Huyện Mèo Vạc tập trung xóa nghèo cho nông dân

17:26, 09/09/2011

HGĐT- Huyện Mèo Vạc xác định kế hoạch “dài hơi” cho những năm tới để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo 3 hướng mũi nhọn: “Chăn nuôi đại gia súc gắn với trồng cỏ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; đưa các loại có năng suất, chất lượng cao, hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa”. Từ định hướng rõ ràng, cụ thể được đề ra, Mèo Vạc đã, đang quyết tâm vượt ra khỏi tình trạng của 1 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các huyện bạn cũng như từng bước xóa đi “biệt danh” nghèo trong tâm trí mọi người khi nghĩ về Mèo Vạc...


Là huyện nghèo thế nên tỉ lệ hộ nghèo sẽ rất cao, theo tiêu chí mới (giai đoạn 2010 - 2015) huyện Mèo Vạc còn hơn 8.560 hộ nghèo, chiếm 63,88%. Để giảm nghèo được nhanh và bền vững, thời gian qua các chương trình, dự án giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống được triển khai, với nhiều nguồn vốn được triển khai hàng năm. Chính từ các chương trình, dự án đầu tư của Đảng, Nhà nước như: hỗ trợ vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế vườn hộ; chương trình làm nhà ở cho người nghèo; chương trình hỗ trợ trồng rừng kinh tế, giao khoán quản lý, bảo vệ rừng; đào tạo nghề, giải quyết việc làm và nhất là các chương trình xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng chất lượng, hiệu quả kinh tế cao... nên cuộc sống của những gia đình nghèo nơi đây đã từng bước thay đổi khá rõ nét... Tới nay, có thể nói: chính nhờ những giải pháp thiết thực, kịp thời, người dân Mèo Vạc đã, đang chủ động hơn trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.


Để có được kết quả cao trong nông nghiệp khi mà người dân đã chịu tiếp thu cái mới, là do các cấp lãnh đạo huyện đã rất chú trọng đến công tác khuyến nông, các đoàn thể phối hợp vận động nhân dân tích cực tham gia các lớp chuyển giao khoa học công nghệ; phổ biến kinh nghiệm đưa giống mới vào sản xuất. Từ đầu năm đến nay, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với 18 xã, thị trấn đã mở hàng trăm lớp tập huấn, thu hút hơn 8 ngàn lượt người tham gia về quy trình kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi chính trên địa bàn cũng như cách phòng chống rét cho gia súc trong mùa Đông sắp tới. Từ việc được đào tạo, tập huấn nên công tác sản xuất nông nghiệp của người dân luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra. Qua thống kê của huyện, tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm đạt hơn 15.310ha, đạt 79% kế hoạch năm, tăng 6,54% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ vậy, Trạm khuyến nông huyện còn tích cực triển khai các mô hình luân canh tăng vụ kết hợp với mô hình sử dụng phân bó tổng hợp NPK ở một số giống cây chủ lực như: cây ngô, cây đậu tương, cây lúa. Ngoài ra, thực hiện theo Chương trình 30A của Chính phủ, huyện còn đang triển khai thực hiện mô hình trồng cây mía tại xã Tả Lủng; mô hình trồng lúa Khẩu mang và cây đậu tương DT96 tại xã Niêm Sơn, Tát Ngà. Nhất là mô hình phát triển gieo trồng vụ 2 và diện tích gieo trồng vụ Đông tăng. Đặc biệt là diện tích cây đậu tương vụ Thu và cây ngô Hè thu cùng một số vùng chuyên trồng rau xanh ở các xã: Niêm Sơn; Nậm Ban; Tát Ngà...


Nếu xét trên mặt bằng chung, thì trong thời gian qua huyện luôn có sự phân bổ đồng đều các chương trình, dự án, mô hình rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và nhất là nhu cầu của cơ sở cũng như thế mạnh của từng vùng nên nền nông nghiệp của các xã, thị trấn luôn có sự phát triển đồng đều. Còn riêng đối với những hộ thuộc diện nghèo thì huyện Mèo Vạc luôn có những chính sách riêng để hỗ trợ bà con sản xuất. Thời gian qua, để người nghèo có đủ điều kiện duy trì mùa vụ, đảm bảo năng suất sản lượng, huyện đã hỗ trợ hơn 28 tấn giống ngô, gồm các loại giống NK4300; DK9901 và 20 tấn giống lúa Cương ưu; Shan ưu 63; Nhị ưu 838 và trên 15 tấn giống cây đậu tương Hoa kiều; DT84... Với những chương trình đã, đang triển khai của huyện Mèo Vạc không chỉ đảm bảo được công tác an sinh xã hội mà còn giúp cho bà con nông dân có một tương lai sáng ngời, cuộc sống cũng sẽ đầy đủ hơn, thêm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cũng như ổn định tư tưởng, bám đất, bám làng, giữ trọn vẹn mảnh đất biên, nơi địa đầu Tổ quốc.


NGUYỄN PHI ANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Tháng thanh niên” của tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng tỉnh
HGĐT- Các tổ chức đoàn trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện hè tới 100% cán bộ, đoàn viên, thanh niên với các nội dung như: Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, vì đàn em thân yêu...
31/08/2011
Giao ban trực tuyến toàn quốc sơ kết thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
HGĐT- Sáng 29.8, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo T.Ư thực hiện Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc sơ kết việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn 6 tháng đầu năm 2011.
30/08/2011
Một cháu bé tật nguyền rất cần được giúp đỡ
HGĐT- Dịp khai giảng năm học mới 2011 - 2012, chúng tôi được đến dự Lễ khai giảng tại cụm trường Mầm non, Tiểu học và Phổ thông dân tộc bán trú xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn.
09/09/2011
Một cặp vợ chồng có 5 người con bị câm, trong toàn xóm có 10 người bị câm
HGĐT- Đến Khuổi Niềng, một xóm hạ sơn của xã Kim Linh (Vị Xuyên) với dân số gần 100% là đồng bào Dao. Xóm có 32 hộ dân với 187 nhân khẩu. Trong khi cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, thì có 4 gia đình ở đây phải chịu cảnh thiệt thòi khi trong nhà họ có đến 10 người bị câm. Gia đình có nhiều người câm nhất là gia đình ông Triệu Kim Mình, dân tộc Dao. Vợ chồng ông Mình đẻ rất
08/09/2011