyến đi trinh sát, mở đường biển vào Nam đã thành công. Tháng 8.1962, Quân uỷ Trung ương thông qua Nghị quyết mở đường vận chuyển chiến lược trên biển. Từ đây Đoàn 759 bước vào một giai đoạn vận chuyển mới. Trong tháng 8 này Đoàn 759 nhận bàn giao 4 tàu gỗ từ xưởng đóng tàu I Hải Phòng và tiếp nhận bổ sung cán bộ. Đêm 11.10.1962 chiếc tàu gỗ đầu tiên chở 30 tấn vũ khí từ hậu phương miền Bắc đã được chiến trường miền
Vượt qua gian khổ, hy sinh, vì miền
Từ thắng lợi của chuyến đi bằng đường biển của những chuyến tàu vỏ gỗ từ Bắc vào
Ngày 17.3.1963, chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên chở 44 tấn vũ khí lên đường vào
Đến tháng 8 .1963 Quân uỷ Trung ương ra Quyết định bàn giao Đoàn 759 trực thuộc Quân chủng Hải quân. Đến ngày 29.1.1964, Bộ Quốc phòng quyết định đổi phiên hiệu Đoàn 759 thành Đoàn 125. Đoàn 125 đã khẩn trương củng cố tổ chức và ổn định mọi mặt, vừa xây dựng lực lượng vừa thực hiện nhiệm vụ được giao, Đoàn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Năm 1964 cũng là năm Đoàn 125 vận chuyển được nhiều vũ khí nhất chi viện cho chiến trường miền Nam, kể từ ngày đi chuyến đầu tiên tháng 10.1962.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta đồng loạt trên khắp chiến trường miền Nam, có một ý nghĩa rất quan trọng, mở ra một bước ngoặt mới, một bất ngờ mới thể hiện về thế và lực của ta trước kẻ thù. Địch không thể ngờ rằng Việt cộng lại có đủ sức (Vũ khí, trang bị, con người…) để làm được một chiến thắng to lớn như vậy. Lúc đó do yếu tố bí mật, có lẽ cũng còn quá hiếm người biết được ta có một con đường Hồ Chí Minh trên biển, ngày đêmnhững con tàu không số cùng với những con người cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, đang vượt qua muôn vàn thử thách ác liệt, gian khổ hy sinh, chuyên chở vũ khí, trang bị… , kể cả con người chi viện cho chiến trường miềnNam. Và cuộc Tổng tiến công , nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một trong những bằng chứng của lịch sử.
Thất bại bằng không quân ở miền Bắc và tổn thất nặng nề trên chiến trường miền Nam, ngày 31.10.1968, đế quốc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.Như một thời cơ lớn, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ta ra chỉ thị giao cho Đoàn 125 tham gia chiến dịch vận chuyển hàng hoá từ Hải Phòng vào sông Gianh - Quảng Bình. Với phương châm chỉ đạo “Chuẩn bị chu đáo, tranh thủ thời cơ, làm nhanh,gọn, liên tục, an toàn, đi gần bờ, dựa vào dân”, từ ngày 3.11.1968 đến ngày 29.1.1969, Đoàn 125 vượt qua hàng rào phong toả thuỷ lôi dày đặc và bom từ trường của Mỹ, đã huy động 364 lượt tàu, vận chuyển 21.737 tấn hàng, vượt 117,37% kế hoặch. Tháng 2.1969 Đoản 125 tiếp tục chiến dịch vận chuyển với 187 chuyến tàu, vận chuyển 10.889 tấn hàng hoá vượt chỉ tiêu 1000 tấn.
Không phải chuyến tàu nào Đoàn 125 của ta ra đi đều an toàn. Chỉ riêng năm 1970, Đoàn 125 tổ chức 17 chuyến đi, nhưng chỉ có 5 chuyến vào được bến, 10 chuyến gặp địch tuần tra kiểm soát gắt gao, để giữ bí mật của con đường, các tàu phải quay về. Từ tháng 10.1971 đến tháng 4.1972, Đoàn 125 liên tục tổ chức 15 chuyến đi, nhưng kết quả còn hạn chế.
Nhìn lại 10 năm từ 1961 đến 1972, Đoàn 125 đã tổ chức được gần 600 chuyến tàu, vận chuyển gần 33.000 tấn hàng hoá, vũ khí các loại, chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân ta trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Sau Hiệp định Pa ri tháng 1.1973, tình hình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã chuyển sang một bước ngoặt quan trọng, khẳng định thế và lực mới của ta chủ động trong mọi hoàn cảnh cách mạng trên chiến trường miền
Và ngày 4.4.1975 Bộ Tổng Tham mưu đã ra chỉ thị cho Quân chủng Hải quân khẩn trương chuẩn bị lực lượng để giải phóng các đảo thuộc Quần đảo Trường sa do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Đoàn 125 nhanh chóng thành lập một biên đội gồm 3 tàu: Tàu 673, 674, 675 do đồng chí Trương Tấn Kịch chỉ huy, hành quân từ Hải Phòng vào Đà Nẵng chở Đoàn 126 bộ đội đặc công Hải quân và một bộ phận của tiểu đoàn 471 đặc công quân Khu V ra giải phóng đảo. Đồng thời Đoàn 125 còn tham gia giải phóngmột số đảo miền Trung và vùng biển Tây
Chiến công của Đoàn 125 Đường Hồ Chí Minh trên biển trong những năm dân tộc ta kháng chiến chống Mỹ , cứu nước , đã góp phần to lớn vào truyền thống vẻ vang, anh hùng bất khuất của dân tộc, tô thắm thêm lịch sử hào hùng của các thế hệ Việt Namtrong lịch sử dựng nước và giữ nước.Đường Hồ Chí Minh trên biển đã hoàn thành suất sắc và trọn vẹn nhiệm vụchiến lược chi viện cho chiến trường miền
Thời gian sẽ đi qua, nhưng con đường Hồ Chí Minh trên biển cũng giống như những con đường mà Đảng ta, nhân dân ta sáng tạo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc vẫn mã mãi trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam, như một huyền thoại trong lịch sử của Thời đại Hồ Chí Minh
Đặng Quang Vượng
Ý kiến bạn đọc