Vững vàng nơi biên cương cực Bắc Tổ quốc

17:34, 30/09/2011

HGĐT- TRÒN HAI THẬP KỶ SAU NGÀY TÁI LẬP TỈNH, TỪ MỘT MẢNH ĐẤT XA XÔI, NGHÈO NHẤT NƯỚC, NHƯNG DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HÀ GIANG ĐANG GẮNG SỨC THI ĐUA, TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG CUỘC SỐNG ẤM NO TRÊN VÙNG CỰC BẮC CỦA TỔ QUỐC. CHẶNG ĐƯỜNG ĐẢNG BỘ, NHÂN DÂN HÀ GIANG ĐÃ QUA KỂ TỪ NGÀY TÁI LẬP TUY CHƯA DÀI, NHƯNG NHỮNG GÌ ĐẠT ĐƯỢC LẠI RẤT PHI THƯỜNG.


HAI THẬP KỶ TRƯỚC

Trong quá trình tìm tư liệu thực hiện bài viết, chúng tôi đã được xem lại những hình ảnh, nghe những câu chuyện phản ánh sinh động cuộc sống, lao động của đất và người Hà Giang cách đây tròn hai mươi năm. Qua những hình ảnh tư liệu, qua lời kể của các bậc lão thành cách mạng, những cán bộ, đảng viên từ Tuyên Quang tình nguyện lên xây dựng Hà Giang, cuộc sống trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc ngày hôm nay so với hai mươi năm trước là khoảng cách quá lớn, hiện thực diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà cứ ngỡ như giấc mơ.


Cách đây tròn hai mươi năm, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII đã quyết định tái lập giữa hai tỉnhTuyên Quang và Hà Giang. Quãng thời gian của 16 năm hợp nhất với tên gọi Hà Tuyên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hà Tuyên đã gặt hái được nhiều thành tựu trong phát triển KT-XH, xây dựng XHCN và cả những ngày đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, khi tái lập, Hà Giang thuộc diện nghèo nhất nước, đời sống người dân rất khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp, nhưng sản lượng nông sản hàng hoá chưa nhiều, giá trị chưa cao, các ngành sản xuất khác vừa nhỏ bé, vừa lạc hậu. Thu ngân sách trên địa bàn chỉ đáp ứng 10% chi thường xuyên.


Cùng với việc tái lập, Đảng bộ và chính quyền tỉnh cũng được thành lập, chính thức đi vào hoạt động từ 1.10.1991. Ngày đó, tỉnh ta xác định: Việc tái lập với quy mô, diện tích, số lượng các huyện, thị phù hợp sẽ giúp cấp uỷ, chính quyền có điều kiện, tập trung nghiên cứu, điều tra cơ bản, xác định khó khăn, hạn chế, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân; công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH có hiệu quả hơn. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI - Đại hội đầu tiên sau ngày tái lập tỉnh với sự tham gia của 194 đại biểu, đại diện 12 nghìn đảng viên của tỉnh đã xác định 5 mục tiêu lớn: Phát triển kinh tế theo hướng nông - lâm - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; lấy kinh tế đồi rừng, phát triển công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc để chuyển nền kinh tế tự cấp, tự túc sang kinh tế hàng hoá; gắn phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp với xây dựng nông thôn mới; hạ mức tăng dân số, khắc phục tình trạng xuống cấp của văn hoá, giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, tạo thế đi lên... Với sự đồng sức, chung lòng, khắc phục khó khăn, Đảng bộ, nhân dân Hà Giang liên tục gặt hái được những thành tựu quan trọng.


QUYẾT SÁCH ĐÚNG

Ngay từ Đại hội Đảng bộ đầu tiên sau ngày tái lập, tỉnh ta đã xác định rõ tiềm năng, lợi thế, từ đó ban hành nhiều quyết sách quan trọng, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi giai đoạn phát triển. Đại hội XI đề ra 10 chương trình trọng tâm như: Trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng trang trại; định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới ở vùng thấp và ổn định dân cư, tổ chức sản xuất cho nhân dân vùng cao biên giới; phát triển sản xuất hàng tiêu dùng; phát triển điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; nâng cao dân trí, giáo dục phổ thông, chống mù chữ, xoá mù chữ, đào tạo cán bộ...


Xuất phát từ đặc điểm điều kiện tự nhiên, ba vùng kinh tế được xác định nhằm tạo đà cho sự phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng vùng và cả tỉnh. Giai đoạn đó, ba mũi nhọn kinh tế hàng hoá được triển khai gồm: Phát triển mạnh cây chè, nhất là chè Shan đặc sản, đưa công nghệ chế biến tiên tiến, thích hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo hàng hoá có giá trị cho xuất khẩu; xây dựng và phát huy khả năng kinh tế cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ và các cửa khẩu khác; khai thác khoáng sản quý, hiếm như ăngtimon, chì-kẽm... quy mô phù hợp với khả năng quản lý, khai thác của địa phương.


Việc xác định ba vùng kinh tế với những cây trồng, vật nuôi thích hợp và ba mũi nhọn phát triển kinh tế hàng hoá là bước cụ thể hoá tư tưởng chỉ đạo đổi mới cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp; phát triển mạnh các thành phần kinh tế; giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho nhân dân; thực hiện chương trình sử dụng đất trống, đồi trọc, phát triển kinh tế vườn, rừng để XĐGN; gắn kinh tế với bảo vệ, khôi phục môi sinh, môi trường, xây dựng nông thôn mới...đã phát huy tính năng động của người lao động, sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển toàn diện, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung.


Từ Đại hội XI, đến nay, Đảng bộ tỉnh đã tiến hành Đại hội XV - Đại hội thứ 5 kể từ khi tái lập, những tư tưởng, định hướng phát triển luôn được kế thừa, phát huy với đòi hỏi ngày càng cao. Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, dự báo sự phát triển, trên 310 đại biểu, đại diện cho 49 nghìn đảng viên đã tập trung trí tuệ, đề ra 4 đổi mới, 8 đột phá, 15 chương trình trọng tâm. Các nội dung đổi mới gồm: Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phương thức đoàn kết, tập hợp quần chúng của MTTQ và các đoàn thể; đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, của cán bộ, đảng viên, CCVC trong thi hành công vụ theo hướng sâu sát, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, chống quan liêu, hành chính, tiêu cực, phiền hà, tham nhũng, lãng phí; đổi mới cơ cấu từng ngành kinh tế, phương thức hoạt động của từng ngành VH-XH. Tám khâu đột phá cần tập trung giải quyết gồm: Đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến; phát triển sản xuất công nghiệp thế mạnh; phát triển thị trường, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở cho dịch vụ, du lịch; xây dựng nông thôn mới gắn với quy tụ dân cư và phát triển đô thị; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, đời sống; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng, tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên. Mười lăm chương trình trọng tâm như sản xuất lúa, ngô hàng hóa; chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh; phát triển công nghiệp thủy điện, khai khoáng, chế biến; xây dựng nông thôn mới, phát triển các đô thị; giảm nghèo nhanh, bền vững; trồng rừng kinh tế, bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, rừng cảnh quan, núi đá, xây dựng hồ chứa nước... là những yếu tố quan trọng để tỉnh ta biến ước mơ thoát nghèo thành hiện thực.


HÔM NAY VÀ MAI SAU

Với chủ trương, quyết sách đúng, linh hoạt, sáng tạo, cùng sự hỗ trợ đắc lực của T.Ư, Hà Giang đang hiện thực hoá ước mơ thoát khỏi tình trạng một tỉnh nghèo. Ngay khi mới tái lập, trong sản xuất nông nghiệp với các giải pháp như ứng trước giống, phân bón cho người dân thực hiện chương trình thâm canh...nên năng suất lúa có nơi đạt 52 tạ/ha, năng suất ngô đạt 12-13 tạ/ha. Đến năm 1993, sản lượng lương thực quy thóc đạt gần 141 nghìn tấn, bình quân lương thực tăng từ 259 kg/người/năm 1991 lên trên 269 kg/người vào năm 1993. Nền kinh tế có bước tăng trưởng khá, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể được đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng cụ thể hơn, thiết thực hơn.


Hai mươi năm sau, vẫn trong điều kiện đặc thù của tỉnh miền núi nhưng với truyền thống đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm đổi mới, Đảng bộ, nhân dân Hà Giang đã vượt qua khó khăn, thử thách. Dưới sự lãnh đạo tập trung, toàn diện của Đảng bộ, kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng thiết yếu không ngừng được đầu tư, xây dựng; huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị. Thông qua các chính sách, dự án đầu tư, chương trình mục tiêu, sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, sự nỗ lực của người dân...nhiều hộ nghèo được xóa nhà tạm, xây dựng bể nước ăn, vay vốn phát triển sản xuất.


Cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, toàn diện ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, công tác xây dựng Đảng có nhiều đổi mới về phương thức lãnh đạo theo hướng nâng cao năng lực, sức chiến đấu của cấp ủy Đảng, tổ chức cơ sở Đảng, gắn liền với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đảng bộ tỉnh đã mạnh dạn luân chuyển cán bộ; tăng cường tổ công tác, cán bộ, sỹ quan LLVT xuống xã trọng điểm, xã biên giới, đảng viên các đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt chi bộ thôn, bản biên giới; phân công các đồng chí Tỉnh ủy viên, các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp phụ trách, giúp đỡ huyện, xã khó khăn. Các huyện thực hiện thành công chủ trương đưa chức danh chủ chốt xã, thị trấn lên huyện bồi dưỡng phương pháp làm việc; thí điểm nhất thể hóa chức danh Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã, Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, thành lập Chi bộ Quân sự xã...


Những biện pháp, giải pháp đó đã đưa nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá nhanh, tốc độ bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 12,7%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp; thu nhập bình quân đạt 7,5 triệu đồng/người vào năm 2010, tăng 4,3 triệu đồng so với năm 2005... Với những chủ trương, giải pháp cụ thể, thiết thực, nên năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang chịu tác động lớn của lạm phát nhưng KT-XH của tỉnh vẫn có sự tăng trưởng. Với tinh thần “Vì Hà Giang phát triển” mỗi người Hà Giang đang ra sức thi đua, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, để đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 14,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng trở lên; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 1.300 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 5%.


THIÊN THANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quyết tâm xây dựng thành phố trẻ giàu mạnh, văn minh
HGĐT- Ngày 27.9.2010, thị xã Hà Giang được Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang. Trong niềm vui sướng, tự hào đó, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố cùng chung sức thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
28/09/2011
Thành phố Hà Giang chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh và 1 năm thành lập thành phố
HGĐT- Thiết thực chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Hà Giang và 1 năm thành lập thành phố Hà Giang, UBND thành phố Hà Giang đã triển khai đến các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã phường tiếp tục chỉnh trang, trang hoàng đô thị, tổ chức cho các cơ quan, đơn vị, nhân dân các thôn, tổ khu phố lao động vệ sinh đường làng, ngõ phố đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn.
26/09/2011
Phát huy vai trò sức trẻ
HGĐT- Đoàn Công ty Điện lực Hà Giang là cơ sở Đoàn của một đơn vị sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông phục vụ nhiệm vụ kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
26/09/2011
Phát huy vai trò tổ chức công đoàn trong hoạt động ngành Hải quan
HGĐT- Công đoàn Cục Hải quan Hà Giang hiện có 8 công đoàn bộ phận, với 121 cán bộ, công chức, người lao động. Thời gian qua, 100% đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) ngành Hải quan luôn chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, kỷ cương của ngành.
26/09/2011
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.